Vòng luẩn quẩn về biên chế và tăng lương ở Việt Nam

24/10/14, 15:10 Kinh tế

Tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế nhiều, tham nhũng không giảm mà lại gia tăng, muốn nâng lương cán bộ, công chức thì không biết lấy tiền ở đâu… là một trong số những câu chuyện thường được các vị đại biểu Quốc Hội đề cập đến trong các cuộc họp nhưng không thể giải quyết.

Rất nhiều sáng kiến được đưa ra. Cái nào thấy cũng đúng cũng nên làm cả nhưng lại không triển khai được. Đây chính là một trong những đặc trưng của hệ thống chính trị – hành chính Việt Nam.

Ông Bùi Sĩ Lợi

Trao đổi với báo chí ngày 22/10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi cho biết, muốn tăng lương trước hết phải cải cách bộ máy nhà nước, giảm biên chế để phân định rõ khu vực công chức nhà nước. Còn khu vực đơn vị công, đơn vị sự nghiệp thì nhanh chóng chuyển sang hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Mấy chục năm qua, ít nhất cũng có vài đợt giảm biên chế, tuy nhiên tất cả các đợt giảm biên đều không đạt được mục tiêu, kết quả đề ra mà Nhà nước còn mất một khoản chi đáng kể từ ngân sách.

Ðiển hình là đợt tinh giảm biên chế theo Nghị định số 132, ngày 8/8/2007 của Chính phủ. Sau 5 năm thực hiện, tính đến hết năm 2012 cả nước có 67.389 người nghỉ thuộc diện “tinh giảm biên chế”, thì có tới 61.018 người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm hơn 90,5%). Ðến năm 2013 số lượng biên chế không những không giảm, mà còn tăng thêm 20%, làm cho bộ máy ngày càng phình to.

Theo Bộ Nội vụ, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình trạng nể nang, ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức, bộ máy và biên chế hiện tại. Chính những cái này đang làm cho hệ thống hành chính của Việt Nam mang dấu ấn của một hệ thống hành chính “quan hệ”.

Văn kiện Đại hội XI đã ghi rõ: “Nhà nước chỉ tổ chức cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho xã hội mà khu vực kinh tế tư nhân chưa làm được hoặc không muốn làm”. Trên thực tế, chưa có một Bộ, một tỉnh nào  áp nguyên tắc này vào thực tế để xem việc gì cần làm, việc gì không, còn lại để khu vực tư nhân và xã hội tự lo. Nguyên tắc này cần được thực sự áp dụng để xét xem doanh nghiệp nhà nước nào thực sự cần tồn tại, doanh nghiệp nào nên giải thể, nhiều đại biểu Quốc hội đề đạt.

Tổng Hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x