Vì sao du học sinh Việt Nam “một đi không trở về”?

05/08/15, 08:34 Việt Nam

Trong số 13 nhà vô địch chương trình đường lên đỉnh Olympia được đi du học thì 12 người đã không trở về, hầu hết các sinh viên du học sau khi tốt nghiệp đều muốn ở lại nước ngoài làm việc.

Huỳnh Anh Vũ – quán quân năm thứ 8 chương trình đường lên đỉnh Olympia. (Ảnh: swinburne.edu.vn)

Phan Mạnh Tân – quán quân năm thứ 2 chương trình đường lên đỉnh Olympia (học sinh từ trường THPT Năng khiếu Hà Tĩnh), đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và đã đi làm ở công ty IBM, Melbourne, Australia.

Huỳnh Anh Vũ – quán quân năm thứ 8 chương trình đường lên đỉnh Olympia, có điểm số rất cao trong trận chung kết (325 điểm), là một trong hai người hiếm hoi được giữ lại làm giảng viên ngành kinh tế trường ĐH Swinburne, Australia.

Con số thống kê cho thấy, có 70% số du học sinh sau khi tốt nghiệp đã chọn ở nước ngoài chứ không về nước.

Vì sao du học sinh không muốn về nước?

Các sinh viên khi du học ở các nước tự do, việc đầu tiên là cần thích nghi với môi trường cởi mở nơi đây. Nhưng sau khi thích nghi cuộc sống nơi đầy rồi họ lại không còn muốn về nước nữa, bởi họ không muốn về nước lại phải đối mặt với những thủ tục chạy chọt xin việc, ngay cả du học về nhiều khi vẫn phải có tiền mới mong xin được việc.

Môi trường ở nước ngoài khác biệt hoàn toàn ở trong nước, các du học sinh ra nước ngoài đã quen với cung cách “dám nghĩ dám làm”, nói những điều thực với lòng mình, còn ở trong nước, nói ra điều gì cũng phải dè chừng xem ý lãnh đạo thế nào mới dám nói, không thể sống thực với chính mình.

Nếu về nước làm việc nhiều khi không phát huy được sở trường sở học của mình, trang thiết bị trong nước yếu kém và thiếu thốn, dữ liệu phục vụ nghiên cứu không có. Chưa kể cần phải có những mối quan hệ thì mới tồn tại và phát triển được.

Thực tế cho thấy có những trường hợp sau khi du học về nước lại phải làm những việc trái với sở trường, lại phải lo lắng xây dựng các mối quan hệ với lãnh đạo cho tốt, khiến tài năng cũng như ước mơ hoài bão bị thui chột theo thời gian.

Chưa kể nếu về nước, thu nhập thấp không tương xứng với cống hiến, lại phải đối mặt với tệ nạn con ông cháu cha đầy rẫy trong các cơ quan, DN nhà nước.

Các du học sinh nói gì?

Một sinh viên kiến trúc học tại Pháp, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sỹ cho trang Ngoisao biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Ở đây, em đang có cơ hội việc làm. Một năm làm việc ở đây có thể bằng nhiều năm làm việc tại VN. Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo”.

 A.Đ – một trong những sinh viên hiếm hoi có được tấm bằng tiến sĩ khi mới ngoài 20 tuổi chia sẻ với Ngoisao rằng: “Những gì chúng em được học và muốn làm thì rất khó thực hiện ở Việt Nam. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về vấn đề thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người và đặc biệt là sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp”.

Thanh Tuấn – là một du học sinh tại Mỹ cho RFA biết: “Vấn đề xin việc làm hay vào công ty của Việt Nam thì phải là con ông cháu cha, phải đút lót. Bên này, vấn đề đó dựa vào thực lực của mình nhiều hơn. Và bên này, tốt nghiệp ra đi làm với đồng lương căn bản mới bắt đầu thì mọi người vẫn sống đủ chứ không phải quá chật vật như bên Việt Nam. Còn với một số bạn nhà có cơ sở ở Việt Nam muốn quay về làm cho nhà thì cũng tốt, nhưng đa số mọi người muốn ở lại chứ không muốn đi về tại vì cuộc sống bên này tốt và thoải mái hơn. Hơn nữa là tự do hơn và được thể hiện hơn”.

Một du học sinh nữa ở Mỹ cũng cho biết: “Lý do khiến đa số muốn ở lại Mỹ là về Việt Nam chính quyền không biết trọng dụng nhân tài. Giống như anh có tiền nhiều anh sẽ được chức cao hoặc công việc tốt; còn nếu anh không có tiền cho dù có tài cũng không có được”.

Anh Trung Kiên – nghiên cứu sinh tiến sĩ tại một trường đại học của Canada đã chia sẻ ý kiến của mình trên Vnexpress rằng: “Trước khi sang đây, tôi cũng đã làm công tác giảng dạy khá lâu tại một trường đại học của Việt Nam. Ở cơ quan tôi cũng có nhiều cán bộ được đi đào tạo tại các nước trên thế giới, kể cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Khi mới về nước mọi người đều rất hăm hở với các vấn đề khoa học mà họ đã được đào tạo, nhưng dần dần tôi nhận thấy mọi người đều phải chuyển sang làm thêm những việc khác mặc dù không thích vì lý do thu nhập đơn thuần. Một số bạn bè cùng công tác với tôi đã được đào tạo tiến sĩ hoặc thạc sĩ ở nước ngoài nhưng khi về nước xin đi làm cho một số tổ chức phi chính phủ và chịu nộp một phần thu nhập hằng tháng cho cơ quan. Do vậy việc giảng dạy vẫn chủ yếu tập trung vào một số cán bộ cũ hoặc những người mới ra trường không có điều kiện đi làm thuê bên ngoài. Thực chất vấn đề là ở chỗ việc trả lương và sắp xếp công việc cho các cán bộ khoa học chưa hợp lý. Lương thấp buộc mọi người phải tìm các công việc có thu nhập cao hơn. Chính vì vậy việc giảng dạy và nghiên cứu lúc này trở nên là việc phụ đối với họ.

Còn việc trang thiết bị của một trường đại học đối với chúng ta hiện nay thực sự là vấn đề bức xúc, mặc dù trong các năm gần đây đã được sự đầu tư nhiều hơn từ nhà nước, trang thiết bị của chúng ta còn quá ít ỏi và quá lạc hậu so với nhiều nước trong vùng, chứ chưa nói tới các nước đã phát triển”

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng từ Canada cũng chia sẻ với Vnexpress rằng:“Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào ở Việt Nam bởi lẽ điều kiện ở đây còn quá thấp. Các trường đại học chưa có hoặc chỉ mới sơ sài những ngành nghề mà chúng tôi được học ở nước ngoài. Thêm vào đó là trường đại học lại không tiếp nhận và tin tưởng những cái mới của chúng tôi. Nói cách khác nếu trở về Việt Nam, thật sự chúng tôi không có điều kiện để phát triển khả năng. Với tình hình như vậy xin hỏi có người trí thức nào muốn trở lại Việt Nam làm việc không?”

Anh Nguyễn Hải Nam – hiện đang công tác ở Mỹ chia sẻ: “Nhiều đề tài cấp nhà nước tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng nhưng về giá trị khoa học cũng như thực tiễn nó chỉ giúp đánh bóng hoặc làm dày thêm ngăn kéo vốn đã đầy của Bộ KHCN&MT. Mặt khác sự quản lý lỏng lẻo trong việc quyết toán đề tài đã biến nguồn kinh phí này trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự tham nhũng (ví dụ: như sự mua bán hoá đơn chứng từ, những hợp đồng khoa học khống…). Trong khi đó ở đại đa số các trường đại học, nhiều cán bộ khoa học rất cần nguồn kinh phí của nhà nước, dù là rất nhỏ để hoạt động và tồn tại. Điều này dẫn đến thực trạng là đa số máy móc trong phòng thí nghiệm ở Việt Nam hiện nay hết sức cũ kỹ và lạc hậu, nhiều cán bộ có điều kiện ra nước ngoài thực tập không biết cầm pipet thí nghiệm như thế nào”.

Vậy để thu hút du học sinh trở về nước làm việc, thì cần phải có môi trường tốt để thu hút du học sinh và những người tài trở về, nếu không những tài năng của đất nước sẽ “một đi không trở lại”.

Chương trình đường lên đỉnh Olympia, mỗi năm tổ chức một lần, được xem là sân chơi đỉnh cao trí tuệ trẻ ở Việt Nam, được ĐH Kỹ thuật Swinburne Úc trao tặng 100% học bổng. Vì thế đừng để những chương trình như vậy chỉ để sàng lọc học sinh giỏi và nhân công cho nước ngoài, khi mà chỉ 1 trong số 13 quán quân của chương trình này trở về nước.

Theo daikynguyenvn.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x