Vì thu phí, dân phải đi bộ ở lòng đường

29/05/15, 15:15 Tin Tổng Hợp

(HQ Online)- Đó là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) trong phiên họp tổ của Quốc hội về dự án Luật Phí và lệ phí sáng nay, 29-5.

ĐB Bùi Đức Thụ phát biểu tại tổ sáng nay. Ảnh T.Th.

Bỏ một số loại phí để dân đỡ khổ

Góp về về một số phí, lệ phí, ĐB Trần Văn cho rằng, hiện có nhiều loại phí như phí lòng đường, chợ, vỉa hè trông giữ xe… tuy nhiên, trong Luật về thẩm quyền ban hành các loại phí, lệ phí chưa rõ khoản nào của Trung ương, khoản nào của địa phương để được thống nhất thực hiện.

Thu hẹp danh mục phí, lệ phí

Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí gồm 73 loại phí và 42 loại lệ phí, nay sắp xếp lại chỉ còn 51 loại phí và 39 loại lệ phí.

Phí và lệ phí đã tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Năm 2012: 29.112 tỷ đồng, bằng 3,9% tổng thu NSNN; năm 2013: 31.271 tỷ đồng, bằng 3,8% tổng thu NSNN; năm 2014: 33.271 tỷ đồng, bằng 3,99 tổng thu NSNN.

Theo ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng, nguồn thu từ phí, lệ phí là nguồn thu tương đối của NSNN, chiếm từ 3-4% tổng thu, tuy nhiên theo ĐB vẫn còn thất thu nhiều vì có nhiều khoản chưa rõ ràng.

Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí gồm 73 loại phí và 42 loại lệ phí, nay sắp xếp lại chỉ còn 51 loại phí và 39 loại lệ phí. Tuy nhiên, theo ĐB phải làm rõ thế nào là phí và lệ phí, “vì hiện khái niệm này còn khó hiểu và ranh giới chưa rõ ràng”

“Khi nào quy định thế nào là giá dịch vụ, phải rõ ràng vì dễ gây nhầm lẫn. Phân cấp rồi nhưng còn tràn lan, gây thất thu rất nhiều. Vỉa hè tiền của quốc gia, mục đích là đi bộ và làm đẹp mỹ quan đô thị nhưng nay cho bán hàng quán, trông xe, thu lệ phí của người dân. Thu phí của người bán hàng doanh thu cao thì đã đành, nhưng bà con có con cua con cá, quả bầu, quả bí hái bán cũng thu của người ta”, ĐB Trần Ngọc Vinh bức xúc.

Những bất cập cũng được ĐB Trần Ngọc Vinh nêu. Theo ông, phí là cung cấp dịch vụ mới đc thu phí, “nhưng anh có cung cấp dịch vụ đâu, đấu thầu trông xe ở bệnh viện, cơ sở vật chất của Nhà nước, nhưng sử dụng để thu phí thế này, sẽ gây thất thu, hoặc lợi ích rơi vào một nhóm hay cá nhân, gây mất công bằng xã hội”.

Do đó, ĐB đề nghị dự thảo Luật phải quy định thật chặt chẽ, “cái nào không đáng thì bỏ, nhập nhèm là dân khổ và nhà nước thất thu”.

Mở rộng các loại phí, lệ phí, sẽ tạo gánh nặng cho dân

Đó là ý kiến của Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đức Thụ (ĐBQH tỉnh Lai Châu). Theo ĐB, dự thảo Luật phí và lệ phí hết sức quan trọng, nhạy cảm, đụng đến quyền lợi, nghĩa vụ không chỉ Nhà nước, DN mà còn liên quan đến người dân.

ĐB Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đề nghị bỏ thu phí sử dụng lòng đường, hè phố, “vì chi phí xã hội lớn mà thu lại không đáng là bao”. Chính vì bất cập thu phí lòng đường, vỉa hè nên “hè rộng nhưng người đi bộ vẫn phải xuống lòng đường”.

Hiện tượng thu phí dày đặc trên các dự án BOT, theo ĐB Bùi Mạnh Hùng, hiện người dân chưa hài lòng. ĐB ví dụ, nếu đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương, nếu muốn lựa chọn không thu phí thì đi đường khác lâu hơn, còn lên cao tốc nhanh hơn thì phải nộp phí. Đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai cũng vậy. Tuy nhiên, nếu tuyến đường độc đạo thì được không nên sử dụng hình thức BOT.

ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên) đặt câu hỏi: Tại sao lại có lệ phí trông giữ xe đạp. Bởi vì, theo ĐB lệ phí là do Nhà nước quản lý, cơ quan quản lý Nhà nước làm dịch vụ thì thu, nhưng hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa phí và lệ phí, vì vậy phải chuẩn hóa.

Về phí trước bạ, theo ĐB, hiện nay đang áp dụng không thống nhất giữa các địa phương về mức thu. Khoản thu trước bạ nhiều địa phương là khoản thu lớn, do đó ĐB đề nghị phải cân nhắc để quy định rõ hơn.

ĐB Bùi Mạnh Hùng cho rằng, dự thảo Luật cần phải có điều khoản quy định việc ban hành danh mục. Bởi vì, theo ĐB, danh mục phí lệ phí sẽ thay đổi theo sự phát triển kinh tế- xã hội, nếu không có điều khoản quy định thẩm quyền của QH, hay Ủy ban Thường vụ QH quy định qua từng thời kỳ để xử lý phát sinh trong thực tiễn, thì “không lẽ lại sửa Luật”.

Có nên giao địa phương quyết định một số khoản phí, lệ phí?

Liên quan đến thẩm quyền, theo ĐB Đinh Văn Nhã, để tăng cường tính tự chủ, độc lập, tự chịu trách nhiệm của các địa phương, nhất là các địa phương đô thị hóa nhanh, nên cho HĐND một thẩm quyền, là được ban hành một số loại phí ngoài danh mục các loại phí mà trung ương ban hành.

“HĐND sẽ phải nghiên cứu, xem địa bàn mình có thể ban hành những loại phí gì ngoài danh mục mà trung ương ban hành. Nhưng quy định chặt, không được thu trùng, nhiều khoản phải lấy ý kiến nhân dân, không phải tùy tiện, sau đó họ sẽ giám sát việc sử dụng”, ĐB Đinh Văn Nhã nói.

Về vấn đề này, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, cần quy định rõ trong Dự thảo Luật về phân cấp cho Hội đồng nhân dân quyết định mức thu cụ thể và chế độ miễn, giảm đối với các khoản phí, lệ phí trong Danh mục phí, lệ phí do QH quyết định phù hợp với phân cấp, gắn với nhiệm vụ cụ thể của địa phương.

Tuy nhiên, có ý kiến trong Ủy ban này đề nghị bổ sung thẩm quyền cho HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyết định một số khoản phí, lệ phí ngoài Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát sinh, phù hợp với đặc điểm, điều kiện và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương.

Theo Báo Hải Quan

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x