Vụ vượt rào tắm miễn phí: Nên xử phạt Công viên nước Hồ Tây?

22/04/15, 08:00 Tin Tổng Hợp

“Công viên nước Hồ Tây là một tổ chức về vui chơi, giải trí phải kiểm soát được tình hình nhưng họ lại không thể kiểm soát được để xảy ra sự việc đáng tiếc gây ảnh hưởng xấu tới xã hội”.

Ngày 20/4, Infonet đã đăng ý kiến của ThS Đặng Thanh Vân cho rằng không nên cười cợt những người trèo rào vào Công viên nước tắm miễn phí . Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TpHCM) lại cho rằng cần lên án để không xảy ra chuyện đáng “xấu hổ” như vậy.

Đám đông thanh niên vây quanh cô gái (ảnh: Zing.vn)

Thưa luật sư, qua theo dõi vụ việc tại Công viên nước Hồ Tây, luật sư có cảm nhận như thế nào?

Tôi cảm thấy ý thức của rất nhiều bạn trẻ còn rất thấp, hùa theo đám đông và tôi có phần cảm thấy xấu hổ dù tôi là người không thực hiện hành vi này.

Xem những cảnh tượng này lúc đầu tôi không tin báo chí thông tin vì tôi không nghĩ lại có những cảnh tượng hết sức khó coi và phản cảm như vậy. Tuy nhiên, sau khi xem clip về vụ việc trên thì tôi mới tin chuyện này là có thật.

Tôi nghĩ điều này thuộc về ý thức chứ không phải nghèo đói, chưa nói đây chỉ là lĩnh vực giải trí thôi mà chúng ta đã như vậy rồi thì không biết đến miếng ăn chúng ta sẽ như thế nào? Sự việc nếu bạn bè thế giới đọc được thông tin thì chúng ta sẽ đánh mất rất nhiều hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Việc người dân trèo qua cổng để vào tắm miễn phí, nhìn từ góc độ pháp luật có thể hiểu như thế nào?

Việc các bạn trẻ ngang nhiên treo qua tường rào để và tắm miễn phí khi phía Công viên nước Hồ Tây đã không cho phép cho thấy ý thức chấp hành nội quy nơi công cộng của các bạn trẻ còn rất hạn chế. Các bạn ấy chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, sở thích cá nhân mà không nghĩ đến lợi ích tập thể.

Chính những hành vi thiếu ý thức này mà tùy từng tình huống phát sinh cụ thể thì các bạn ấy có thể vi phạm pháp luật.

Theo tôi hành vi của các bạn này chưa tới mức xử lý về mặt hình sự nhưng có đủ cơ sở để xử lý về mặt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử lý phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn.

Không chỉ có hành động khó coi như trèo rào, có thông tin cho rằng một số thanh niên còn sàm sỡ, lột đồ, kéo phụ nữ xuống nước… Nếu có việc như vậy, có vi phạm pháp luật không?

Theo thông tin báo chí cung cấp thì nhìn từ góc độ pháp lý những người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử lý phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn. Bởi những bạn trẻ này đã có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm các cô gái trẻ.

Riêng những ai chủ mưu, cầm đầu lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác cũng sẽ bị xử phạt theo nghị định này. Mức phạt từ 100.000 đồng đến 3 triệu đồng tùy hành vi cụ thể.

Nếu có dấu hiệu hình sự, các thành niên có những hành động như vậy sẽ bị xử lý ra sao?

Tùy vào tính chất của hành vi của những bạn trẻ này, nếu có căn cứ những bạn trẻ này xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì họ có thể sẽ bị xử lý về mặt hình sự theo quy định Tại điều 121 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Cụ thể điều 121 quy định về Tội làm nhục người khác như sau:

“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”

Công viên nước Hà Nội là nơi xảy ra những sự kiện sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào?

Theo tôi qua vụ việc trên Công viên nước Hồ Tây là tổ chức phải chịu một phần trách nhiệm khi để xảy ra những hành vi phản cảm, gây mất trật tự an toàn xã hội như trên.

Đáng ra tình trạng này Công viên nước Hồ Tây là một tổ chức về vui chơi, giải trí phải kiểm soát được tình hình nhưng họ lại không thể kiểm soát được để xảy ra sự việc đáng tiếc gây ảnh hưởng xấu đến cho xã hội. Theo tôi nên xử phạt vi phạm hành chính Công viên nước Hồ Tây theo quy định tại Nghị định 167/2013NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về xử lý phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x