Vì sao trẻ em Nhật vẫn đến trường khi nhiệt độ xuống mức 2 °C?

01/02/16, 08:22 Cuộc sống

Mặc dù trời lạnh đến mức cắt da cắt thịt, trẻ em Nhật Bản vẫn đến trường bình thường trong những bộ đồ mỏng tang.

Một nhóm học sinh tiểu học Nhật mặc phong phanh vẫn rất phấn khích trong chuyến tham quan vào mùa đông tại tỉnh Kagawa. (Ảnh: Rich Iwasaki)

Những ngày này, miền Bắc Việt Nam hứng chịu hiện tượng thời tiết lạnh giá cực đoan hiếm thấy trong nhiều năm qua. Nhiệt độ thường xuyên duy trì ở mức dưới 10°C. Thậm chí có nơi còn xảy ra băng tuyết, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động thường ngày của người dân. Với nhiệt độ xuống thấp như vậy, nhiều trường tiểu học đã cho các em học sinh nghỉ học để tránh rét, giữ sức khỏe.

Tuy nhiên, dù cũng đang trong tình trạng thời tiết khắc nghiệt đến vậy, trẻ em ở xứ sở mặt trời mọc vẫn đến trường như bao ngày bình thường khác. Chuyện đi học khi ngoài trời chỉ ở mức 2, 3 °C không phải là điều gì quá lạ lẫm với những em nhỏ Nhật Bản.

Mặc quần cộc trong mùa đông

Trẻ em Nhật vẫn mặc quần cộc vào mùa đông. (Ảnh: Japandave)

Nhật Bản có khá nhiều quy tắc luôn khiến người nước ngoài phải ngạc nhiên. Ví dụ, dù tuyết đang rơi nhưng cửa sổ vẫn được hé mở. Tại sao? Vì người ta tin rằng không khí trong lành sẽ khiến học sinh miễn nhiễm với bệnh tật.

Trong khi các nữ sinh trung học vẫn mặc váy và tất ngắn đến trường khi trời lạnh thì học sinh ở mẫu giáo, tiểu học thậm chí còn “kinh khủng” hơn. Các em chỉ có đồng phục áo sơ mi và quần cộc chung cho các mùa trong năm và hoạt động ngoài trời là bắt buộc. Lũ trẻ có khoảng 15 phút để vận động làm ấm người trong khi các giáo viên thì ăn vận quần áo khá ấm áp. Các trẻ em mẫu giáo đôi khi còn được gọi là lũ trẻ của gió bởi chúng có vẻ rất khỏe và chịu đựng tốt.

Ở tiểu học, các học sinh mặc độc áo sơ mi vào mùa đông sẽ được các thầy cô giáo khen ngợi. Thậm chí, một cuộc thi nho nhỏ về khả năng chịu lạnh của các học sinh cũng được tổ chức.

“Sức mạnh của tuổi trẻ không tuyệt sao?” là câu cửa miệng của các giáo viên Nhật cho vấn đề này. Các bậc phụ huynh cũng không mảy may lo lắng: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”.

Tại Nhật Bản, người dân có một niềm tin mãnh liệt vào việc cái lạnh rất tốt trong việc rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho trẻ. Thời tiết càng giá rét, các em càng phải hoạt động thể chất nhiều để tăng cường sức đề kháng. Dường như sự khác biệt duy nhất về đồng phục học sinh giữa các mùa chỉ là chiều dài của tất (phần trên đầu gối tuyệt nhiên phải để trần).

Tự đi học trong tiết trời lạnh giá

Các cậu nhóc hào hứng tham gia lễ hội khỏa thân Hadaka vào tháng 2. (Ảnh: Getty)

Nhiều người nước ngoài sốc khi thấy trẻ em tiểu học Nhật tự đến trường một mình. Đây có thể là vấn đề đáng ngại với nhiều quốc gia nhưng lại là chuyện “bình thường ở huyện” tại Nhật Bản. Các em nhỏ thường tự đi bộ trong khoảng 5km đến trường. Nếu xa hơn, học sinh có thể tự lên tàu điện ngầm để đi học.

Người dân cho rằng trẻ em nên được học cách đối mặt với thách thức và khó khăn từ khhi còn nhỏ để có thể trở nên độc lập, tự chăm sóc bản thân sau này. Do đó, dù nắng hay mưa, bão tuyết có rơi trong vòng 4 tháng đi chăng nữa thì tự đến trường là một thói quen với các học sinh tiểu học và thậm chí còn nhỏ hơn ở nước này.

Rèn luyện thân thể

Các hoạt động thể chất ngoài giờ luôn được khuyến khích. (Ảnh: Tofugu)

Hoạt động thể chất rất được coi trọng ở Nhật Bản. Các câu lạc bộ thể thao luôn thu hút sự chú ý của học sinh lẫn các bậc cha mẹ. Trong khi đó thì những tiết thể dục chú trọng tăng cường sức khỏe cho các em bằng các động tác vận động, trò chơi…

Ở nhà, học sinh cũng được khuyến khích tập luyện thể dục thể thao. Các ông bố bà mẹ ở Nhật, dù có đang trong mùa đông vẫn động viên con cái vận động ngoài giờ lên lớp hằng ngày từ khi con còn nhỏ. Kể cả chưa đầy 1 tuổi, các bé vẫn có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao. Điều kiện thời tiết các khắc nghiệt thì càng được xem là càng hữu ích cho việc rèn luyện thân thể. Các môn đi bộ, chạy bộ, leo núi là những lựa chọn thường xuyên của các bậc phụ huynh dành cho con cái.

Theo vntinnhanh.vn

 

 

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

x