Vi mạch cấy ghép vô cơ thể người sẽ là điều bắt buộc trong tương lai?

09/01/19, 13:50 Công nghệ, Tri thức

“Nó cũng khiến tất cả loài người, nhỏ lớn, giàu nghèo, tự do và nô lệ đều phải nhận một dấu hiệu trên tay phải hoặc trên trán; không ai có thể mua bán được nếu không có nhãn hiệu, tên của con thú hoặc số tên của anh ta”, Khải Huyền 13:16-17.

Vi mạch cấy ghép vô cơ thể người sẽ là điều bắt buộc trong tương lai?. Ảnh 1
Trong tương lai, việc cấy ghép chip vào cơ thể có thể trở thành điều bắt buộc. (Ảnh qua Ars Technica)

Theo nhà văn Mac Slavo, việc cấy ghép vi mạch lên con người không chỉ phổ biến trong tương lai, mà sẽ là điều bắt buộc. Nếu tầm nhìn của ông về tương lai là đúng, thì hầu như không ai sẽ phải bị kéo lê và la hét bởi những người lính kỵ binh (hay robot?) như trong tác phẩm Brave New World của Aldous Huxley. Thay vào đó, hầu hết mọi người sẽ tự nguyện để bị gắn chip khi chúng ta lủi thủi đi về phía Châu Đại Dương. Trên thực tế, phong trào gắn chip đã được tiến hành. Như James Hirsen của NewsMax gần đây đã viết:

“Ở nhiều nơi trên thế giới, có những cá nhân mở cửa, khởi động xe hơi và điều khiển máy tính với chỉ một động tác ở bàn tay hoặc cánh tay”.

Họ thuộc làn sóng những người đầu tiên, tự nguyện cho phép gắn chip vào cơ thể. Phần lớn họ ủng hộ việc “bẻ khóa sinh học”. Đây là khái niệm mới, nói về việc nâng cấp cơ thể người nhờ công nghệ.

Nhiều nhà bẻ khóa sinh học cũng được đánh đồng với phong trào rộng lớn hơn là Transhumanism, tức ‘triết học siêu nhân học’. Triết học siêu nhân học tin rằng, nhờ công nghệ, cuối cùng loài người sẽ tự biến đổi bản thân thành những sinh vật vượt trội sở hữu những khả năng tiên tiến. Các tín đồ của phong trào này xem những người như vậy là “hậu duệ”.

Một số người đã tự nguyện cho phép gắn chip vào cơ thể. (Ảnh qua GLP)

Một cách nhận dạng mới đang dần dần được hướng đến. Một con chip nhận dạng tần số vô tuyến nhỏ (RFID) đang được tiêm vào bàn tay, cổ tay hoặc cánh tay dưới da người giống như tiêm vắc-xin. Vi mạch được cấy ghép này sẽ phát sóng ra con số hoặc mã nhận dạng, có thể được sử dụng cho vô số mục đích.

Những lợi ích của công nghệ này có thể làm mê đắm lòng người như: Không cần mang theo và lo lắng thẻ tín dụng hay các thẻ nhận dạng khác bị mất. Không còn phải mò mẫm với chúng khi giao dịch, một cái phất tay là đủ. Không còn phải xuất trình hộ chiếu khi du lịch hoặc bằng lái xe cho cảnh sát.

Và từ đó, công nghệ vi mạch sẽ dẫn đến một xã hội không dùng tiền mặt. Do đó không cần lo bị mất tiền hoặc trộm cắp, không có cửa cho ma túy chợ đen và các giao dịch phi pháp khác; mạo nhận danh tính cũng có thể bị loại bỏ (mặc dù bất kỳ công nghệ nào cũng có thể bị lừa đảo).

Và như Lain Gillespie đã viết trong tờ Sydney Morning Herald:

“Thiết bị cấy ghép này sẽ gửi một số ID-mã số nhận dạng duy nhất để có thể được sử dụng kích hoạt các thiết bị như điện thoại, ổ khóa, và có thể liên kết đến cơ sở dữ liệu chứa thông tin vô hạn, gồm các chi tiết cá nhân như tên họ, địa chỉ, hồ sơ sức khỏe”.

Gillespie cũng đề cập đến Mark Gasson, chuyên gia điều khiển học ở Đại học Reading Anh quốc. Gần đây Gasson đã làm nên lịch sử khi cấy một con chip vô người mình để kiểm soát các thiết bị điện tử của văn phòng vào năm 2009, và ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới bị nhiễm virus máy tính.

Gillespie viết: “Virus đã được nhân bản trên các thẻ từ của nhân viên truy cập vào tòa nhà của ông ta và gây ảnh hưởng lên cơ sở dữ liệu của trường đại học”.

Tuy nhiên, Gasson vẫn nhiệt tình về thứ ông mô tả là một công nghệ tiêu chuẩn mới, chắc chắn sẽ xảy ra và sắp xảy ra. Ông nói: “Nó có tiềm năng thay đổi chính bản chất của con người”.

Ông tin rằng việc chấp nhận sử dụng vi mạch sẽ tương tự như trường hợp của điện thoại di động và sẽ phát triển đến độ “sẽ bất lợi nếu không được cấy ghép, và nó sẽ là thuộc tính của xã hội chứ không phải sự lựa chọn”.

Nhưng thậm chí còn có những công nghệ kỳ lạ hơn. Cũng như Gillespie đã viết:

“Năm 2013, ranh giới giữa con người và máy móc ngày càng trở nên mờ nhạt hơn. Đại học Stanford thông báo các nhà khoa học đã tạo ra bán dẫn sinh học thuần túy đầu tiên được làm hoàn toàn bằng vật liệu di truyền”.

Tiến sĩ Drew Endy, trợ lý giáo sư ngành công nghệ sinh học của Stanford, đã mô tả bước đột phá này là thành phần cuối cùng cần thiết cho máy tính sinh học, có thể hoạt động trong các tế bào sống và tái lập trình hệ thống người sống. Không thể tưởng được tương lai sẽ như thế nào khi hiện tại, công nghệ sinh trắc học đã được sử dụng trong một số ứng dụng quy mô rộng.

Khi nhà văn Michael Snyder cho chúng ta biết, phương pháp thanh toán bằng cách dùng tay quét đang được thử nghiệm ở miền Nam Thụy Điển, thì máy quét sinh trắc học/thiết bị theo dõi RFID đã được sử dụng trong các căn tin đại học và một số công viên giải trí. Ông viết rằng, công nghệ này còn “được dùng ở Châu Phi để theo dõi những ai đang được tiêm chủng”.

Nhưng tại sao công nghệ mới lạ này lại liên quan đến dấu ấn bắt buộc của con thú? Thực ra, đã có tiền lệ về dấu ấn này. Ví như điện thoại di động, xét cho cùng nó có một con chip RFID và có thể được dùng để theo dõi mọi cử động của bạn, và máy ảnh của nó có thể được nhà cầm quyền kích hoạt từ xa. Người lao động tại Hoa Kỳ đã có con số An Sinh Xã Hội.

Nhưng việc chuyển sang tình trạng bắt buộc sẽ bắt đầu như thế này, Mac Slavo viết: Đầu tiên, các công nghệ sẽ cần phải được toàn xã hội chấp nhận. Nó sẽ bắt đầu với thời gian thực của người dùng với các sản phẩm như kính thông minh Google Glass.

Các thế hệ lớn tuổi có thể không chấp nhận nó. Nhưng trong một vài năm sau bạn có thể đặt cược rằng, dễ dàng bắt gặp hàng chục triệu trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên đi lang thang trên đường phố chưng diện các sắc thái thời trang mát mẻ, lướt web tương tác và có khả năng ghi lại mọi thứ xung quanh rồi ngay lập tức tải lên Internet.

Hãy nhớ rằng những người trẻ tuổi đặc biệt thích cảm giác “thịnh hành”, vượt trội hơn người. Họ không muốn công nghệ lạc hậu và quần áo lỗi thời. Họ sẽ tìm cách có được chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất.

Công nghệ không chỉ khiến mọi việc thuận tiện, mà còn tăng ảo giác quyền lực. Chỉ với một cái phất tay cửa sẽ mở ra – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Slavo viết: “Cuối cùng, một khi khái niệm này được đại đa số chấp nhận, nó sẽ trở thành ‘số an sinh xã hội’ mới của chúng ta”.

Do đó, sẽ đến lúc bạn cần một con chip cho chính mình và các dịch vụ của chính phủ và, sớm hay muộn, bạn sẽ dùng để mua hàng. Nhân đây khẳng định thêm lần nữa, xã hội chắc chắn sẽ không còn dùng tiền mặt.

Lúc đó, hoàn cảnh buộc người ta phải cấy ghép cho dù chính phủ không yêu cầu. Và nhiều nhà phê bình cho rằng, hậu quả kéo theo rất nghiêm trọng.

Gillespie thuật lại rằng, Giáo sư Katina Michael ở Đại học Wollongong cảnh báo: “Vi mạch RFID về cơ bản là một ID duy nhất được gắn vào trong cơ thể bạn, và, như chúng ta biết, mã số này có thể bị đánh cắp và dữ liệu có thể bị tấn công…”

“Họ chỉ cho một xã hội bị nhà cầm quyền giám sát rằng, kẻ độc tài đạo đức giả đang nhìn kìa. Chính phủ hoặc các tập đoàn lớn sẽ có khả năng theo dõi nhất cử nhất động của mọi người… và cuối cùng sẽ kiểm soát họ”.

Cần chú ý rằng, chính phủ đang phát triển khả năng dự đoán hành vi cá nhân bằng thuật toán máy tính; khoa học hiện đã bắt đầu tạo ra công nghệ giải mã suy nghĩ, ý định tương lai của con người. Như vậy, sẽ không còn tự do cá nhân.

Dù thế nào đi chăng nữa, thời buổi ngày nay người ta có thể thốt ra câu cổ ngữ rằng: “Thà làm chó thời bình, còn hơn người thời loạn”. Chúng ta chắc chắn đang ở trong thời loạn.

Tiểu Phúc, theo HRF

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x