Vì sao chính phủ Trung Quốc lại được người dân tín nhiệm nhất thế giới?
Mới đây, kết quả điều tra độ tín nhiệm đối với các chính phủ trên toàn thế giới đã được công bố. Theo đó, Trung Quốc là quốc gia được người dân tín nhiệm nhất thế giới. Các chuyên gia nhận định, kết quả này là do người dân Trung Quốc quá tin vào truyền thông.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin: “84% người Trung Quốc được hỏi đã nói rằng họ tin tưởng chính phủ của mình, đây là tỷ lệ cao nhất” ; “Năm 2017, số người dân Trung Quốc tin tưởng chính phủ là 76%, cũng là xếp hạng cao nhất”. Như vậy, theo kết quả điều tra hai năm này thì “Trung Quốc là quốc gia được người dân tín nhiệm nhất thế giới”.
Khi được hỏi trong 4 cơ quan tổ chức “chính phủ, doanh nghiệp, truyền thông, tổ chức phi chính phủ”, cái nào sẽ mang đến tương lại tốt đẹp hơn cho người người dân, thì ở Mỹ, tổ chức phi chính phủ được chọn nhiều nhất với 29% số phiếu, còn ở Trung Quốc thì số người chọn chính phủ lên tới 68%. Các nhà nghiên cứu phân tích rằng, việc người Trung Quốc tín nhiệm chính phủ của họ đến vậy là vì người Trung Quốc rất tin tưởng vào truyền thông.
Năm 2018 là năm đầu tiên kết quả điều tra cho thấy “truyền thông là không đáng tin cậy nhất trên thế giới”, trong 28 quốc gia được khảo sát, có đến 22 nước tỏ ra không tin tưởng truyền thông. Nhưng Trung Quốc thì lại khác hoàn toàn, có đến hơn 71% người dân bày tỏ rằng họ tin tưởng truyền thông. Vậy tin tưởng truyền thông và tín nhiệm chính phủ có gì liên quan đến nhau?
Đối với vấn đề đa số người dân không tin truyền thông ở các nước phương Tây, các tổ chức điều tra đã chỉ ra rằng: “Do hạn chế về chính trị và tài chính, truyền thông không thể hoạt động một cách độc lập”. Điều này có nghĩa là, truyền thông, đặc biệt là truyền thông chủ lưu có thể là công cụ trong tay đảng phái hoặc các tập đoàn kinh tế. Và ở các thể chế khác nhau như giữa Trung Quốc và phương Tây thì sự tác động của truyền thông chủ lưu đến dân chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
Ví như nước Mỹ là quốc gia đi theo thể chế dân chủ đa đảng, hiện nay hai đảng chính trị lớn là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà đang có ảnh hưởng thống trị trên nền chính trị Mỹ, mặc dù vẫn tồn tại các nhóm hoặc các đảng chính trị khác. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 vừa qua, Đảng Cộng hòa đã giành phần thắng tuyệt đối khi ông Trump đắc cử chức Tổng thống, và giành được số phiếu nhiều hơn ở cả thượng viện và hạ viện.
Tuy vậy, Đảng Dân chủ lại kiểm soát được phần lớn các kênh truyền thông chủ lưu, và vẫn đang sử dụng chúng để công kích đối thủ chính trị của mình, trong đó có cả thủ đoạn sử dụng tin giả. Học viện Hoover Institution từng viết bài cho biết: “Truyền thông chủ lưu đưa tin sai lệch nghiêm trọng về tân Tổng thống mới Donald Trump, làm cho ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ được tín nhiệm thấp nhất trong nửa thế kỷ trở lại đây”.
Điều tra trên cũng cho thấy, 42% người dân Mỹ tin truyền thông, cao hơn tỷ lệ 33% tín nhiệm chính phủ. Con số tương phản này chính là do Đảng Dân Chủ thao túng truyền thông chủ lưu đối kháng với chính phủ Mỹ do Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng Hòa chủ đạo.
Còn ở chế độ một đảng như ở Trung Quốc thì lại ngược lại, truyền thông Trung Quốc, đặc biệt là truyền thông chủ lưu đều là do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát, vì thế các kênh truyền thông còn được gọi là “kênh tiếng nói của Đảng”. Và các kênh truyền thông khác nếu có lập trường quan điểm đối lập với các kênh truyền thông chính thức thì chắc chắn sẽ không thể tồn tại, vì thế có thể nói truyền thông ở Trung Quốc là một chiều.
Thông qua việc kiểm soát truyền thông, kiểm soát được dư luận cũng như quyền phát ngôn, ĐCSTQ có thể dễ dàng bưng bít tin tức, che đậy sự thật, truyền tin tức giả để thực hiện mục đích nào đó, hoặc đả kích nhóm đối tượng nào đó. “Lời nói dối lặp lại một ngàn lần sẽ trở thành sự thật”, vì thế việc 84% người Trung Quốc tín nhiệm chính phủ, cũng chẳng có gì là khó hiểu.
Lê Hiếu