Uống trà kể chuyện xưa: Đông Phương Mỹ Nhân khiến nữ hoàng Anh ngợi khen không ngớt

22/08/17, 16:12 Tri thức

Nhắc đến trà thì không thể không nhắc đến nơi xuất sinh rất nhiều loại trà hảo hạng – Trung Quốc. Từ khi được phát hiện đến nay, trà đã trở thành một thói quen sinh hoạt không thể tách rời trong đời sống người dân từ Đông sang Tây.

 Lục Vũ được xưng tôn là "Trà thánh", cả đời chỉ xoay quanh trà, tinh thông trà đạo, để lại cho hậu thế cuốn "Trà kinh" nổi tiếng chuyên ghi chép về trà. (Ảnh: Pinterest)
Lục Vũ được xưng tôn là “Trà thánh”, cả đời chỉ xoay quanh trà, tinh thông trà đạo, để lại cho hậu thế cuốn “Trà kinh” nổi tiếng chuyên ghi chép về trà. (Ảnh: Pinterest)

Nói về nguồn gốc của trà, ở Trung Quốc xưa nay lưu truyền truyền thuyết “Thần Nông nếm thử trăm thứ cỏ, ngày trúng phải 72 thứ độc, nhờ trà mà giải được độc”, như sau:

Tương truyền tổ tiên Thần Nông của người Trung Quốc có một cái bụng trong suốt như thủy tinh, bất kể thứ gì ăn vào cũng đều có thể thấy rõ ràng. Lúc đó, con người đang trong trạng thái nguyên thủy, dù là thịt cá hoa quả đều ăn sống nuốt tươi, nên tất nhiên là thường mắc bệnh.

Truyền thuyết kể rằng Thần Nông vì để giúp đỡ loài người, bèn lợi dụng cái bụng thủy tinh của mình để nếm thử trăm thứ cỏ, nhìn xem những thứ đó sau khi ăn vào trong bụng sẽ xảy ra biến hóa như thế nào. Quanh năm suốt tháng ông trèo đèo lội suối, một ngày nọ, ông bắt gặp một loài cây lá xanh hoa trắng, Thần Nông bèn ăn thử lá của loài cây ấy.

Thật kỳ lạ, sau khi ăn lá, ông phát hiện trong dạ dày phát sinh biến hóa kỳ diệu. Những chiếc lá ấy chẳng những lưu chuyển trong ruột từ trên xuống dưới, gột tẩy sạch sẽ những thứ đồ ăn thừa, mà sau khi ăn vào miệng còn có mùi hương, cảm giác thơm ngọt.

Phát hiện tác dụng giải độc của loại lá cây này, Thần Nông vô cùng mừng rỡ. Ông cho rằng việc mình phát hiện ra loài cây ấy là do thần tiên cảm động, niệm tình ông tuổi già tâm thiện, khổ công hái thuốc chữa bệnh cho con người, nên ban tặng ông lá ngọc ấy để cứu giúp chúng sinh. Thế là Thần Nông cảm tạ trời xanh, đồng thời càng chăm chỉ đi thu thập thảo dược.

Sau này, mỗi lần nếm phải cỏ độc, ông đều dùng loại lá này để giải độc. Bởi loại lá xanh này giống như một vị lương y, kiểm tra và gột tẩy cho cái bụng của Thần Nông, nên ông bèn gọi loại lá xanh ấy là “Tra” (nghĩa là kiểm tra). Sau này người ta biến đổi chữ ấy thành “Trà”. Đó chính là nguồn gốc của trà.

Đến thời Đường, Lục Vũ được xưng tôn là “Trà thánh”, cả đời chỉ xoay quanh trà, tinh thông trà đạo, để lại cho hậu thế cuốn “Trà kinh” nổi tiếng chuyên ghi chép về trà.

Vũ Di nham trà

Đây là một loại trà vô cùng được yêu thích, có phong vị đặc trưng của vùng nham thạch, dư vị kéo dài, khiến người khi đã uống vào thì khó lòng mà quên được.

Vũ Di nham trà sở hữu một trong “tứ đại danh tùng” là Đại Hồng Bào. Loại trà này là sản vật của động đá Cửu Long, tại vách núi Thiên Tâm thuộc Vũ Di sơn, vùng núi trải rộng 60 km, với 36 đỉnh và 99 vách đá dựng đứng, cây rừng trùng trùng xanh mướt, hẻm núi dọc ngang, khe suối nước tranh nhau chảy róc rách.

Đại Hồng Bào là trà trên mỏm núi đá Vũ Di tỉnh Phúc Kiến. (Ảnh: Mychistory)
Đại Hồng Bào là trà trên mỏm núi đá Vũ Di tỉnh Phúc Kiến. (Ảnh: Mychistory)

Mùa đông tại đây không quá rét buốt, mùa hè không quá oi bức, khá nhiều mưa và hơi sương, mây mù lượn lờ, thích hợp để biến vùng đất sỏi đá này thành khu vực có thổ nhưỡng phong phú về khoáng vật. Ánh mặt trời khi chiếu xuống cây trà trên vách núi sẽ tạo thành sắc đỏ tươi như lửa. Vào thời Tống, Vũ Di nham trà trở thành cống trà.

Tương truyền, thời cổ đại có một vị trên đường đến kinh thành ứng thí, đi ngang qua vùng Vũ Di sơn, bụng bỗng dưng nổi cơn đau mà ngã vật ở bên đường, lão phương trượng chùa Thiên Tâm trông thấy, bèn pha một loại trà cho anh ta uống. Vị tú tài uống xong thì mau chóng khỏi bệnh. Về sau, người này đỗ trạng nguyên, anh ta trở về Vũ Di sơn cảm tạ ân nhân đã cứu mạng mình, khi đó đã cởi hồng bào mình đang mặc khoác lên cây trà, loại trà này từ đó mà có tên Đại Hồng Bào.

>>> Đại Hồng Bào – Thức uống đắt nhất thế giới, 1 ngụm giá hơn 1 triệu đồng

Lá trà Đại Hồng Bào có dạng sợi rời nhau, nằm ngay ngắn, màu đen nhuận, pha thành nước thì sắc trong sáng, do thời gian lên men dài ngắn khác nhau mà màu nước trà cũng không giống nhau, có thể từ sắc da cam đậm đến ánh hồng, khi uống vào vị thuần hậu đặc biệt, không chỉ có thể nhanh chóng cảm nhận được vị ngọt rõ ràng mà còn có thể thấu tỏ cái gì là “cốt cảm”, cảm giác thấu tận tâm can, mùi hương đặc biệt bền bỉ và nồng hậu. Đây chính là cái được gọi là “Vẻ trác tuyệt tinh anh sông núi hội tụ, vật phẩm hương hoa cốt thạch vượt trội”.

Thi nhân triều Thanh là Viên Mai từng khen ngợi Vũ Di nham trà: “Chén nhỏ như hồ đào, ấm bằng quả phật thủ, mỗi lần châm chỉ rót lượng nhỏ, đưa lên miệng nhấp không nỡ nuốt vội. Đầu tiên ngửi hương trà, sau bắt đầu nếm vị, chậm rãi nuốt để cơ thể cảm nhận. Quả nhiên, hương thơm thanh khiết xông vào mũi, lưỡi đầy vị ngọt. Nhấp 1 chén rồi lại thêm 1 chén, người nóng nảy mấy cũng dịu xuống, tâm tình vui vẻ sảng khoái”.

Người dân bản xứ khi nói về Đại Hồng Bào, đã đưa ra nhận xét rằng: Đây là loại trà “có vẻ ngoài của kẻ ăn mày, còn giá trị bên trong lại xứng tầm đế vương”.

Đông Phương Mỹ Nhân trà

Theo truyền thuyết phương Đông, Đông Phương Mỹ Nhân trà là mỹ vị mà các vị thần trên thiên thượng cẩn thận an bài cho nhân gian. Hàng năm, trước và sau tiết Đoan Ngọ được cho là thời kỳ mong đợi nhất để thu hái Đông Phương Mỹ Nhân trà.

Tương truyền, hơn 100 năm trước, thương nhân Anh quốc là John Dodd đã đem loại trà này dâng lên Nữ hoàng Anh khi đó là Victoria, nữ vương vô cùng thích thú với hương vị trà này, bà cho rằng vẻ ngoài của nó chẳng khác gì vẻ nhu mì dịu dàng của người con gái đẹp phương Đông, trong khi đó nơi sản sinh ra loại trà này cũng nằm ở phương Đông là Đài Loan, thế nên trà được mệnh danh là “Đông Phương Mỹ Nhân”.

Đông Phương Mỹ Nhân trà là mỹ vị mà các vị thần trên thiên thượng cẩn thận an bài cho nhân gian. (Ảnh: Epoch Times)
Đông Phương Mỹ Nhân trà là mỹ vị mà các vị thần trên thiên thượng cẩn thận an bài cho nhân gian. (Ảnh: Epoch Times)

Trà Đông Phương Mỹ Nhân sinh trưởng tại vùng đất tránh gió ẩm, đầy đủ ánh nắng, cũng không được trồng nơi ô nhiễm, lá trà ngon nhất là loại lá “nhất tâm nhị diệp”, đặc biệt có vết cắn của “tiểu lục hiệp thiền”, tức là một chủng rầy xanh.

Rầy dùng vòi châm vào lá hút phần dinh dưỡng cùng nước nhưng lại không khiến lá trà bị hư hỏng, nhờ ánh sáng mặt trời mà lá tiết ra enzyme, các lông tơ trên lá trà non không thể tiến hành quá trình quang hợp bình thường, nên héo lại, tạo thành sợi màu vàng óng ánh.

Lá trà bị côn trùng cắn, trải qua quá trình xử lý thì không còn thấy được vết cắn nữa, mặt khác vẻ ngoài sợi trà vẫn nguyên vẹn, óng ánh. Lá trà lúc này hiện lên ngũ sắc trắng, xanh, hồng, vàng, nâu, bóng sáng như hổ phách, hương vị tự nhiên như mật ngọt, thuần hậu sảng khoái, dư vị bền lâu. Có quy trình chế biến như hồng trà, loại trà này thuộc hàng trà Ô Long cực phẩm.

Cổ nhân nói: “Xưa nay, trà ngon tựa giai nhân”, do người con gái tiếp nhận đạo của trà, sẽ biết dụng tâm tỉ mỉ làm ra món trà thơm, dụng tâm mà đối nhân xử thế, dụng tâm bảo trì phẩm tính ôn nhu nhã nhặn.

Thiết Quan Âm trà

Tiết thu tháng 10 là thời điểm tốt nhất để thu hoạch loại trà này.

Thiết Quan Âm trà là loại trà duy nhất được cho là sở hữu “xuân thủy thu hương”, nước trà mới pha rất sảng khoái, thuần hậu, để lại dư vị ngọt sâu đậm, hương thu tỏa ra từ trà bay rất xa, càng về lâu càng khiến tâm tình người thưởng trà vui vẻ, thoải mái.

Người xưa nói: “Ô Long kỳ hương phiêu tứ hải, Quan Âm thần vận truyền ngàn năm”.

Thiết Quan Âm là loại trà bán lên men, ngoại hình lá xoăn sợi rồi vo tròn, màu xanh nâu, hương trà phức nồng, có hương hoa lan tự nhiên.

Thiết Quan Âm là loại trà bán lên men, ngoại hình lá xoăn sợi rồi vo tròn, màu xanh nâu, hương trà phức nồng. (Ảnh: Chamagood)
Thiết Quan Âm là loại trà bán lên men, ngoại hình lá xoăn sợi rồi vo tròn, màu xanh nâu, hương trà phức nồng. (Ảnh: Chamagood)

Truyền thuyết kể rằng, đầu khu rừng tùng ở huyện An Khê có một người nông dân trồng trà tên là Ngụy Âm, người này tin Phật rất thành kính, mỗi sáng đều dâng lên Quan Âm Bồ Tát một chén chè xanh.

Một ngày nọ, anh ta lên núi đốn củi, bỗng nhiên phát hiện trong khe hở nơi vách đá mọc ra một cây trà, khi ánh Mặt trời chiếu xuống thì tỏa ánh sáng chói lòa, vô cùng linh dị. Thế là anh ta đào cây lên, đem về chăm sóc, thu hoạch lá để chế biến thành trà.

Loại trà được tạo ra nặng chắc như sắt, mùi rất thơm, anh ta tin rằng đó là Quan Âm ban tặng, nên đặt tên cho món trà này là Thiết Quan Âm.

Bạch Cư Dị trong bài “Vịnh ý” nói về việc uống trà như sau:

“Hoặc ngâm thi nhất chương,

Hoặc ẩm trà nhất âu,

Thân tâm vô nhất hệ,

Hạo hạo như hư chu.

Phú quý diệc hữu khổ,

Khổ tại tâm nguy ưu,

Bần tiện diệc hữu nhạc,

Nhạc tại thân tự do”.

Tạm dịch:

“Hoặc ngâm một chương thơ;

Hoặc nhấm một âu trà,

Thân tâm không cùng tại,

Mênh mang như thuyền không,

Phú quý cũng chứa khổ,

Khổ tại tâm ưu phiền,

Trong bần tiện có nhạc,

Nhạc khiến thân tự do”.

Người xưa nói: “Người uống trà, tự xét mình”, nếu có thể xem trà như gương soi, từ đó soi vào thấy nội tâm, xem xét sự chưa trọn vẹn của bản thân để biết tu tâm dưỡng tính, hoàn thiện chính mình, ấy chính là chân lý của đạo trà.

Người xưa thế nào, người nay cũng vậy, khi nhập đạo trà đã là không màng danh lợi, không tranh quyền thế, không ràng không buộc, tự do tự tại, ấy chính là tiến vào cảnh giới đạo trà.

Hàn Mai biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x