Tuyên truyền phản tác dụng, hé lộ lịch sử bán nước của Giang Trạch Dân
Từ khi bắt đầu việc khảo sát biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc năm 1991, Giang Trạch Dân đã hoàn toàn chấp thuận những hiệp ước bất công của Nga. Lãnh thổ Trung Quốc khoảng hơn một triệu km² đã bị Giang đánh mất vĩnh viễn.
Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết về đường lưỡi bò vào ngày 12/7, phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “đường chín đoạn”, lãnh đạo Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, hai người ít khi lên tiếng phản đối với phán quyết này hay bày tỏ rằng sẽ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hiệp thương và hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Trái lại, ông Lưu Vân Sơn, thường ủy thuộc phe cánh Giang Trạch Dân, đã kiểm soát toàn bộ bộ máy tuyên truyền, cao giọng “nổ súng” sẵn sàng nghênh chiến, kích động lòng dân, và dùng “chiến tranh” để uy hiếp. Cách làm đó một mặt là để “tung hỏa mù” nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng, giảm áp lực trong chiến dịch “chống tham nhũng” của ông Tập Cận Bình đang nhắm vào thành viên chủ chốt cuối cùng của phe cánh Giang Trạch Dân; hai là để khuấy động lập trường “giải quyết hòa bình” của hai nhà lãnh đạo hiện nay là ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường.
Các trang báo đăng ngày 13/7 của giới truyền thông do bộ máy tuyên truyền kiểm soát, gần như đều lấy phán quyết của Tòa Trọng tài làm nguồn tin hàng đầu, lên tiếng phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài là hoàn toàn vô hiệu, mang đậm mùi vị khiêu khích.
Một bài viết trên trang Nhân Dân nhật báo với nhan đề “Đừng lấy ‘giấy vụn’ làm lệnh tiễn”, lên án phán quyết của Tòa Trọng tài là vì để đoán ý nói hùa theo Philippines và “một vài thế lực ở quốc tế”, rồi phân tích sự thành lập và bối cành của Tòa Trọng tài, cho rằng bản chất án trọng tài là “trò hề do Mỹ đứng sau điều khiển, Philippines chỉ biểu diễn trước sàn diễn mà thôi”.
Còn trang Bán Đảo thần báo (epaper.hilizi.com) của Đại Liên dùng chữ lớn làm nhan đề “Một mảnh giấy vụn, một trò hề” để hình dung phán quyết của Tòa Trọng tài, không ít tờ báo còn lấy câu “không chấp nhận, không thừa nhận, không tuân theo” làm tiêu đề.
Tờ Nhân Dân nhật báo đăng tải bài luận “Tiếng chuông bình luận”, không chỉ chỉ trích thẳng nước Mỹ, mà còn nói rằng Tòa Trọng tài “từ khi vừa mới bắt đầu đã đi lệch khỏi mục tiêu công chính khách quan, trở thành bộ máy riêng của một số quốc gia và nhân sĩ nào đó”. Tờ báo quân đội của chính quyền cộng sản Trung Quốc trong bài viết bình luận ngay trang đầu cho rằng, Tòa Trọng tài “là khoác trên mình lớp vỏ chính trị về mặt pháp luật để gây hấn”.
Ngày 14/7, Lục Khang, người phát ngôn của bộ ngoại giao chính quyền Trung Quốc, lên tiếng nói rằng “Lấy Nam Hải (biển Đông) tạo áp lực cho Trung Quốc, sẽ khiến Nam Hải trở thành cái nôi của chiến tranh”.
Tướng lĩnh quân đội Trung Quốc phát ngôn trên trang Thời báo Hoàn Cầu rằng “Nếu như Nam Hải khai chiến, bao nhiêu chiến hạm của Mỹ đều sẽ không thể trở về được nữa”.
Tuy nhiên, trên các trang mạng xã hội lại là một cảnh tượng hoàn toàn khác.
Mấy ngày nay, trên mạng xã hội có lưu hành một bài viết có nhan đề “Bản đồ của Trung Quốc là hình ‘kim kê’ hay lá hải đường”, Hứa Kỳ Lương, phó chủ tịch Ủy ban Quân sự trong bài phát biểu liên quan đến việc “quyết không để cho lãnh thổ mà tổ tiên để lại mất đi một tấc” đều đang trực tiếp ám chỉ lịch sử bán nước của Giang Trạch Dân.
Giang Trạch Dân hai tay dâng lãnh thổ Trung Quốc với diện tích gấp 40 lần Đài Loan cho Nga
Sau khi nhậm chức, Giang Trạch Dân từng viếng thăm Nga vào năm 1991 và năm 1994. Ngày 9/12/1999, ông Giang Trạch Dân đã ký với Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin trong “Nghị định thư về Giới tuyến Đông – Tây giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga”, theo đó đã nhượng hơn 1 triệu km² lãnh thổ Trung Quốc cho Nga.
Ngày 16/7/2001, ông Giang Trạch Dân lại ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin – Moscow về “Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung”, theo đó thừa nhận vùng Vladivostok và khu viễn đông bên cạnh không thuộc lãnh thổ Trung Quốc, chấp nhận Hiệp ước bất bình đẳng mà chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) các khóa trước đều không thừa nhận.
“Hiệp ước Hợp tác láng giềng tốt Nga – Trung” ngày 16/7/2001 mà ông Giang Trạch Dân ký với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kremlin đã hợp pháp hóa hàng loạt Hiệp ước bất bình đẳng giữa chính quyền nhà Thanh và Nga trước đây, trong đó gồm “Hiệp ước Aigun” (Điều ước Ái Hồn), “Hiệp ước Bắc Kinh”…
Theo những ký kết, ông Giang Trạch Dân đã chấp nhận trao vĩnh viễn cho Nga một phần lớn diện tích lãnh thổ mà trước đây bị Sa hoàng Nga chiếm đoạt, trong đó bao gồm Khu vực Tannu (khoảng 170.000 km²) mà năm 1953 đã được Liên Hiệp Quốc thừa nhận là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, ngoài ra còn “Hiệp ước Aigun” bất bình đẳng về vấn đề 64 làng ở Giang Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Bài viết chỉ ra, trước đây, trong “Điều ước Trung-Nga Nerchinsk” (7/9/1969) rõ ràng đã thừa nhận đảo Sakhalin (76.400 km², diện tích gấp đôi Đài Loan) cùng cả ngàn hòn đảo xung quanh thuộc về Trung Quốc.
Theo “Điều ước”, ông Giang Trạch Dân đã ký trao hơn 3 triệu km² lãnh thổ vùng Đông Bắc đang trong tranh luận chưa rõ ràng để “nhượng lại” cho Nga, ngoài ra còn trao cho Nga phần diện tích cửa sông Tumen đổ ra biển thuộc tỉnh Cát Lâm, làm con đường duy nhất đi ra biển Nhật Bản từ hướng đông bắc Trung Quốc bị chặn đứng.
Sau khi Hiệp ước được ký, truyền thông Nga đã đưa tin ăn mừng nhưng người dân Trung Quốc lại không hay biết gì, chỉ có một số ít người Trung Quốc biết tiếng nước ngoài đã đọc được thông tin và thể hiện sự phẫn nộ đối với chính quyền.
Những ký kết phi lý của ông Giang Trạch Dân làm người Trung Quốc mất căn cứ pháp lý để đòi Nga trao trả lại phần diện tích lãnh thổ này.
Giang Trạch Dân bán nước là vì để che đậy tiểu sử ông đã từng làm gián điệp cho Nga
Hành động bán nước của ông Giang Trạch Dân có bắt nguồn từ thế hệ trước, cha của ông Giang và bản thân ông từng làm Hán gian cho Nhật Bản. Trước năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô đánh vào vùng đông bắc Trung Quốc đã thu được toàn bộ tài liệu về hệ thống đặc vụ của tướng quân người Nhật là Doihara Kenji, trong đó có hồ sơ và hình ảnh liên quan đến việc người Nhật từng huấn luyện cho ông Giang Trạch Dân.
Sau này khi Giang Trạch Dân đi Liên Xô du học, tình báo Liên Xô đã điều tra hồ sơ và phát hiện ông từng làm Hán gian, sau đó nhờ nắm được điểm yếu về những mối quan hệ bất chính với phụ nữ Nga của ông Giang, nên đã ép ông phải làm Đặc vụ cho Cục Viễn đông của Liên Xô.
Tháng 5/1991, ông Giang Trạch Dân đi thăm Liên Xô với thân phận là Tổng Bí thư ĐCSTQ, khi tham quan nhà máy sản xuất ô tô Ligachev, Cơ quan tình báo Liên Xô KGB đã khôn khéo bố trí ông Giang Trạch Dân tình cờ gặp nữ gián điệp Klava của Liên Xô, người mà ngày trước đã khiến cho Giang phải phủ phục dưới váy quần.
Một khi thân phận này bị bại lộ, không kể là Giang Trạch Dân hay ĐCSTQ đều có thể sẽ phải rớt đài ngay. Vì để giữ gìn bí mật này, không kể là phải hy sinh lợi ích quốc gia lớn đến đâu, Giang đều sẽ phải đồng ý điều khoản giao dịch này với Nga.
Còn về phía chính quyền cộng sản Trung Quốc, sau khi Giang ký những điều ước này, cũng sợ nếu công khai tình hình cụ thể của điều ước sẽ dẫn đến bản thân mình rớt đài, đây là nguyên nhân vì sao khi nội bộ ĐCSTQ sau khi biết được sự thật đều không chịu truy cứu trách nhiệm của Giang.
Quyển sách “Con người Giang Trạch Dân”
Trong quyển sách “Con người Giang Trạch Dân” có nói rằng động cơ bán nước của Giang Trạch Dân so với Tần Cối bán nước cầu vinh năm xưa hoàn toàn giống hệt như nhau: Thứ nhất là cố gắng đạt được mục đích tự bảo vệ mình, bảo vệ lịch sử gián điệp của mình không bị công khai; Thứ hai là cầu vinh, cầu mong có được sự ủng hộ của Nga đối với quyền thế chính trị của mình. Giang Trạch Dân đã áp dụng thủ đoạn vô cùng đê tiện.
Việc đàm phán lãnh thổ giữa chính quyền Trung Quốc và Nga vẫn luôn được tiến hành, điều then chốt trong đó là việc đàm phán xác định biên giới chung. Giang vì để đạt được mục đích của mình, liền làm ra một bộ khác, lấy luận điệu của Đặng Tiểu Bình làm cờ hiệu, tự mình xác lập đường biên giới, hoạt động lén lút, sử dụng chiêu trò ra tay trước chiếm được ưu thế, và gắng hết sức phong tỏa thông tin có thể, che đậy rất tuyệt mật, bao gồm các quan chức cấp cao trong nội bộ Đảng đều không biết được tình hình cụ thể.
Tuy nhiên, giấy không gói được lửa, những nhân sĩ cấp cao, nhất là tướng lĩnh cấp cao trong quân đội, như Trì Hạo Điền sau khi biết được chân tướng, thì Giang Trạch Dân liền bắt đầu giở trò ăn vạ, bày ra cái chiêu “heo chết không sợ nước sôi” đem trách nhiệm cá nhân với sự tồn vong của Đảng buộc chặt lại với nhau, ép người ta phải ngậm miệng.
Lúc này, đối diện với hành vi bán nước có thể dấy lên kháng nghị trên cả nước, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã sợ hãi, duy trì quyền lực thống trị đã trở thành lợi ích cao nhất của phe cánh họ. Thế là, tháng 6/2005, đảo Bolshoi Ussuriysky, hay đảo Hắc Hạt Tử hoàn toàn được đưa ra trao cho Nga, chỉ lấy về một chút lãnh thổ.
Giang Trạch Dân chỉ thị khởi động bộ máy quốc gia, khuếch đại lợi ích của “một phần vạn diện tích lãnh thổ” mà ông đã bán thành 40 năm đàm phán với những thành tựu to lớn, các bộ ngành trên dưới của chính quyền cộng sản Trung Quốc cũng tô vẽ một cách trắng trợn để che đậy bộ mặt, che đậy hành vi bán nước thật sự, lừa gạt người dân. Giang Trạch Dân và chính quyền Trung Quốc thông đồng với nhau, lợi dụng lẫn nhau để tìm được cảm giác chung.
Nhưng giờ đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc thoi thóp hơi tàn này đã không thể che chở cho Giang Trạch Dân mang trên thân nhiều tội ác này. Bất luận là làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân của những học viên Pháp Luân Công trong và ngoài nước, hay là người dân toàn thế giới đang dõi theo tội ác mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác, từ nạn lũ lụt diễn ra ở khắp nơi trong nước cho đến tranh chấp lãnh thổ, rồi đến “đại chiến dịch thanh trừng tham nhũng”, Giang Trạch Dân đều đã đi vào tầm ngắm của dư luận cả trong và ngoài nước. Giang bị đưa ra xét xử là sự thật đã định trước. Dưới bánh xe xoay vần của lịch sử, chớ nên vì bị chút lợi ích nhỏ nhoi mê hoặc mà trở thành vật bồi táng theo ông ta.
Theo epochtimes.com