Vụ JTC: “Đánh tiếng” đòi đối tác Nhật chi 11 tỉ đồng

24/06/15, 11:45 Tin Tổng Hợp

TT – Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” tại Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Ông Trần Quốc Đông, nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty ĐSVN – Ảnh: Tuấn Phùng

Bản cáo trạng truy tố sáu bị can gồm: Trần Quốc Đông (51 tuổi, nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên giám đốc RPMU), hai nguyên giám đốc RPMU là Trần Văn Lục (57 tuổi) và Nguyễn Văn Hiếu, hai nguyên phó giám đốc RPMU là Phạm Hải Bằng (46 tuổi) và Phạm Quang Duy (40 tuổi), Nguyễn Nam Thái (38 tuổi, nguyên trưởng phòng thực hiện dự án 3 RPMU).

Các bị can đều bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng, năm 2008, Bộ GTVT phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án tuyến số 01 cho RPMU.

Năm 2009, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 01 với liên danh JKT do JTC đứng đầu. Hợp đồng có tổng trị giá hơn 2,9 tỉ yen Nhật, vốn đối ứng của phía Việt Nam hơn 320 tỉ đồng.

Do tăng khối lượng công việc thiết kế cơ bản và thiết kế kỹ thuật, JKT đề xuất thay đổi một số thông số và nội dung của dự án, dẫn đến phải chỉnh giá trị hợp đồng tư vấn tăng 7,68% (tương ứng hơn 703 triệu yen Nhật và gần 84,5 tỉ đồng).

Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, Phạm Hải Bằng nêu khó khăn của RPMU về chi phí triển khai thực hiện dự án nên được đại diện JTC đồng ý hỗ trợ.

Thực tế JTC hỗ trợ khoảng 11 tỉ đồng. Số tiền này được các bị can sử dụng vào các hoạt động liên quan đến dự án như chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại, chi nghỉ mát, thưởng ngày lễ, tết cho cán bộ nhân viên…

Việc nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng cho RPMU bị các cơ quan tiến hành tố tụng của Nhật Bản khởi tố, kiến nghị Việt Nam xác minh hành vi của các cán bộ tại RPMU.

Ông Trần Văn Lục, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt – Ảnh: Sĩ Hồ

Cáo trạng xác định từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, Phạm Hải Bằng trực tiếp hoặc chỉ đạo Phạm Quang Duy, Nguyễn Nam Thái nhiều lần nhận tiền của JTC. Theo tài liệu điều tra của Nhật Bản là 15 lần. Số tiền nhận được đều là yen Nhật, Duy hoặc Thái đổi ra tiền Việt được 11 tỉ đồng.

Việc giao nhận tiền diễn ra tại trụ sở RPMU hoặc văn phòng JKT tại Hà Nội. Trong tổng số 11 tỉ đồng đã nhận, Phạm Hải Bằng quản lý và sử dụng 4,8 tỉ đồng, Nguyễn Nam Thái quản lý và sử dụng 3,4 tỉ đồng.

Số tiền còn lại 2,8 tỉ đồng được chuyển cho Duy nhưng sau đó Duy lại đưa cho Thái để cùng cán bộ phòng 3 sử dụng (tổng cộng có 26 nhân viên của phòng 3 nhận số tiền 806 triệu đồng).

Việc nhận tiền không được RPMU đưa vào sổ sách. Quá trình nhận và chi tiền đều báo cáo giám đốc RPMU qua các thời kỳ nhưng các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu không có chỉ đạo gì, thậm chí còn hưởng lợi.

Điển hình như tết năm 2010, Phạm Hải Bằng đưa cho Trần Văn Lục 100 triệu đồng, dịp tết 2010, 2011 Bằng đưa cho Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, tết 2014 đưa cho Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng. Khi vụ án được khởi tố, các bị can đã nộp lại một phần tiền gồm 1,765 tỉ đồng và 7.000 USD.

Cáo trạng cũng nêu rõ trong vụ án này còn có một số người liên quan như ông Nguyễn Hữu Bằng (nguyên chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), ông Ngô Anh Tảo (nguyên phó tổng giám đốc)…

Tuy nhiên, trong phạm vi vụ án này cơ quan chức năng mới khởi tố, điều tra hành vi trái pháp luật trong việc nhận tiền ngoài hợp đồng từ nhà thầu JTC, các nội dung khác được tách ra để xử lý sau.

MINH QUANG

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x