Vì sao Mỹ xem CHDCND Triều Tiên là ‘mối đe dọa hiện hữu’?

09/03/15, 22:10 Tin Tổng Hợp

Chưa hết bàng hoàng trước thông tin CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đạt được “trình độ đáng kể” về công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân phù hợp với tên lửa đạn đạo có khả năng phóng tới lục địa Mỹ, Washington lại “sốc nặng” khi ngày 24/2 vừa qua, các nhà nghiên cứu nước này tiết lộ báo cáo mới nhất cho biết CHDCND Triều Tiên có thể sở hữu tới 100 vũ khí nguyên tử vào năm 2020.

Ba kịch bản cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên

Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo rằng CHDCND Triều Tiên dường như đã sẵn sàng mở rộng chương trình hạt nhân của nước này trong 5 năm tới và Bình Nhưỡng có thể sở hữu 100 vũ khí hạt nhân trước năm 2020.

Giới nghiên cứu Mỹ cho rằng, các công ty công nghệ hàng đầu của châu Âu có thể đang vô tình đóng góp cho chương trình hạt nhân đầy nghi vấn của Bình Nhưỡng khi các thiết bị được tuồn sang Triều Tiên.

Theo kết quả ban đầu của một nghiên cứu kéo dài 15 tháng do Joel Wit, chuyên viên cao cấp của Viện Mỹ-Triều (USKI) thuộc Đại học Johns Hopkins tiến hành, những kết luận được đưa ra từ nghiên cứu này là rất “đáng lo ngại”.

Mặc dù chương trình hạt nhân của Triều Tiên vẫn chưa được làm rõ, song hiện Bình Nhưỡng được cho là đang có một kho vũ khí với khoảng từ 10 đến 16 đầu đạn hạt nhân ở cấp độ plutoni hoặc urani.

Nghiên cứu từ các bức ảnh chụp từ vệ tinh, các thông tin truyền thông của Triều Tiên và từ những kiến thức chuyên sâu về chương trình hạt nhân, Wit và David Albright, một chuyên gia nổi tiếng về không phổ biến vũ khí hạt nhân, đã đưa ra 3 kịch bản có thể xảy ra trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên dựa trên những tiến bộ mà Bình Nhưỡng đạt được từ năm 2009 – 2014, thời kỳ “nở hoa” của chương trình hạt nhân cũng như năng lực phát triển tên lửa của Triều Tiên, sau khi các vòng đàm phán hạt nhân 6 bên sụp đổ vào năm 2008.

Quân đội CHDCND Triều Tiên có bước tiến vượt bậc về tên lửa đẩy.

Với kịch bản thứ nhất, Bình Nhưỡng sẽ tăng gấp đôi kho dự trữ lên mức 20 đầu đạn hạt nhân, bao gồm cả các đầu đạn plutonium đã được thu nhỏ có thể tích hợp trên các tên lửa đạn đạo Rodong tầm trung có thể bắn tới Nhật Bản.

Kịch bản thứ hai cũng là kịch bản nhiều khả năng có thể xảy ra. Theo đó, Triều Tiên sẽ tiếp tục chương trình phát triển vũ khí với mục tiêu sẽ sở hữu 50 đầu đạn hạt nhân vào năm 2020 cùng với những tiến bộ đáng kể trong việc thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để có thể gắn vào tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới.

Kịch bản thứ ba, Wit cho rằng đây là trường hợp xấu nhất, kho vũ khí dự trữ của Triều Tiên tăng nhanh hơn, nước này sẽ sở hữu 100 đầu đạn hạt nhân đồng thời đạt được bước tiến lớn trong việc thiết kế các vũ khí hạt nhân để có thể triển khai sử dụng như vũ khí chiến thuật và trên chiến trường.

Đây được coi là kịch bản “đáng sợ nhất” vì như vậy kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã được gia tăng một cách đáng kể.

Theo nhận định của Albright, bất chấp các biện pháp trừng phạt của quốc tế, Bình Nhưỡng vẫn có thể mua thiết bị, thậm chí là từ các nước phương Tây.

Theo phân tích này, trong một số trường hợp, những thiết bị đó được các công ty tư nhân ở nước ngoài mua rồi tuồn sang Triều Tiên.

Mặc dù hồi đầu tháng, các nhà lập pháp Mỹ đã giới thiệu một dự luật theo đó tuyên bố sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt bằng cách áp đặt các hình phạt mạnh hơn đối với các công ty nước ngoài kinh doanh với Bình Nhưỡng, song chuyên gia Wit cho rằng, các cơ chế trừng phạt hầu như không có tác dụng ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Cho đến nay, Triều Tiên đã 3 lần tiến hành thử vũ khí hạt nhân vào năm 2006, 2009 và 2013, và thường xuyên thực hiện các cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

Đó là chưa kể, theo thông tin từ Cơ quan tình báo và quân đội Hàn Quốc, kể từ cuối năm 2010, mỗi năm Bình Nhưỡng có thể sản xuất được 40kg uranium làm giàu ở mức độ cao. Nếu tính mỗi quả bom hạt nhân cần 15-20kg uranium, thì mỗi năm Triều Tiên có thể chế tạo được 2 quả bom hạt nhân.

Phương Tây không giấu giếm băn khoăn về số lượng đầu đạn mà CHDCND Triều Tiên đang sở hữu.

Ông Sung Kim, Đặc phái viên về Chính sách Triều Tiên của Mỹ đã thừa nhận Mỹ “quan ngại sâu sắc” về những bước tiến hạt nhân của Triều Tiên. Mặc dù chưa đưa ra bình luận gì về nghiên cứu trên của các chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins, song ông Sung Kim cho biết, Chính phủ Mỹ đang xác nhận thông tin trên.

Những cột mốc trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân của riêng mình với sự hỗ trợ của Liên Xô từ những năm 60 của thế kỷ trước. Năm 1985, Triều Tiên bắt đầu vận hành lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước này tại làng Yongbyon.

Tháng 10/1994, Triều Tiên đạt thỏa thuận với Mỹ về dừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy hai lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ dự kiến do Mỹ và Hàn Quốc xây dựng.

Tháng 8/1998, Triều Tiên phóng một tên lửa tầm xa. Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa này đã đưa một vệ tinh vào vũ trụ, mặc dù không có vệ tinh nào được phát hiện sau đó.

Tháng 10/2002, Mỹ cáo buộc Triều Tiên vi phạm thỏa thuận năm 1994 khi Bình Nhưỡng khởi động một chương trình nghiên cứu hạt nhân.

Tháng 1-2003, Triều Tiên tuyên bố sẽ từ bỏ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tháng 12 năm đó, Triều Tiên và Mỹ bước vào các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân để đổi lấy viện trợ mới. Với sự tham gia của cả Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Triều Tiên, đây được gọi là các cuộc đàm phán 6 bên.

Tháng 9/2005, cuộc đàm phán 6 bên đã đạt thỏa thuận đầu tiên trong đó Triều Tiên hứa sẽ chấm dứt tất cả các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, tái gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân để đổi lấy hỗ trợ về năng lượng và tài chính. Nhưng đến tháng 10/2006, Triều Tiên đã lần đầu tiên thử nghiệm kích nổ hạt nhân với sức mạnh gần 1 kiloton.

Tháng 2/2007, thông qua đàm phán 6 bên, Triều Tiên lại hứa sẽ chấm dứt hạt nhân. Tháng 7-2008, nước này phá hủy tháp làm mát tại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.

Tháng 4/2009, Triều Tiên phóng thử một tên lửa tầm xa. Sau đó, Bình Nhưỡng bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trừng phạt, rồi tuyên bố sẽ không tham dự đàm phán 6 bên thêm một lần nào nữa. Tháng 6/2009, Triều Tiên thử nghiệm vụ nổ hạt nhân thứ hai. Lần này, sức mạnh của vụ nổ được ước tính lên tới khoảng 4 kiloton.

Tháng 11/2010, nhân chuyến thăm của một nhà khoa học người Mỹ, Triều Tiên chính thức công bố nỗ lực làm giàu hạt nhân. Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về thông tin rằng, Triều Tiên đã xây dựng một cơ sở làm giàu hạt nhân hiện đại.

Tháng 12/2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il qua đời. Tháng 2/2012, Triều Tiên một lần nữa nhất trí dừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tái cho phép các thanh tra vũ khí quốc tế vào nước này làm việc để đổi lấy hỗ trợ lương thực từ Mỹ.

Tháng 4/2012, Triều Tiên thực hiện một vụ phóng tên lửa đa tầng, cự tuyệt nỗ lực của các quốc gia muốn Bình Nhưỡng ngừng theo đuổi vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, tên lửa này đã bị nổ tung chỉ trong vòng chưa đầy 2 phút sau khi phóng.

Thỏa thuận giải trừ hạt nhân đổi lấy viện trợ đạt được vào tháng 2 sụp đổ. Đến tháng 12/2012, Triều Tiên tiếp tục phóng một tên lửa 3 tầng và tên lửa này đã đi vào vũ trụ.

Tháng 2/2013, Triều Tiên thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và tuyên bố quả bom nhỏ và nhẹ hơn hai lần trước, nhưng có sức công phá lớn hơn. Tháng 3/2013, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên.

Tháng 4/2013, Triều Tiên tuyên bố sẽ tái khởi động Nhà máy hạt nhân Yongbyon để cung cấp vật liệu cho chương trình vũ khí và phát điện hạt nhân của nước này.

Ngày 18/5/2013, Triều Tiên phóng 3 tên lửa dẫn đường tầm trung vào khu vực biển phía đông của bán đảo Triều Tiên. Hôm sau, Triều Tiên lại tiếp tục phóng một tên lửa tầm ngắn nữa vào khu vực này.

Đừng để chiến tranh xảy ra

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán 6 bên dường như cho đến nay không thể mang lại những kết quả như kỳ vọng, cùng với sự chia rẽ sâu sắc giữa các cường quốc trong khu vực (như giữa Mỹ và Nga hay giữa Trung Quốc và Nhật Bản), mọi nỗ lực ngoại giao và chính trị đều không thể thuyết phục được CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Với năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo không ngừng được cải thiện, việc Triều Tiên đầu tư củng cố lực lượng thông thường và phần lớn dân số nằm gần biên giới, miền Bắc có thể tập trung vào việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến đấu, khả năng một cuộc xung đột bất kỳ nào đều có thể xảy ra.

Chuyên gia Wit cảnh báo Bình Nhưỡng có khả năng “san phẳng toàn bộ khu vực” bằng kho tên lửa đạn đạo của mình nếu bị dồn vào chân tường.

Bảo Trân (tổng hợp)

Theo CAND Portal

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x