Vai trò của “hiến chương về đại dương”

15/06/15, 09:45 Tin Tổng Hợp

ANTĐ – Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 là một dịp để người ta thấy vai trò của một trong những văn kiện quốc tế cơ bản và có tầm quan trọng đặc biệt.

ANTĐ – Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 là một dịp để người ta thấy vai trò của một trong những văn kiện quốc tế cơ bản và có tầm quan trọng đặc biệt.

Với sự tham dự của 136 trên 167 quốc gia thành viên, các tổ chức quốc tế và các nước quan sát viên, Hội nghị lần thứ 25 diễn ra tại trụ sở chính của LHQ ở New York (Mỹ) từ ngày 8 đến 12-6. Hội nghị đã xem xét, thông qua các báo cáo về hoạt động trong năm 2014 của Tòa án quốc tế về Luật biển, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương và Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa.

Được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực từ năm 1994 và cho đến tháng 10-2014 đã có 167 quốc gia và Cộng đồng châu Âu tham gia Công ước này.

Hoạt động tôn tạo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây sự chú ý tại Hội nghị lần thứ 25 các quốc gia thành viên UNCLOS

Đây có thể coi là “Hiến chương về đại dương”, một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, vốn chiếm 70% diện tích bề mặt Trái đất. Nó xác định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện hoạt động quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương.

Công ước là căn cứ để xác định tính phù hợp và hợp pháp của các hành vi mà các quốc gia tiến hành trên biển. Trên cơ sở Công ước, mỗi quốc gia thành viên có trách nhiệm tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của các nước thành viên khác đối với lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ được hoạch định theo Công ước. Mọi hành vi đơn phương xâm phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển là vi phạm các quy định của Công ước.

Là một quốc gia ven biển, Việt Nam hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của Công ước. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước ngay trong ngày đầu tiên Công ước được mở ký.

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để tuân thủ các quy định của Công ước Luật Biển, trong đó có việc ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012. UNCLOS cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trên Biển Đông, khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và có tuyến hàng hải lớn thứ hai trên thế giới.

Điều này thể hiện rõ tại diễn đàn Hội nghị lần thứ 25 này, khi Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải, tự do hàng hải, hàng không, phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế.

Trên cơ sở đó, đại diện của Việt Nam đã nêu rõ sự quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông hiện nay, đặc biệt là các hoạt động cải tạo và xây dựng quy mô lớn làm thay đổi tính chất tự nhiên của một số cấu trúc ở Biển Đông, phá hủy môi trường và hệ sinh thái biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực, gây lo ngại lớn trong các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như các quốc gia trong và ngoài khu vực.

Trưởng đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh cần chấm dứt ngay các hành động làm thay đổi nguyên trạng, phá hoại môi trường biển và làm phức tạp thêm các tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời khẳng định lập trường của Việt Nam, theo đó các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ các cam kết của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
33 năm sau khi ra đời và 21 năm có hiệu lực, Công ước LHQ về Luật biển vẫn khẳng định vai trò thiết yếu và giá trị quan trọng của mình đối với nhân loại.

Theo ANTĐ

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x