Việt Nam tăng sức mạnh quân sự, báo Trung Quốc liên tục bực bội vô cớ

08/06/15, 10:00 Tin Tổng Hợp

(GDVN) – Việt Nam sẽ nhận được thêm nhiều tàu chiến mới, sẽ đa dạng hóa nguồn cung vũ khí, tránh để trứng vào một giỏ, có thể giáng đòn chí mạng đối với kẻ thù.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Lớp Molniya rất thích hợp với Biển Đông, có thể sở hữu 15 chiếc

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 7 tháng 6 đưa tin, Việt Nam vừa tiếp nhận 2 tàu tên lửa lớp Molniya, 2 tàu mới này có hệ thống động cơ và vũ khí tiên tiến hơn so với tàu chiến cùng loại đã có của Hải quân Việt Nam.

Báo Trung Quốc vô cớ bày tỏ lo ngại đặt câu hỏi: Việt Nam liên tiếp “ra tay” trong mua sắm tàu chiến, rốt cuộc muốn tăng cường sức mạnh ở phương diện nào và triển khai ở vùng biển nào?

Theo bài báo, kích cỡ của 2 tàu tên lửa Molniya tương tự tàu Molniya trước đó, đều là tàu chiến hạng nhẹ dài khoảng 50m, lượng giãn nước khoảng 500 tấn.

Hai tàu chiến đều trang bị 4 hệ thống bắn tên lửa chống hạm 4 nòng, mang theo 16 quả tên lửa Uran-E, tính năng tương tự tên lửa Harpoon của Mỹ, tầm bắn khoảng 130 km.

Ngoài ra, tàu tên lửa còn trang bị 2 pháo AK-630M 30 mm với 6 nòng, mỗi phút có thể bắn 4.000 – 5.000 viên, 1 khẩu pháo AK-176M 76 mm với 1 nòng, có thể tấn công các mục tiêu trên biển, trên đất liền và trên không. Việt Nam cho biết, loại tàu chiến này có thể chống gió to tốc độ 75 km/giờ, có thể chạy trên biển 10 ngày liên tục.

2 tàu chiến này do Nhà máy đóng tàu Ba Son chế tạo. Việt Nam sẽ chế tạo tổng cộng 6 tàu tên lửa lớp Molniya, trước đó đã bàn giao 2 chiếc vào tháng 7 năm 2014, số hiệu là HQ377 và HQ378.

Tàu chiến này sử dụng công nghệ Nga, hai bên đã ký kết thỏa thuận chuyển nhượng công nghệ vào năm 2009. Hải quân Việt Nam sẽ nhận được 2 chiếc tàu chiến loại này cuối cùng vào quý 2 năm 2016.

Khả năng và nhiệm vụ

Theo thông tin công khai, tàu tên lửa lớp Molniya sẽ thực hiện các nhiệm vụ như tấn công, hộ vệ và trinh sát trên biển, có thể độc lập tiêu diệt các tàu địch như tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu nhỏ.

Về tính năng, tàu tên lửa lớp Molniya là vũ khí phòng ngự biển gần điển hình, hỏa lực chống hạm đặc biệt mạnh, nhưng năng lực phòng không rất yếu, hơn nữa hành trình rất ngắn, không thích hợp cho tác chiến biển xa.

Nhưng, loại tàu chiến này có hỏa lực phóng loạt kinh người, hơn nữa số lượng trang bị của Việt Nam tương đối nhiều. Ngoài 6 tàu cùng loại tự chế tạo, Việt Nam còn có quyền ưu tiên chế tạo tiếp 4 chiếc.

Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hải quân Việt Nam nhận bàn giao 2 tàu tên lửa HQ 379 và HQ 380 lớp Molniya

Trước đó, Việt Nam đã trang bị 5 tàu lớp Molniya Type 1241.8. Về số lượng, tàu lớp Molniya sẽ trở thành tàu chiến chủ lực của Hải quân Việt Nam.

Theo bài báo, những năm gần đây, Việt Nam đã gia tăng mức độ xây dựng hải quân, tiến hành hợp tác với cả Nga và Nhật Bản. Ngoài tàu chiến mặt nước, Việt Nam đã sở hữu 3 tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo, còn 3 chiếc chưa bàn giao.

Gần đây, Việt Nam mở rộng hơn hợp tác quốc phòng với Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter vừa thăm Việt Nam và tuyên bố, Washington sẽ cung cấp 18 triệu USD cho Hà Nội để giúp Việt Nam mua tàu tuần tra Metal Shark do Mỹ chế tạo.

Tháng 10 năm 2014, Chính phủ Mỹ tuyên bố, Mỹ sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để giúp Việt Nam tăng cường an ninh trên biển. Điều này có nghĩa là từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc gần 40 năm qua, Mỹ sẽ lần đầu tiên xuất khẩu vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đối với năng lực tổng thể của Hải quân Việt Nam, báo chí bình luận cho rằng, trang bị của Hải quân Việt Nam có màu sắc tác chiến biển gần mạnh, rất thích hợp cho sử dụng ở khu vự hạn chế như Biển Đông.

Chuẩn bị nhận thêm 2 tàu hộ vệ tiên tiến

Nếu nói tàu tên lửa lớp Molniya có kích cỡ quá nhỏ, vẫn không thể gây chú ý quá nhiều, một loại tàu chiến khác mà Việt Nam sắp nhận được chắc chắn có thể gây thu hút hơn.

Theo mạng quân sự sina ngày 7 tháng 6, tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là phiên bản xuất khẩu của tàu hộ vệ Gepard, Việt Nam đã sở hữu 2 chiếc, lượng giãn nước gần 2.000 tấn, dài khoảng 100 m.

Tàu này trang bị 2 hệ thống bắn tên lửa hạm đối hạm SS-N-25 (KH-35) 4 nòng, 1 hệ thống bắn tên lửa hạm đối không SA-N-4 với 2 nòng, có 20 quả tên lửa. Ngoài ra còn có pháo, thiết bị phóng thủy lôi và thiết bị đối kháng điện tử.

Cuối tháng trước, hãng tin RIA Novosti Nga dẫn lời nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Nga cho biết, nhà máy này đã chế tạo xong 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 mới cho Hải quân Việt Nam, sẽ bàn giao cho Việt Nam sau khi lắp vũ khí.

Tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ HQ-012 và Đinh Tiên Hoàng HQ-011 của Hải quân Việt Nam

So với 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 đã có, 2 tàu mới của Việt Nam sẽ lắp ống phóng ngư lôi và đạn săn ngầm, hệ thống nhận dạng địch-ta và hệ thống động lực cũng được cải thiện.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 là tàu chiến cỡ lớn tiên tiến nhất của Việt Nam. Truyền thông cho biết, nó là tàu tác chiến biển gần điển hình, vũ khí trang bị tương đối toàn diện, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chống hạm, săn ngầm biển gần, hỏa lực chống hạm và hỏa lực phòng không tầm gần khá mạnh.

Hạn chế của nó là ở năng lực phòng không, tàu lớp Gepard cũng chỉ có thể tiến hành phòng không tự thân ở cự ly gần.

Năm 2006, Việt Nam bỏ ra 350 triệu USD để mua 2 tàu hộ vệ lớp Gepard, hiện nay trang bị cho vùng 4 hải quân có bộ tư lệnh ở vịnh Cam Ranh, số hiệu đơn vị là lữ đoàn 162 hải quân.

Căn cứ vịnh Cam Ranh trấn giữ khu vực xung yếu từ eo biển Malacca đến eo biển Bashi, cách quần đảo Trường Sa tương đối gần, là căn cứ bảo đảm hậu cần chủ yếu tiến hành tiếp tế vật tư và thay phiên nhân viên đối với lực lượng đóng trên các đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Quân đội Việt Nam.

Theo bài báo, 2 tàu hộ vệ lớp Gepard mới của Việt Nam đã sử dụng nhiều công nghệ tàng hình hơn, đồng thời còn có thể chở máy bay trực thăng.

Chuyển hướng phương Tây: đa dạng hóa nguồn cung

Trên trang mạng quân sự sina còn dẫn nguồn tin tiết lộ, Việt Nam đang thảo luận hợp đồng mua sắm vũ khí với các ông trùm quốc phòng của Mỹ và các nước châu Âu, dự định nhập khẩu máy bay quân dụng tiên tiến, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tuần tra trên biển.

Những doanh nghiệp Âu-Mỹ này bao gồm công ty Boeing và công ty Lockheed Martin Mỹ, công ty máy bay chiến đấu châu Âu, công ty Saab Thụy Điển.

Hãng tin Reuters Anh ngày 5 tháng 6 dẫn những nguồn tin này cho biết, vài tháng trước, các công ty trên cử đại diện nhiều lần tới Việt Nam. Vũ khí được bàn tới bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến Gripen-E do Saab sản xuất và máy bay 2 động cơ Type 340 hoặc Type 2000 của Saab, có thể dùng cho tuần tra và cảnh báo sớm trên biển.

Tàu ngầm thông thường chạy êm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam

Phía Việt Nam còn muốn mua sắm máy bay chiến đấu Typhoon của công ty máy bay chiến đấu châu Âu.

Nội dung bàn bạc của Công ty Lockheed Martin và phía Việt Nam là máy bay tấn công chiến đấu hạng nhẹ F/A-50 và máy bay tuần tra trên biển Sea Hercules.

Công ty Boeing dự định bán một loại máy bay trinh sát trên biển, lấy một loại máy bay phản lực thương mại làm nền tảng, trang bị công nghệ giám sát của máy bay tuần tra trên biển P-8 mới nhất của Quân đội Mỹ, chỉ có điều loại bỏ năng lực săn ngầm.

Việt Nam còn tìm kiếm mua sắm máy bay không người lái của các nước phương Tây hoặc châu Á để giám sát biển.

Công ty Boeing cho biết, có thể cung cấp “phương tiện tình báo, theo dõi và trinh sát” cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và các công ty quốc phòng khác chưa đưa ra xác nhận hoặc từ chối đưa ra phản hồi.

Theo bài báo, từ lâu Việt Nam chủ yếu mua sắm vũ khí trang bị từ Liên Xô hoặc Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Su-30, tàu ngầm lớp Kilo.

Một nhà thầu quốc phòng phương Tây cho biết, Việt Nam muốn tiếp tục nâng cấp máy bay chiến đấu không quân, đào thải trên 100 máy bay chiến đấu MiG-21 cũ, đồng thời giảm lệ thuộc vào vũ khí Nga, chuyển sang tìm kiếm sự trợ giúp của phương Tây.

“Có dấu hiệu cho thấy, Việt Nam muốn giảm lệ thuộc vào Nga. Quan hệ hữu nghị ngày càng ấm lên giữa họ với Mỹ và châu Âu sẽ có lợi cho họ thực hiện hy vọng” – nhà thầu này nói.

Tháng 10 năm ngoái, Mỹ tuyên bố, sẽ hủy bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Ngày 1 tháng 6 năm nay, tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã ký kết “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” với Việt Nam, muốn tiếp tục tăng cường quan hệ quốc phòng hai nước.

Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù quan hệ Việt-Mỹ ấm lên, nhưng do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh trước đây, Việt Nam vẫn cảnh giác với Mỹ, không sẵn sàng lệ thuộc quá mức vào vũ khí do Mỹ chế tạo. Trưởng phòng châu Á của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Tim Huxley cho rằng, tâm lý này có thể đem lại cơ hội cho các nước châu Âu.

Máy bay chiến đấu JAS-39NG Gripen Thụy Điển. Brazil đã ký kết hợp đồng mua 36 chiếc với Thụy Điển, có chuyển giao công nghệ để Brazil tự chế tạo.

Đối phó bành trướng

Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 7 tháng 6 dẫn lời chuyên gia Biển Đông Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia cho rằng, Việt Nam đã sở hữu các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 do Nga sản xuất, nhưng lực lượng không quân của nước này cần nâng cấp.

Căn cứ vào số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm Thụy Điển, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam năm 2013 là 3,4 tỷ USD. Nhà nghiên cứu Ian Storey của Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng, trước việc Chính phủ Trung Quốc gây sức ép với Nga yêu cầu họ giảm bán vũ khí cho Việt Nam, Việt Nam muốn giảm lệ thuộc vào Nga về quân sự.

Trung Quốc đã nhiều lần phản đối Nga bán vũ khí cho Việt Nam như phản đối bán tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa hành trình Club trang bị cho tàu ngầm… Đây là những hành động vô lý của Trung Quốc – PV.

Ian Storey nói: “Mặc dù Việt Nam biết quân đội của họ luôn không đuổi kịp Trung Quốc về quân số và vũ khí, nhưng hải quân và không quân mạnh có thể cung cấp cho họ khả năng răn đe hạn chế, trong trường hợp bất đắc dĩ có thể giúp họ có năng lực đánh hộc máu mũi (bọn bành trướng lãnh thổ) Trung Quốc trong chiến tranh”.

Hãng tin Reuters Anh ngày 5 tháng 6 cho rằng, Việt Nam đã có 3 tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga chế tạo, cũng đã đặt mua 3 chiếc khác. Nếu lực lượng không quân được tăng cường, Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự mạnh nhất Đông Nam Á.

Theo bài báo, Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền, kim ngạch thương mại giữa hai nước gần 60 tỷ USD, nhưng Việt Nam từ lâu đã giữ cảnh giác với Trung Quốc, đặc biệt là về tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Theo hãng tin Reuters Anh ngày 2 tháng 6, rất nhiều chuyên gia cho rằng, gần đây, Việt Nam đã tăng cường quan hệ quốc phòng và ngoại giao với Nhật Bản, Philippines và Mỹ, báo hiệu Việt Nam quyết định đối phó với thái độ ngày càng cứng rắn của Trung Quốc sau khi nổ ra xung đột gay gắt với Bắc Kinh trong năm 2014.

Như vậy, báo chí Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm tới xây dựng hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, lo sợ Việt Nam mạnh lên sẽ cản trở họ áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” tham lam, lố bịch và bất hợp pháp – PV.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Hàn Quốc

Việt Nam chắc chắn sẽ mua vũ khí trang bị đầy đủ và hiện đại để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình, điều này không phải bàn cãi. Nhưng chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, là chống lại bành trướng lãnh thổ, chứ Việt Nam sẽ không tấn công vô cớ bất cứ nước nào – PV.

Mặc dù truyền thông phương Tây đã bình luận rất nhiều như trên, tuy nhiên, Việt Nam sẽ dựa trên nhu cầu của mình để cân nhắc, mua sắm phù hợp. Đa dạng hóa nguồn cung vũ khí là một xu thế tất yếu, có tính cạnh tranh, có lợi cho Việt Nam, nhất là về mặt chuyển giao công nghệ quân sự – PV.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x