Khi nào Thần linh không dám hưởng dụng đồ cúng của con người?

06/04/21, 09:47 Thế giới tâm linh

Nhiều người tin vào việc thờ cúng, thường dâng mâm cao cỗ đầy, hoa quả ngũ sắc, khói hương nghi ngút để thể hiện lòng thành kính lên vị Thần mà họ tin tưởng, mong nhận được sự bảo hộ của Thần. Nhưng sự thật là, đôi khi dù bạn có thành tâm khấn bái thì Thần linh cũng chưa chắc dám nhận, bởi bên trong còn có nguyên nhân… 

Thần Phật
Phàm là việc không hợp với tiêu chuẩn của Thần giới, thì dù bạn có cầu xin thành khẩn đến đâu Thần Phật cũng không thể giúp được. (Ảnh qua NTDTV)

Sơn Thần không dám hưởng dụng đồ cúng

Trong “Kê Thần Lục” có ghi chép một câu chuyện: Có một ông lão ở làng Viên Châu, là người thận trọng và đôn hậu, tuy gia sản giàu có nhưng không hề kiêu căng, dân làng rất kính trọng. 

Một ngày nọ, có chàng trai mặc áo choàng tím, dáng vẻ quyền quý thanh cao, mang theo không ít ngựa xe và thuộc hạ, tới nhà ông lão xin thức ăn. Ông lão vốn rất hiếu khách, liền mời chàng trai vào nhà, dọn ra rất nhiều món ngon, thậm chí còn đãi cả người hầu của chàng, không chút thiếu sót nào.

Tuy là vậy, trong lòng ông lão không khỏi thắc mắc: “Vị thiếu niên này là ai? Nếu là quý nhân trong triều đình đến thì hẳn sẽ có quan lại địa phương thu xếp cho chỗ ăn chỗ ngủ, cớ sao còn đến nhà thường như ta?” Bất giác trên mặt ông lão lộ ra vẻ hoài nghi.

Nhìn thấu được sự hoài nghi của ông lão, chàng trai nói: “Ta sẽ giải thích rõ ra cho ông yên tâm. Ta vốn là Sơn Thần ở núi Ngưỡng Sơn.”

Ông lão giật mình, vội vàng dập đầu bái lạy, rồi hỏi: “Có phải dân chúng nơi ấy không tôn kính Thần, bỏ bê việc thờ cúng, đến nỗi khiến ngài phải ra ngoài xin ăn?”

Sơn Thần đáp: “Họ thờ cúng ta không thiếu gì cả, nhưng người ở đó tâm địa bất chính, đa phần dâng lễ lên ta đều vì mục đích cầu xin tài lộc và phúc thọ. Họ không hiểu rằng phúc đức của họ không đủ, ta sao có thể cấp những thứ ấy cho họ được?”

“Phàm là việc ta không làm được thì đồ họ cúng dẫu nhiều đến đâu ta cũng không dám ăn, bởi lẽ hễ ăn của họ rồi thì xem như đã nợ họ, việc họ nhờ cậy không thoái thác được nữa. Nhưng hễ giúp họ tức là ta sẽ vi phạm Thiên quy, ắt bị Thiên đình trị tội. Bởi thế ta và các thuộc hạ đều thà bị đói cũng không hưởng dụng những thứ bất chính ấy.”

“Còn ông thì khác, ông là một ông lão phúc hậu và đáng kính, lại chưa từng cầu khẩn tham vọng gì với Thần linh, nên ta mới dám đến xin thức ăn của ông.”

Sau khi ăn xong, vị Sơn Thần đa tạ rồi từ biệt ông lão, từ đó không gặp lại nữa.

bay
Đôi khi dù bạn có thành tâm khấn bái, Thần linh của chưa chắc dám nhận lễ tế. (Ảnh qua Pinterest)

Lời kết

Rất nhiều người cầu Thần bái Phật, nhìn qua cũng vô cùng thành kính. Nhưng vì sao lại không được như ý nguyện? Là vì Thần Phật có nguyên tắc làm việc của mình. Phàm là việc không hợp với tiêu chuẩn của Thần giới thì Thần sẽ không dám làm. Vì vậy, một số người không làm việc Thiện, không tích đủ phúc đức, thì dù hằng ngày có mang lễ vật thượng hạng, sơn hào hải vị đến lễ bái, Thần Phật cũng không dám nhận và càng không đáp ứng lời cầu xin của họ.

Con người chỉ có thể tự mình làm nhiều việc tốt, tích lũy phúc và đức, thì mới nhận được sự bảo hộ của Thần Phật, còn nếu không thì Thần Phật cũng không có cách nào.

Thế Di

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x