Vén màn kế hoạch dùng bom hạt nhân trong chiến tranh Việt Nam của Nixon

08/06/15, 06:45 Tin Tổng Hợp

Lịch sử thế giới nửa sau thế kỷ 20 không có cuộc chiến nào kéo dài và ác liệt hơn cuộc chiến tranh tại Việt Nam, nơi siêu cường Mỹ được xem là bất khả chiến bại đã lần đầu tiên gục ngã tại một đất nước ở cách xa hàng vạn dặm.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã kết thúc được tròn 40 năm, nhưng chưa bao giờ thế giới ngừng nghiên cứu về cuộc chiến ác liệt này, và cùng với đó là hàng loạt những bí mật vốn vẫn nằm trong bóng tối bắt đầu được đưa ra ánh sáng. Và một bí mật lớn nhất mới được đưa ra gần đây, là bản kế hoạch Madman được thiết lập dưới thời Tổng thống Richard Nixon trong đó tính đến biện pháp sử dụng vũ khí hạt nhân như một giải pháp cần thiết để kết thúc cuộc chiến. Dù nó đã không được triển khai, nhưng đây vẫn được xem là một trong những bí mật lớn nhất của chiến tranh Việt Nam.
Có một biệt danh ngầm được các nhà chính trị và ngoại giao của cả Mỹ lẫn thế giới vẫn dùng để gọi Tổng thống Nixon mà không nhiều người biết đến, đó là “tay chơi poker”. Biệt danh này xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Nixon là “chính trị giống như một ván poker, trong đó để chiến thắng được đối thủ, bạn phải có trong tay những con bài mạnh”. Đây cũng được xem là nguyên tắc cốt lõi nhất chi phối toàn bộ nghệ thuật ngoại giao của Nixon trong cương vị tổng thống Mỹ sau khi đắc cử vào năm 1969.
Ở thời điểm đó, việc tìm ra giải pháp hiệu quả nhất cho cuộc chiến Việt Nam đang leo thang mà nước Mỹ ngày càng dấn sâu vào được xem là nhiệm vụ hàng đầu của Nixon và cố vấn cao cấp của mình là Henry Kissinger. Kế hoạch Madman, hay được gọi với cái tên “Kẻ điên khùng”, được ra đời trong thời điểm đó.
Áp dụng nguyên tắc poker vào việc tìm ra một giải pháp cho vấn đề chiến tranh Việt Nam, Nixon đặt việc tìm ra và nắm trong tay những con bài mạnh nhất có thể tạo ra một giải pháp đình chiến lên hàng đầu. Những nỗ lực của Nixon và Kissinger hướng đến Liên Xô – quốc gia đang giữ vai trò hàng đầu trong việc cung cấp khí tài quân sự cho Việt Nam trong cuộc chiến, và vì thế cũng có những ảnh hưởng nhất định với Hà Nội. Sức ép của Liên Xô sẽ là con bài mạnh trong cuộc chơi mà Mỹ cần phải có được. Mượn tay Moscow để ép Hà Nội phải thỏa hiệp với một hiệp định ngừng bắn là điều mà Nixon và Kissinger nhắm đến. Và để gây sức ép lên Liên Xô, Nixon đã được các cố vấn cao cấp của mình gợi ý kế hoạch Madman. Như tên gọi của nó, kế hoạch này nhắm đến việc “làm cho Liên Xô và Việt Nam nghĩ rằng chúng ta đủ điên rồ để đi xa nhất có thể”, theo như lời một nhân vật trọng trách của Bộ Quốc phòng Gardner Tucker kể lại.
Kế hoạch Madman được thiết lập chủ yếu nhắm tới việc Liên Xô trong thời điểm đó đang đặt vấn đề duy trì sự ổn định trên thế giới lên hàng đầu, và Moscow muốn tránh mọi nguy cơ có thể dẫn đến một cuộc chiến toàn diện giữa hai phe trong chiến tranh lạnh. Kissinger và các cố vấn cao cấp của Nixon cho rằng Liên Xô sẽ có xu hướng nhượng bộ Mỹ trước những đe dọa về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến toàn diện trên toàn cầu, và Nhà Trắng có thể tận dụng xu hướng này để buộc Liên Xô gây sức ép lên Việt Nam về một hiệp định đình chiến.
Để chứng tỏ sự điên rồ của kế hoạch Madman này, phương án sử dụng vũ khí hạt nhân đã được tính đến. Vì ở thời điểm đó, không gì có thể dễ dẫn đến một cuộc đại chiến thế giới bùng nổ giữa hai phe bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nên một lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam có thể đánh quỵ những sự ngang ngạnh cuối cùng của Liên Xô. Đó là điều mà Nixon và Kissinger nghĩ đến.
Theo đó, việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam thậm chí đã được lên kế hoạch chi tiết. Các công ước quốc tế và sức ép của thế giới sẽ không cho phép việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở các khu dân cư để tránh thảm họa ở Hiroshima và Nagasaki lặp lại, vì thế các mục tiêu chiến lược bắt đầu được nhắm đến. Ba phương án được lựa chọn là sử dụng vũ khí hạt nhân để triệt hạ tuyến đường mòn Hồ Chí Minh qua Lào và Campuchia vốn đang là tuyến đường huyết mạch vận chuyển quân đội và khí tài quân nhu cho cuộc chiến của Việt Nam. Mục tiêu thứ hai là tuyến đường sắt ở phía Bắc nối liền Việt Nam với Trung Quốc, vốn đang là tuyến đường vận chuyển hầu hết các khí tài viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam. Mục tiêu thứ ba là cảng Hải Phòng, nơi tiếp nhận phần vũ khí và quân nhu còn lại mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam.
Bằng cách nhắm đến ba mục tiêu chiến lược này, Mỹ sẽ đạt được 3 mục tiêu cùng lúc. Đó là không phải hứng chịu sự chỉ trích của quốc tế do chỉ nhắm đến các mục tiêu chiến lược ít có dân cư sinh sống, cùng với đó là việc triệt hạ được những tuyến tiếp viện về người và của chủ chốt của Việt Nam trong cuộc chiến – vốn là điều rất có lợi cho Mỹ trong cuộc chiến, và cuối cùng là chứng tỏ cho Liên Xô và Hà Nội thấy Mỹ đủ điên rồ để có thể đi xa đến đâu, qua đó gây sức ép buộc Liên Xô phải vào cuộc theo hướng mà Mỹ mong muốn để hướng tới một hiệp định ngừng bắn với Hà Nội. Đó là nội dung cốt lõi nhất của kế hoạch Madman mà Kissinger và các cố vấn cao cấp đã đệ trình lên Nixon vào năm 1969, ngay sau khi Nixon vừa bước vào Nhà Trắng.
Trang bìa với kế hoạch Hook Duck của hải quân Mỹ cho khai thác mỏ cảng Hải Phòng, phát triển trong tháng 7.1969 theo yêu cầu của Tổng thống Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger
Tuy nhiên, kế hoạch đầy điên rồ này theo đúng như tên gọi của nó, cuối cùng đã không được triển khai. Những người trong cuộc như Nixon hay Kissinger cũng gần như không đề cập đến nó, kể cả sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Không ai rõ vì sao kế hoạch táo bạo đậm chất tay chơi poker của Nixon này bị đình chỉ. Hầu hết các quan điểm lý giải hiện này đều hướng đến việc Nixon không muốn mạo hiểm, khi mà giai đoạn Nixon bắt đầu nhậm chức và cũng là lúc kế hoạch Madman ra đời cũng là một trong những giai đoạn quân Mỹ thiệt hại nặng nhất trên chiến trường. Sức ép từ phía người dân và quốc hội Mỹ lên rất cao, Nixon không muốn liều lĩnh bằng cách triển khai một kế hoạch có thể khiến mọi việc đi quá tầm kiểm soát. Kế hoạch Madman sụp đổ cũng là khi Nixon nhận ra Mỹ không thể gây sức ép lên Việt Nam thông qua Liên Xô, và bắt đầu chuyển hướng sang Trung Quốc.
Nhàn Đàm (theo Global Research)

Theo Một Thế Giới

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x