Vì sao Nepal phải hứng chịu nhiều trận động đất cường độ mạnh?
Đã có 14 cơn dư chấn cường độ mạnh 4, 5 độ richter xảy ra sau thảm họa động đất tại Nepal.
Ngày 25/4, một trận động đất mạnh 7.8 độ richter ở Nepal xảy ra tại khu vực giữa thành phố Pokhara và thủ đô Kathmandu. Tính đến tối ngày 25/4 (giờ Việt Nam), đã có hơn 1.000 người thiệt mạng.
Đây là trận động đất mạnh nhất Nepal trong suốt 81 năm qua. Nhiều tòa nhà đã đổ sập, trong đó có tháp cổ Dharahara nổi tiếng tại Kathmandu.
Trận động đất kinh hoàng ở Nepal khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
Nepal nằm trong khu vực địa chất hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Những dãy núi đang hình thành là hệ quả của sự chuyển động của mảng kiến tạo Á – Âu. Hai mảng kiến tạo đang tiến lại gần nhau khoảng 4 – 5 cm/năm. Sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo khiến nhiều dãy núi mới được tạo ra, những ngọn núi cũ được tăng lên, mà Everest là một ví dụ điển hình.
Bên cạnh đó, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo cũng khiến địa chất tại khu vực Nepal yếu và dễ xảy ra những trận động đất lớn.
Nhiều ngôi nhà bị đổ sập hoàn toàn. Đây là trận động đất mạnh nhất Nepal trong 81 năm qua.
Theo cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đã có 14 dư chấn với cường độ khác nhau xảy ra sau trận động đất 7.8 độ richter tại Nepal ngày 25/4. Các dư chấn xuất hiện khoảng hai giờ sau trận động đất mạnh.
Một dư chấn mạnh 5.1 độ richter xảy ra ở gần Kodari, một dư chấn ở phía đông Lamjung (6.6 độ richter), dư chấn 5.5 độ richter cách phía đông bắng Nagarkot 25km về phía đông bắc, một dư chấn mạnh 4.8 độ richter ở phía đông nam Panaoti, hai dư chấn 5 độ richter ở phía bắc Nagarkot và phía nam Kodari. Ngoài ra còn nhiều dư chấn nhẹ khác.
Động đất mạnh thường xảy ra tại Nepal là do sự dịch của các mảng kiến tạo.
Một nguyên nhân khiến trận động đất gây ra thiệt hại nặng nề là do kết cấu nhà ở tại Nepal. Những ngôi nhà thường được xây bằng gạch, khả năng chịu động đất kém. Trong khi đó, trận động đất có cường độ mạnh 7.8 độ richter ngày 25/4, xảy ra ngay trên bề mặt, cách mặt đất chỉ khoảng 2km, độ rung mạnh khiến cho những ngôi nhà cao tầng gần như không thể đứng vững.
14 cơn dư chấn với độ lớn cấp 4, cấp 5 cũng khiến nhiều tòa nhà, đã bị ảnh hưởng từ trước, tiếp tục đổ sập hoàn toàn.
Sau nguy cơ động đất ở Nepal đi qua, hiện người dân đang phải đối mặt với nguy cơ sạt lở đất. Ở những nơi địa hình đồi núi, nhiều ngôi làng có thể bị chia cắt, thậm chí bị phá hủy bởi bùn đất trôi từ sườn dốc xuống.
Cũng trong ngày 25/4, một trận tuyết lở đã xảy ra trên đỉnh Everest là hệ quả của trận động đất kinh hoàng. Một quan chức Nepal cho biết, trận tuyết lở đã chôn vùi một phần khu Trại Nền trên đỉnh núi. Có 10 người thiệt mạng, bao gồm cả người nước ngoài, trong vụ lở tuyết.
Trại Nền Everest bị phá hủy trong trận bão tuyết .
Một đội leo núi Singapore gồm bốn thành viên tại căn cứ thông báo họ vẫn an toàn. Một người leo núi Rumani, Alex Gavan viết trên Twitter rằng đã có một “trận lở tuyết rất lớn” và “có nhiều người trên núi”.
Khu Trại Nền đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Daniel Mazur, một người bị mắc kẹt tại khu trại đã đăng lời cầu nguyện lên trang Twitter của mình.
Trước đó, một trận tuyết lở vào tháng 4/2014 tại khu Trại Nền trên đỉnh Everest đã khiến 16 hướng dẫn viên người Nepal thiệt mạng.
Theo CNN
|
Theo aFamily