Vạn vật đều có linh: Chuyện cá có ân tất báo

28/10/19, 10:30 Khám phá sinh mệnh

Không ít người ngày nay cho rằng động vật là vô tri, nhưng thực tế chúng cũng có linh tính như con người. Vậy mới có câu “vạn vật đều có linh”, động vật cũng có tình, làm người sống lương thiện thì sẽ luôn được thần linh cùng vạn vật bảo hộ.

art5112440024
Động vật cũng có linh tính, tình cảm như con người, thậm chí chúng còn biết có ân tất báo. (Ảnh: Artron.net)

1. Vạn cá nâng kinh sách

Trong lịch sử có một cư sĩ tên Uông Tĩnh Phong sống tại huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc, đảm nhiệm chức Đại ti mã chuyên phụ trách việc quân. Ông là người ăn chay trường, thờ cúng Phật.

Trong một lần đi thuyền trên sông Trường Giang, khi Mặt Trời đã ngả về Tây, Uông Tĩnh Phong chợt thấy cả vạn con cá nâng một hộp gỗ lên khỏi mặt nước. Ông bảo người chèo thuyền nhanh chóng vớt lên, đặt ở đầu thuyền.

Vào đêm hôm đó, ông nghe thấy trên thuyền có tiếng đi lại giống như có thiên nhân đến bái kiến, trong lòng vô cùng ngạc nhiên. Sáng sớm hôm sau, ông phá hộp gỗ thì phát hiện bên trong là một bộ “Kinh Kim Cương” chữ triện.

Kinh văn tổng cộng có 32 chương, mỗi chương được chữ ghi chép bằng một loại chữ triện. Uông Tĩnh Phong lập tức thỉnh nhà thư pháp họ Hồng viết phỏng theo, tạo bản khắc in và phát hành. Còn bộ kinh sách kia vì là bảo vật trong Long cung nên Uông Tĩnh Phong đã dâng hương quỳ lạy rồi trả lại nguyên vẹn xuống sông Trường Giang.

2. Cá có ơn tất báo

Hồ Côn Minh là do Hán Vũ Đế sai người mở rộng để diễn tập thuỷ chiến, trong đó có một linh chiểu tên là Thần Trì, nơi từng được Nghiêu Đế cho thuyền neo đậu khi trị thủy. Hồ nước rộng lớn này nối thông với Bạch Lộc Nguyên, có người câu cá tại Bạch Lộc, cá kéo đứt dây cầu, mang theo lưỡi câu bơi đi mất.

Vào ban đêm, con cá báo mộng cho Hán Vũ Đế, thỉnh cầu ông tháo lưỡi câu giúp nó. Ngày hôm sau, Hán Vũ Đế du ngoạn trên Thần Trì thì nhìn thấy một con cá lớn ngậm dây thừng. Lúc đó ông thầm nói: “Chẳng lẽ đây là con cá xuất hiện trong giấc mơ tối qua?

Vì vậy ông sai người bắt con cá lên tháo lưỡi câu ra, rồi lại thả nó vào hồ. Sau đó Hán Vũ Đế đã nhận được một viên Dạ Minh Châu. Từ đó hồ này còn có biệt danh là Viên minh châu tỏa sáng trên cao nguyên.

18406ca33bea4c6f932eca92d5182e7e

Lại có một câu chuyện khác kể rằng, vào thời Lưu Tống Văn Đế có một người tên Lưu Xu, tự Chính Nhất, người Bành Thành (nay là Từ Châu). Vào mùa Xuân năm thứ ba Nguyên Gia, trên đường từ Giang Lăng đến Ngạc Hạ, Lưu Xu ngủ trọ tại Minh Châu. Đêm đó khi Trăng vừa lên, ông ngồi ẩm rượu ngắm Trăng được một lúc thì chợt nghe có hai người gõ thuyền và hô lớn tên ông: “Chính Nhất! Chúng tôi đến từ Ngạc Hạ. Muốn gặp Chính Nhất“.

Lưu Xu ngẩng đầu nhìn lại thì thấy có hai người đứng trên bờ, thân cao hơn năm thước (tương đương 1,67m), tướng mạo khôi ngô, trang sức lộng lẫy, đều mặc trăng phục trắng. Lưu Xu liền đi ra nói chuyện với họ. Hai người kia nói: “Từ lâu đã muốn đến bái kiến ông, hôm nay đúng dịp là ngày tốt cảnh đẹp“.

Lưu Xu hỏi: “Hai người từ Ngạc Hạ đến có gì chỉ giáo?

Một người nói: “Nghe nói ông là người có học vấn rất cao thâm, cho nên chúng tôi muốn bái kiến ông“. Thế là họ cùng nhau ẩm rượu.

Đến khuya, hai người kia đều say, nằm xuống ngay tại chỗ uống rượu. Lúc đó Lưu Xu vô cùng kinh ngạc, nhìn người bên trái rồi lại nhìn người bên phải, nháy mắt mấy lần mà không dám nói lời nào, đồng thời lấy chăn đắp cho hai người kia.

Khi Mặt Trời lên hai người này vẫn còn ngủ, Lưu Xu muốn đánh thức họ nhưng lúc nhấc chăn lên thì thấy hai con cá lớn dài gần 2m, mắt chúng tuy chuyển động nhưng vẫn có vẻ rất buồn ngủ. Lưu Xu không dám giết họ nên khiêng đi thả vào nước.

Tối hôm đó, Lưu Xu nằm mơ thấy hai người mặc trang phục trắng, mỗi người cầm một viên ngọc trai đặt trước giường Lưu Xu, không nói lời nào đã rời đi. Đến hừng đông, Lưu Xu thức dậy thì phát hiện hai hạt châu có đường kính hơn 3cm nằm trước gối, đây là song bạch cá!

***

Con cá còn biết có ân tất báo thì con người chúng ta càng phải biết đền ơn đáp nghĩa. Thực ra, con người nếu có thể gìn giữ đạo đức và lương tri, trong tâm luôn tồn giữ thiện niệm, lấy Chân Thiện Nhẫn để đối đãi với mọi chuyện thì tự khắc sẽ được thần linh và vạn vật bảo hộ. Trên đời này, “thiện ác hữu báo” chính là lẽ công bằng của vũ trụ.

Quy luật nhân quả đôi lúc không được tin tưởng bởi vì xã hội vẫn chứng kiến những người tốt phải chịu khổ đau và người không tốt lại có thành quả mong muốn. Tuy nhiên, những điều trên chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, bởi thế giới tự nhiên và xã hội luôn vận động không ngừng, không phải không có nhân quả mà chỉ là đến sớm hay muộn thôi!

Tú Văn

 

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x