Vì sao những người khiếm khuyết về trí tuệ lại sở hữu khả năng phi thường

10/05/17, 15:54 Tri thức

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, các bậc thiên tài từ xưa đến nay đều có một số khiếm khuyết nào đó về thể chất hay trí não, và chính khiếm khuyết này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.

Những thiên tài thường có khiếm khuyết về thể chất hay trí tuệ. (Ảnh: Provocateur)
Những thiên tài thường có khiếm khuyết về thể chất hay trí tuệ. (Ảnh: Provocateur)

Có vô số các ví dụ về trường hợp nhiều người dù bị rối loạn về trí não, nhưng lại có năng lực làm những điều phi thường; trẻ bị tự kỷ nhưng lại có khả năng tuyệt vời lắp ghép các mảnh xếp hình Logo; trẻ bị hội chứng Asperger (chậm nói) nhưng lại biết nhiều về lịch sử chính trị hơn cả người lớn; trẻ bị chứng khó đọc nhưng lại có khả năng nấu ăn tuyệt đỉnh.

Theo một thuyết được nhiều người quan tâm thì thiên tài thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.

Thuyết này lần đầu tiên được nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20. Ông đã dành nhiều thời gian để thống kê thành một danh sách “những thiên tài bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp”, trong đó có những tên tuổi lớn như Isaac Newton, Christophe Colombo, Galileo, Francis Bacon, Voltaire…

Theo nghiên cứu của Froismon thì bệnh viêm khớp thường gây ra một lượng axit uric cao trong máu. Loại axit này là tác nhân kích thích bộ óc làm việc mạnh mẽ. Thành phần của axit uric cũng tương tự như thành phần của chất Caffein và Theobromin – những chất kích thích có trong cà phê và chè.

Hiện tượng nhiều axit urric trong máu không chỉ giúp làm tăng khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thiên văn học mà còn thúc đẩy các nhà hoạt động xã hội và tài năng nghệ thuật, văn chương phát triển. Danh sách những người chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp còn có các danh họa như Michel Angelo, Rembrandt, thiên tài âm nhạc Beethoven và nhà chính trị nổi tiếng người Đức Otto Bismarck.

Một căn bệnh khác cũng được coi là có liên quan đến sự ra đời của các thiên tài là hội chứng Marfan. Bệnh này rất dễ nhận thấy: Tầm vóc người thì cao lớn nhưng thân mình lại ngắn, tay và chân cũng như các ngón đều dài quá khổ. Có người thì giống như tay… vượn, dài tới đầu gối. Mặt cũng dài nhưng dẹp như bị… nén ép từ hai bên.

Tuy thế, nhiều người “kỳ hình dị tướng” như vậy lại rất tài giỏi: Newton, nhà vật lý học lỗi lạc, nhìn vào quả táo rơi mà phát hiện ra định luật hấp dẫn; Colombo, nhà hàng hải thiên tài đã tìm ra châu Mỹ; Galileo với thuyết nhật tâm nổi tiếng…

Các nhà nghiên cứu cho rằng, có đặc trưng lạ lùng trên là do những biến thể đặc biệt của cơ thể con người dưới tác động của hội chứng Marfan gây ra. Nhiều nhà khoa học đặt giả thiết chính sự biến đổi như vậy đã mang lại cho thế giới nhiều nhân vật xuất chúng.

Tiến sỹ Gail Saltz, một bác sỹ nhi đã viết trong cuốn sách rất thú vị có tiêu đề “Năng lực khác biệt: Mối liên hệ giữa dị tật và thiên tài”, mô tả những khác biệt trong bộ não gây ra các dị tật như khó đọc, trầm cảm và tự kỷ nhưng đồng thời có thể đưa đến những khả năng sáng tạo nghệ thuật, một tâm hồn nhiều cảm xúc và khả năng vật thể hóa theo nhiều cách khác nhau.

Theo tiến sỹ Saltz, những bệnh này lại sản sinh ra một số thiên tài. Kết luận này đưa ra sau khi tiến sỹ Saltz đã tiến hành phỏng vấn hơn 50 chuyên gia trong lĩnh vực nhi khoa, phát triển trẻ em, và giáo dục cũng như các cá nhân đã phải vật lộn với những mức độ khiếm khuyết và rối loạn về khả năng học tập khác nhau nhưng đã đạt được nhiều thành tích cao.

Tiến sỹ Saltz, đã có kinh nghiệm lâm sàng nhi khoa hơn 20 năm, giáo sư thực nghiệm về y tại bệnh viện Presbyterian, và trường y Weill-Cornel khẳng định mọi người thường hay có suy nghĩ bi quan tiêu cực về những căn bệnh này. Bản thân bà cũng không nói mắc những bệnh này thì không có gì là nghiêm trọng cả. Bà chỉ muốn nói thực ra có rất nhiều năng lực đặc biệt đi kèm khi mắc những chứng bệnh đó. Hiểu rõ về chúng cho phép bạn tìm kiếm và nuôi dưỡng con bạn đúng cách.

Tiến sỹ Gail Saltz tác giả cuốn sách “Năng lực khác biệt”. (Ảnh: Family Today)
Tiến sỹ Gail Saltz tác giả cuốn sách “Năng lực khác biệt”. (Ảnh: Family Today)

Saltz quan tâm tới vấn đề này, một phần là từ các bệnh nhân của bà, rất nhiều cháu bị tăng động nhưng làm ra nhiều điều đáng ngạc nhiên. Bà nhận thấy những bệnh nhân bị chẩn đoán mắc bệnh đến chữa trị thường có những năng lực đặc biệt.

Những bệnh nhân này là nguồn cảm hứng để bà xây dựng seri Phố 92 Y ở Manhattan, kiểm chứng mối liên hệ giữa những năng lực siêu thường và các rối loạn về trí óc của một số tác giả, nghệ sỹ và nhân vật trong lịch sử ví dụ như Albert Einstein, Ernest Hemingway.

Tiến sỹ Saltz nói: “Những tên tuổi lớn bạn có thể nghĩ tới trong một số lĩnh vực cụ thể có tính khám phá và thay đổi thế giới chúng ta… thì hầu hết họ đều có vấn đề về trí óc, hoặc bị khiếm khuyết về khả năng học tập, thậm chí trong một số trường hợp mắc cả hai chứng trên”.

Trong cuốn sách “Năng lực khác biệt”, tiến sỹ Gail Saltz đã phân tích những khác nhau trong não gây ra rối loạn có thể đem lại nhiều năng lực sáng tạo và nghệ thuật.

Đề tài về thiên tài luôn hấp dẫn tiến sỹ Gail, bà bắt đầu với chính em trai nhỏ của bà, giáo sư trường đại học Johns Hopkins Adam Riess. Em trai bà luôn tỏ rõ năng lực sáng tạo và luôn học vượt lớp. Năm 2011, ở tuổi 42, Adam Riess trở thành một trong những người trẻ nhất đạt giải Nobel vật lý trong một bàng trình hợp tác cùng hai nhà khoa học khác, với đề tài nghiên cứu vũ trụ đang giãn nở với tốc độ nhanh chóng.

Tiến sỹ Saltz nói tất cả những điều này khiến bà muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn về thần kinh học, về những gì chúng ta đã khám phá, đồng thời muốn phổ biến cho cộng đồng hiểu rõ hơn về những tiềm năng nằm sau những hội chứng này.

Có rất nhiều thương nhân bị mắc chứng bệnh thiếu tập trung

Saltz đề cập tới nghiên cứu kéo dài trong 10 năm về 30 nhà văn ưu tú trong một buổi hội thảo các nhà văn của trường đại học Iowa. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh nhóm 30 nhà văn này với một nhóm 30 người khác có cùng độ tuổi và chỉ số IQ nhưng làm việc trong các lĩnh vực không đòi hỏi mấy tính sáng tạo.

Kết quả, 80% nhà văn nói họ có một vài biểu hiện của bệnh tâm thần, trong khi đó nhóm còn lại chỉ bao gồm 30% những người lâm vào tình trạng này.

Một nghiên cứu khác do các nhà nghiên cứu tại trường đại học Northwestern thực hiện đã tìm ra ưu điểm sáng tạo của những người ở trạng thái bốc đồng. Theo tiến sỹ Saltz, người có khả năng kiểm soát tính bốc đồng thấp cũng giống như những người mắc chứng rối loạn giảm tập trung, lại có khả năng biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực hơn là chỉ ngồi nghĩ không.

Rối loạn tập trung có mối liên hệ với bệnh “thiếu khả năng liên kết” để biết khi nào cần tập trung khi nào không. Theo tiến sỹ Saltz, khả năng “bật và tắt” sự chú ý bị “lỗi” ở những người mắc chứng ADD (rối loạn tập trung) nhưng cũng nhờ điều này, xuất hiện một dòng chảy các ý tưởng bao gồm hàng loạt các ý tưởng khác nhau, không giống bình thường, mà có thể dẫn tới sự sáng tạo và đổi mới.

Nghiên cứu những người mắc tính bốc đồng cho thấy họ có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, phát triển. Đó cũng chính là lý do tại sao tỷ lệ doanh nhân mắc chứng bệnh ADD lại cao, theo tiến sỹ Saltz. Nhưng những người mắc bệnh ADD lại không có khả năng nắm bắt ý tưởng và biến nó thành hoa thơm quả ngọt, vì năng lực này đòi hỏi một khả năng liên kết khác trong não bộ. Đó chính là lý do tại sao cần kết hợp một người mắc ADD với một người trong thế giới kinh doanh, ví dụ như một thợ cơ khí. Tóm lại là một người có ý tưởng (mắc bệnh ADD) nên làm việc với một người có khả năng tổ chức, biến ý tưởng thành hiện thực.

“Tìm kiếm sức mạnh của họ”

(Ảnh: Madhyamam)
Các bậc cha mẹ nên giúp con phát triển năng lực tiềm ẩn của bản thân. (Ảnh: Madhyamam)

Saltz liên tục nhấn mạnh đó là không phải bà ấy nói các căn bệnh kinh niên đeo bám hành hạ cuộc đời của một người và ảnh hưởng tới cuộc sống của họ đều là một món quà.

Điều tôi muốn nói không phải như thế, nhưng tôi muốn nói những căn bệnh này không phải có tác dụng một chiều như người ta tưởng”. Có nhiều người với những khó khăn về trí não lại có nhiều năng lực trong một số lĩnh vực nhất định hơn là người bình thường không mắc chứng bệnh như tự kỷ hay rối loạn phân cực – Tiến sỹ Saltz nhấn mạnh.

Họ có một số năng lực và khả năng tiềm ẩn. Đó là điểm mấu chốt”.

Lỗi của chúng ta, Saltz nói, toàn xã hội và ngay cả bậc cha mẹ của trẻ bị chứng khó học hay rối loạn trí óc là chỉ tập trung vào yếu điểm của các cháu. Chúng ta đầu tư nhiều thời gian và sức lực vào việc chữa trị, có xu hướng tập trung vào những mặt tiêu cực, bất kể loại tiêu cực nào. Chúng ta luôn suy nghĩ cố gắng làm mọi việc tốt hơn, và rồi mọi thứ sẽ ổn trở lại. Phản ứng kiểu này là hiểu được nhưng nó ngày càng trở nên cứng nhắc, một chiều, và nó cũng không phải là con đường tốt nhất.

Saltz nói mình đã từng trò chuyện với rất nhiều chuyên gia, trong lĩnh vực như tự kỷ. Các chuyên gia cho rằng chỉ nên dành 20% thời gian vào việc chữa trị, còn 80% vào việc khám phá và củng cố các năng lực đặc biệt của trẻ.

Không phủ nhận ở một số trẻ, vấn đề bệnh là cực kỳ nghiêm trọng, và khó tìm thấy bất kỳ năng lực đặc biệt nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho biết một nửa số dân Mỹ từng mắc một chứng thần kinh nào đó trong đời, và khoảng 6,5 triệu trẻ em Mỹ phải sử dụng các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Đây là thống kê của Trung tâm quốc gia về số liệu giáo dục. Rõ ràng, nhận thức cả điểm mạnh chứ không chỉ chú ý tới điểm yếu có thể tạo nên những thay đổi lớn và có tác động mạnh tới xã hội.

Tiến sỹ Saltz một lần nữa khẳng định bà muốn bố mẹ nhìn nhận và chữa trị cho con cái nếu trẻ gặp vấn đề, bởi vì như vậy sẽ giúp cuộc sống của trẻ tốt hơn. Bà cũng muốn các bậc cha mẹ hãy tìm kiếm các năng lực tiềm tàng của con mình. Cha mẹ hãy giúp con mình khắc phục các vấn đề dù nó có khó khăn đến mức nào, và hãy tận dụng ngay năng lực tiềm ẩn của trẻ trong quá trình khắc phục. Nhờ vậy, trẻ sẽ được tạo cơ hội để đạt được những thành tựu cao hơn.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x