Vụ ám sát Kim Jong-nam: Người đàn ông bị sát hại rốt cuộc có phải là Kim Jong-nam?

23/02/17, 07:37 Chưa phân loại

Vụ án Kim Jong-nam bị ám sát đã xảy ra hơn một tuần, nhưng vẫn còn nhiều nghi vấn chưa được giải quyết, đó là: Người đàn ông bị sát hại rốt cuộc có phải là Kim Jong-nam?

F4D46E177B
Chân dung Kim Jong-nam. (Ảnh: Yonhap/EPA)

Nhìn lại những tin tức mà truyền thông Malaysia và thế giới đưa ra trong hơn 1 tuần qua, chúng ta có thể thấy rằng, cho đến nay, chính phủ hai nước Triều Tiên và Malaysia vẫn chỉ có 1 lần chính thức công khai xác nhận danh tính của ông Kim Jong-nam.

Hôm 16/2, tại một cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên “nạn nhân có phải là Kim Jong-nam không?”, Phó Thủ tướng Malaysia Zahid Hamidi đã trả lời rõ ràng: “Khẳng định là đúng”.

Theo lý thuyết, Phó Thủ tướng Chính phủ là đã có đủ thẩm quyền, hơn nữa ông Zahid cũng kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lực lượng cảnh sát là thuộc quyền của ông, bởi vậy danh tính của Kim Jong-nam được xác định hẳn là không phải nghi ngờ.

Nhưng vấn đề ở chỗ, trong các cuộc họp báo thường kỳ sau đó để công bố tin tức về vụ án, ông Zahid và phía cảnh sát trong một số trường hợp lại không trả lời đầy đủ các câu hỏi của phóng viên.

Tiếp theo hãy “lật ngược” lại các sự kiện để xác nhận khả năng này.

Trong buổi họp báo hôm 19/2 của Malaysia, Phó Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia, ông Noor Rashid khi nói về danh tính của nạn nhân, đã nói: “Không có người thân nào đến xác nhận cho chúng tôi biết nạn nhân là Kim Jong-nam”.

Vậy câu hỏi là, làm thế nào để có thể chứng minh rằng “Kim Jong-nam là Kim Jong-nam” đây?

Có 3 cách để xác minh:

Thứ nhất, phía chính phủ Triều Tiên phải gửi công văn để xác nhận danh tính của Kim Jong-nam

Hệ thống đăng ký hộ khẩu ở Triều Tiên rất nghiêm ngặt, mỗi người dân Triều Tiên có một thẻ căn cước duy nhất. Các thông tin trên thẻ căn cước bao gồm tên, giới tính, nghề nghiệp, nơi sinh, tình trạng hôn nhân, số chứng minh…

image
Ông Kim Jong-nam đã từng đi đến Nhật Bản vào năm 2001 và sử dụng hộ chiếu giả mạo của Dominica. (Ảnh: Reuters)

Cảnh sát Malaysia không phát hiện thấy thẻ căn cước trên người nạn nhân, nhưng đã tìm thấy một hộ chiếu ngoại giao, cho thấy nạn nhân có tên là “Kim Chol”. Ở Triều Tiên, không có nhiều người có hộ chiếu ngoại giao, vậy nên thông qua thông tin trên hộ chiếu là không khó để tìm ra danh tính của “Kim Chol”.

Ví dụ, cục cấp phát hộ chiếu xuất nhập cảnh Triều Tiên, hoặc bộ ngành quản lý hộ tịch Triều Tiên có thể bắt đầu một cuộc điều tra “xác minh Kim Chol là Kim Jong-nam, anh trai của lãnh đạo Kim Jong-un”…

Tuy nhiên, theo tình hình hiện tại, cách này e rằng không thực hiện được.

Sau khi xảy ra vụ ám sát ông Kim Jong-nam, phía chính phủ Triều Tiên chỉ biểu đạt 2 lần động thái, đều là qua Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia, ông Kang Chol nói miệng lại. Trong tuyên bố đầu tiên hôm 17/2 qua cuộc phỏng vấn với truyền thông, ông Kang Chol hoàn toàn không nhắc đến cái tên Kim Jong-nam; trong một tuyên bố 3 ngày sau đó, ông Kang Chol nói rằng ông Zahid khẳng định “Kim Chol là Kim Jong-nam” là một tuyên bố “vô căn cứ”.

ejZWbr-20170222-quan-he-malaysia-trieu-tien-cang-thang-sauvu-an-kim-jong-nam
Đại sứ Triều Tiên, ông Kang Chol trả lời truyền thông. (Ảnh: Reuters)

Theo thông lệ ngoại giao, người thân của lãnh đạo tối cao của quốc gia bị ám sát, với một sự kiện lớn như vậy, hai lần phát ngôn của ông Kang Chol không thể là không có chỉ thị của giới cấp cao Triều Tiên.

Do đó, thông qua chính phủ Triều Tiên phát hành văn kiện chính thức xác minh “Kim Chol là Kim Jong-nam” là việc gần như không thể.

Thứ hai, xét nghiệm mẫu ADN

Đây là phương pháp khoa học đáng tin cậy nhất, cũng là cách được phía Malaysia ưu tiên nhất.

Tại cuộc họp báo hôm 19/2, ông Noor Rashid nói: “Thi thể phải được nhận dạng. Người đủ tư cách nhất để nhận dạng thi thể là người thân của ông ấy”.

“Chúng tôi cũng sẽ xác minh lại thông qua các cách thức khoa học, vì vậy điều quan trọng là các thành viên gia đình thân cận phải xuất hiện và trợ giúp chúng tôi trong quá trình nhận dạng dựa trên các thủ tục pháp lý theo luật pháp Malaysia”, ông Noor Rashid cho biết thêm.

Hôm 21/2, có rất nhiều kênh truyền thông đưa tin rằng con trai của ông Kim Jong-nam là Kim Han-sol đã đi chuyến bay từ Macau đến Malaysia, còn có video cho thấy Kim rời khỏi sân bay.

Tuy nhiên, trong video Kim Han-sol đội mũ, đeo khẩu trang, từ ngoại hình không đủ để chứng minh đó xác thực là Kim Han-sol.

14877560223856

Tờ “China Daily” của Malaysia hôm 22/2 đưa tin rằng người nhà ông Kim Jong-nam vẫn chưa đến Malaysia. Thông tin này được xác nhận từ Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia Tan Sri Khalid Abu Bakar.

Đến chiều 22/2, Bộ Y tế Malaysia đã tổ chức một cuộc họp báo tại Kuala Lumpur cho biết, kết quả khám nghiệm tử thi ngay bây giờ chưa được công bố ra ngoài, nguyên nhân cái chết chưa xác định.

Tuy nhiên, đối với việc nhận dạng ADN, còn có một nghi vấn:

Phó Tổng thanh tra cảnh sát Malaysia, ông Noor Rashid hôm 19/2 đã nói, người thân của nạn nhân khi đến nhận xác trước hết phải chứng minh danh tính, sau khi được cảnh sát xác minh danh tính mới có thể tiến hành bàn giao thi thể. Nói cách khác, nếu Kim Han-sol đến, đầu tiên anh ấy phải chứng minh mình là con trai của ông Kim Jong-nam. Vậy câu hỏi là, ngay cả bây giờ “Kim Jong-nam là ai” còn chưa có cách nào xác minh, làm thế nào để chứng minh Kim Han-sol là con trai của Kim Jong-nam?

Thứ ba, phương pháp sinh trắc học khác

Nếu phía chính phủ Triều Tiên đã không ra mặt để xác nhận “Kim Chol là Kim Jong-nam”, người thân ông Kim Jong-nam cũng không đến Malaysia, vậy làm thế nào để có thể chứng minh danh tính của ông Kim Jong-nam?

Còn có thể được xác nhận bởi một loạt các phương pháp khoa học khác.

Chẳng hạn như phân tích nhận dạng khuôn mặt. Thông qua phần mềm máy tính, các thông tin cơ bản của khuôn mặt, như vị trí, tỷ lệ và kích thước của mắt, mũi, miệng, v.v.. vẽ ra các hình dạng khuôn mặt, sau đó so sánh các hình ảnh.

Nhưng cách làm này không tuyệt đối, bởi vì khuôn mặt của một người có thể thay đổi. Hơn nữa, nếu lúc ông Kim Jong-nam thiệt mạng béo hơn hoặc gầy hơn so với trước đây, sẽ làm gia tăng độ thiếu chính xác. Vậy nên, phương pháp này thường được sử dụng để hỗ trợ xác minh danh tính của một người nào đó.

Ngoài việc phân tích nhận dạng khuôn mặt, còn có một số công nghệ sinh trắc học như dấu vân tay, quét tròng mắt…

Chúng ta biết rằng, khả năng hai người có dấu vân tay và quét tròng mắt giống nhau là rất ít, vậy nên nhận dạng bằng cách này là chính xác rất cao.

Theo cảnh sát Malaysia, nếu sau thời hạn 2 tuần, nếu người thân nạn nhân không xuất hiện thì họ sẽ có biện pháp khác. Còn về sử dụng biện pháp nào, chỉ có Malaysia biết.

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

    Thiền sư và người vợ thứ 7 của Tô Đông Pha

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

x