Vụ ám sát Boris Nemtsov giống ‘kịch bản của Mỹ’
(PLO) – Chuyên gia người Mỹ Mike Whitney nhận định, quyết tâm mạnh mẽ của Nga trong việc bảo vệ các lợi ích quốc gia và thúc đẩy trật tự thế giới đa cực đã thách thức và “thổi bùng lên” ngọn lửa tham vọng Washington thiết lập lại trật tự thế giới đơn cực.
Trong bài diễn văn nổi tiếng của thủ tướng Nga Vladimir Putin tại hội nghị an ninh Munich lần thứ 43 diễn ra vào tháng 2 năm 2007, ông Putin đã phê bình đường lối của chính sách ngoại giao Mỹ, trong đó đưa ra các phân tích kĩ lưỡng về các hậu quả tàn phá của các chính sách can thiệp của Mỹ và các tác động tiêu cực của nó lên vấn đề an ninh toàn cầu.
Tổng thống Putin cũng đã phản đối kịch liệt mô hình trật tự thế giới đơn cực – đó là điều không thể chấp nhận được và nó đối lập với các giá trị cốt lõi của nền văn minh hiện đại. Ông Putin đã cảnh báo và cam kết tiến tới xây dựng thế giới đa cực.“Trật tự này thật sự nguy hiểm không chỉ cho các quốc gia nằm trong hệ thống (của Mỹ – NV) này mà còn đối với chủ quyền quốc gia khác. Nó hủy hoại một quốc gia từ bên trong”. Tổng thống Nga ông Vladimir Putin trong chuyến viếng thăm Belarus Nhà báo – chuyên gia luật pháp quốc tế Mike Whitney nhấn mạnh, tổng thống Putin đã khiến cho các nhà làm chính trị của Mỹ “sốc nặng”. Mike Whitney nhận xét: “Bây giờ, họ đã biết rằng ông Putin sẽ không bao giờ chịu rơi vào vòng điều khiển của Washington”
Quyết tâm mạnh mẽ trong việc theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập của Nga được xem như là một “tội ác không thể tha thứ” đối với nước Mỹ và đặt ra nhiều thử thách đối với siêu cường Mỹ. Đến bây giờ, Whitney cho rằng cái chết của đại diện phe đối lập, Boris Nemtsov là một phần của âm mưu thay đổi chế độ cầm quyền, thúc đầy bất ổn trong xã hội và làm chính phủ mất ổn định, điều này 'giống như kịch bản của Mỹ'. Washington cũng đã từng làm hành động tương tự để gây sức ép lên Venezuela, Cuba, Iran, Syria và nhiều nước khác nữa để cho các nước làm theo chỉ thị của Nhà Trắng. Cho tới bây giờ, Mỹ đã đưa ra các dấu hiệu sẽ giải quyết các “vấn đề nước Nga” bằng các biện pháp “rắn mềm” khác nhau, bao gồm cả việc cấm vận kinh tế, hậu thuẫn đảo chính ở Ukraine, âm mưu “phá” giá dầu, tấn công vào đồng Rúp và một “cuộc chiến ủy nhiệm” ở khu vực miền Đông Ukraine.
Ông Whitney đưa ra ý kiến cho rằng Mỹ thực hiện nhiều chiến dịch nhằm hạ bệ uy tín Tổng thống Nga và chêm vào khoảng cách giữa Nga với các nước láng giềng châu Âu nhằm mục đích khuấy động hệ thống chính trị của Nga.
Mike Whitney cho biết “hiện nay lầu Năm Góc có dự định đưa 600 lính nhảy dù vào Ukraine để “huấn luyện Vệ Quốc quân của Ukraine” một chuỗi những hành động vi phạm về tư tưởng của Minsk 2 và các hành động này đòi hỏi đáp trả thích đáng từ điện Kremlin”. Ông còn nhấn mạnh: “Mỹ sẽ không chùn bước trừ phi đạt được mục đích”.
Nhật Anh |
Theo Pháp luật TPHCM