Vì sao áo kimono của phụ nữ Nhật Bản lại có cái “bọc nhỏ” ở phía sau?
Kimono là trang phục truyền thống của người Nhật Bản. Quan sát phụ nữ Nhật Bản mặc kimono, bạn sẽ thấy đằng sau đai lưng giống như có một cái “bọc nhỏ”. Vậy nguồn gốc của nó như thế nào?
Theo tiếng Nhật “Kimono” nghĩa là trang phục, cùng với thời gian và sự thay đổi nó đã trở thành tên riêng cho loại trang phục truyền thống Nhật Bản, một biểu tượng không thể thiếu của nước Nhật.
Quan sát phụ nữ Nhật Bản mặc kimono, bạn sẽ thấy đằng sau đai lưng của họ dường như có một cái “bọc nhỏ”.
Trên thực tế, ban đầu nó không phải là cái “bọc”, mà là thắt đai lưng. Thời kì Momoyama (1582 – 1600), Hideyoshi tích cực vận động các hoạt động thương mại ở nước ngoài, thu hút nhiều nhà truyền giáo từ xa cách cả đại dương đến quốc gia hải đảo vùng Đông phương này. Lúc ấy người Nhật Bản thấy các thầy tu ngoại quốc chỉ dùng một sợi dây giống như dây thừng để buộc lưng, cảm thấy rất hứng thú, bèn sôi nổi bắt chước theo. Về sau lại chịu ảnh hưởng bởi trang phục truyền thống của người Triều Tiên, mới dần dần biến hóa thành kimono có thắt đai lưng như ngày nay.
Lúc ban đầu chính là đem dây thừng biến thành hình dạng giống như thắt lưng, quấn quanh người mà thôi. Đến thời kỳ Edo thì mới cải biến thành đai lưng khổ rộng.
Ban đầu đai lưng cũng chỉ rộng 3-4cm, sau đó thì dần dần mở rộng ra, cuối cùng trở thành đai lưng cần phải quấn hai vòng như ngày nay. Tuy nhiên, cách quấn này sẽ làm mất đi vẻ nữ tính của người phụ nữ, khiến cho dáng người dù già hay trẻ đều giống như hình trụ. Vì thế người phụ nữ bèn nghĩ ra một cách thắt ở lưng eo, hơn nữa cố gắng thắt cao gần tới ngực, nhằm nhấn mạnh đường cong của cơ thể.
Thắt đai lưng kimono, mới đầu tất cả nam giới cũng thắt kiểu giống nhau, kết ở chính giữa, thắt cũng rất nhỏ. Nhưng mà đai lưng vốn dĩ mục đích là muốn người khác chú ý, nên càng ngày càng mở rộng hơn, cuối cùng to dày đến không nhìn thấy bàn chân, lúc đi thì trông giống như bụng phệ vậy. Hơn nữa cứ như vậy thì đi lại rất bất tiện. Vào đầu thời đại Edo, phụ nữ Nhật Bản ăn vận đơn giản, chưa từng có phục sức to và nhiều, bèn cải biến, đem đai lưng thắt ở phía sau.
Vậy nên, không nên xem thường “cái bọc” kia, kỳ thực trong nó có rất nhiều kiến thức, quan sát kỹ, có thể nhìn ra một người xuất thân như thế nào. Mặc kimono thì thông thường cũng không thể giống như đeo một thứ trang sức sáng bóng bình thường khác.
Màu sắc của trang phục kimono Nhật Bản truyền thống thường để biểu thị cho các mùa trong năm, mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng. Áo kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt, những màu có gốc sáng, đặc biệt là màu đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng.
Mặt khác, hoa văn phong hoa thủy nguyệt trên vạt áo kimono, khi đi lại sẽ như là đong đưa, sẽ tăng thêm ít nhiều vẻ ý nhị của người phụ nữ, đều là trải qua quá trình nghiên cứu cẩn thận mới thiết kế ra. Hơn nữa, trong các loại hoa văn đó, dây đai lưng sẽ có hoa văn nào và màu sắc ra sao, cũng là một kiến thức thẩm mỹ mà không phải một hai ngày liền nghĩ ra ngay được.
Bảo An, theo NTDTV