Tưởng Giới Thạch bị chụp mũ là “đầu hàng bán nước” ra sao?

06/02/17, 11:51 Trung Quốc

Hiện nay, hai bờ eo biển đều công nhận rằng, Tưởng Giới Thạch là lãnh tụ tối cao lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật. Ông được tán dương là “Lãnh tụ chống Nhật”, “Vĩ nhân dân tộc”. Tuy nhiên, tất cả e rằng vẫn còn chưa đủ để diễn tả hết công lao của ông.

Tưởng Giới Thạch là vĩ nhân dân tộc Trung Hoa, lãnh tụ tối cao lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến tranh kháng Nhật. (Ảnh: Internet)

Tưởng Giới Thạch là vĩ nhân dân tộc Trung Hoa, lãnh tụ tối cao lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành chiến tranh kháng Nhật. (Ảnh: Internet)

Hiện nay, hai bờ eo biển đều công nhận rằng, Tưởng Giới Thạch là lãnh tụ tối cao lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật, chính ông là người lãnh đạo quân dân toàn quốc vượt mọi khó khăn gian khổ tiến hành cuộc chiến đấu anh dũng đẫm máu, kiên trì ngoan cường không sờn lòng, cuối cùng đã giành được thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Ông được tán dương là “Lãnh tụ chống Nhật”, “Vĩ nhân dân tộc”, như vậy e rằng vẫn còn chưa đủ diễn tả hết công lao của ông.

Thế nhưng, hơn nửa thế kỷ trước đến nay, giới truyền thông chính thống, nhận thức chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng với những tư liệu lịch sử và tác phẩm văn nghệ luôn nói rằng Tưởng Giới Thạch là “tiêu cực kháng Nhật, phản đối kháng Nhật”, “khuất phục nhượng bộ, đầu hàng bán nước”, thậm chí còn đánh đồng ông với Uông Tinh Vệ, đều là “quân Hán gian bán nước”! Một số tác phẩm điện ảnh và truyền thông cho đến tận bây giờ, vẫn còn kéo dài tập quán lịch sử, mắng Tưởng Giới Thạch là “đầu hàng bán nước”, nếu không bị Trương Học Lương phát động “biến cố Tây An” bức Tưởng chống Nhật, nếu không bị Đảng Cộng Sản đàn áp và tranh thủ, Tưởng Giới Thạch đã sớm rơi vào vũng bùn “Hán gian”.

Loại quan điểm sự thực lịch sử trái ngược này thật không ngờ lại thâm căn cố đế, khó có thể sửa chữa như vậy. Hiện nay, bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu cải chính “8 năm kháng chiến” thành “14 năm kháng chiến”, mục đích đương nhiên là “sửa chữa sai lầm lịch sử, phục hồi lại sự thật lịch sử”, nhằm có lợi cho việc tiến hành giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Tuy nhiên, nếu lịch sử giả dối chẳng được sửa chữa, chiếc mũ đen “đầu hàng bán nước” trên đầu lãnh tụ chống Nhật tối cao Tưởng Giới Thạch không được triệt để xóa bỏ, dưới sự che phủ của lớp sương mù chủ nghĩa hư vô lịch sử, thì sao có thể tiến hành được việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước đúng đắn chứ?

“Chứng cứ” việc Tưởng Giới Thạch “đầu hàng bán nước”, về cơ bản đều nguyên từ khoảng thời gian 6 năm từ “biến cố 918” năm 1931 đến “biến cố 77 (sự kiện cầu Lư Câu)” năm 1937. Mà chứng cứ lớn nhất là, trong “biến cố 918”, đối mặt với sự tấn công của quân Nhật, Tưởng ra phát “mệnh lệnh không chống cự” đến Trương Học Lương, dẫn đến việc 3 tỉnh miền Đông Bắc (Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang) lần lượt thất thủ. Điều này chẳng khác gì Tưởng Giới Thạch “chắp tay” dâng tặng non sông quý giá cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, như vậy không phải bán nước thì là gì?

Đối với cách nói này, có một điều nghi vấn cứ luẩn quẩn trong lòng mọi người, nhưng lại không dám nói ra: năm 1931, Tưởng Giới Thạch trên căn bản đã thống nhất được cả nước. Với cương vị là chủ của một nước, “phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ” (dưới khắp gầm trời, đâu chẳng đất vua), đối với sự mất mát lãnh thổ, người đau lòng nhất, đương nhiên là Tưởng Giới Thạch, chứ không phải bất kỳ ai khác. Bành Đức Hoài có câu: “Con bán đất của cha không đau lòng”, nhưng lúc đó lại là “cha (Tưởng Giới Thạch) không đau lòng, còn đám “con nít” lại đau đớn tột cùng, tức giận mắng Tưởng bán đứng non sông gấm vóc. Điều này không phải là quá kì lạ sao?

Trương Học Lương, người trong cuộc chủ yếu nhất, năm 1990 sau khi được tự do, đã làm sáng tỏ sự thật này với ngoại giới. Trong năm đó, ký giả Hiệp hội Phát thanh Nhật Bản tại Mỹ đã phỏng vấn Trương Học Lương, ông nói: “Khi biến cố 918, tôi cho rằng Nhật muốn dùng hành động quân sự để khiêu khích chúng tôi, vì thế tôi hạ lệnh không chống cự, tôi hy vọng sự kiện này có thể giải quyết một cách hòa bình. Là tôi phán đoán sai lầm, bản thân mình không muốn khuếch trương sự việc, áp dụng chính sách không kháng cự. Lúc đó không nghĩ đến việc người Nhật sẽ tấn công với quy mô lớn. Có rất nhiều học giả cho rằng là Trung ương chính phủ Quốc Dân Đảng hạ chỉ thị không kháng cự, nhưng Trung ương không nên chịu trách nhiệm này, tôi không thể đẩy trách nhiệm về việc không kháng cự trong biến cố 918 cho chính phủ Trung ương được”.   

Ngày 28 tháng 5 năm 1991, có người hỏi Trương Học Lương: “Trong phim ‘Biến cố Tây An’ do Trung Quốc Đại lục quay nói, Tưởng Giới Thạch hạ thủ dụ, lệnh cho các ông áp dụng chính sách không kháng cự đối với quân Nhật, vậy rốt cục là có thủ dụ này không?”, Trương lập tức trả lời: “Làm gì có cái thủ dụ nào chứ! Là chúng tôi, quân Đông Bắc tự mình lựa chọn không chống cự, tôi đã không nhận rõ được ý đồ xâm lược của Nhật Bản, cho nên cố tình tránh kích động người Nhật, không cho bọn họ có cớ gây chiến, “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu” là tôi ra lệnh, không có quan hệ gì với Tưởng Giới Thạch cả”.

Học giả lịch sử trứ danh người Hoa, Đường Đức Cương, đáp lời mời của Trương Học Lương làm người ghi chép khẩu thuật lịch sử. Trong một đoạn thoại của Trương có nói: “Tôi trịnh trọng thanh minh, về sự tình không kháng cự (Nhật). Biến cố 918 không kháng cự, chẳng những trong sách nói như vậy, rất nhiều người cũng đều nói, đây là mệnh lệnh của Trung ương, thay cho tôi rửa sạch (trách nhiệm). Không phải là vậy, cái gọi là mệnh lệnh không kháng cự do tôi đưa ra, là chỉ ra rằng anh không muốn xung đột với người ta, người ta đến khiêu khích, anh giữ khoảng cách với họ, né tránh họ”. Ông giải thích vì sao lại làm như vậy, “Là vì quá khứ khi đối đầu với sự khiêu khích của Nhật Bản, vẫn luôn là ‘chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không’. Tôi không nhìn rõ được tình hình của người Nhật. Đối với sự kiện này, trước đó thật không ngờ đến, tình báo cũng không đủ. Tôi, với tư cách là một Đại tướng nơi biên cương, tôi phải chịu trách nhiệm này. Đây chính là việc không chống cự Nhật tôi giải thích cho ông, tôi không thể đùn đẩy trách nhiệm này cho Trung ương được”.

Đường Đức Cương vừa cười vừa cảm khái nói: “Chúng tôi nghe đã 50 năm rồi, đều là cách nói này, đều là Tưởng Giới Thạch gửi điện báo cho ông, rằng: ‘Quân Nhật bất kể có tấn công thế nào, cũng không được chống cự. Ngô huynh vạn chớ đừng vì căm phẫn nhất thời mà không tính đến quốc gia dân tộc’; còn nói ông suốt ngày cầm cặp da, lúc nào cũng lấy bản thảo điện báo đặt lên người”. Trương đáp: “Nói mò! Nói mò! Không có chuyện này. Tôi là người nói điều này, chúng ta phải nói cho chính xác. Chuyện này, tôi không thể đùn đẩy cho người được. Tôi phải thanh minh, chuyện này không phải chuyện người ta, là chuyện của chính tôi, là trách nhiệm của tôi”.

Sau khi Trương Học Lương được tự do, ở những nơi khác nhau, thời gian khác nhau, đối với các tác giả khác nhau, lặp đi lặp lại rằng, biến cố 918 mệnh lệnh không chống cự là do chính mình hạ xuống, không liên can gì đến chính phủ Nam Kinh, cũng không liên can đến Tưởng Giới Thạch. Trương Học Lương trước đây nói nhiều chuyện không đáng tin cậy, giờ phút này lại dám nói sự thật, hảo hán làm hảo hán chịu. Như vậy, việc “Tưởng Giới Thạch không chống cự” lưu truyền khắp nơi suốt hơn 50 năm qua, hiển nhiên là lời nói dối con người bịa đặt nên. Rốt cục là ai đã bịa đặt câu chuyện này đây?

Vốn dĩ, sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, một đám quan to quân Đông Bắc đầu phục ĐCSTQ. Lúc này, Trương Học Lương đang ở Đài Loan chịu khổ, nhưng đám thuộc hạ của ông lại đang ở Đại Lục dựa vào sự che chở của Trương mà làm quan lớn. Quân Đông Bắc năm đó không đánh mà chạy, vết nhơ làm mất đi Đông Bắc khiến họ hoảng loạn không yên, cho nên bọn họ từng người từng người bịa đặt lịch sử, nói quân Đông Bắc của Trương Học Lương là muốn anh dũng chống Nhật, nhưng mệnh lệnh không chống cự do Tưởng hạ xuống đã trói chặt tay chân bọn họ, làm cho non sông Đông Bắc quý giá lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Những lời nói dối “ý nghĩa trọng đại” do họ bịa đặt ra, một mũi tên trúng hai con nhạn: đã dựng nên một hình tượng cao lớn chống Nhật yêu nước Trương Học Lương, mọi người đều được thơm lây; lại chà đạp kẻ thù của ĐCSTQ là Tưởng Giới Thạch, phù hợp với nhu cầu đấu tranh chính trị. Dù sao thì Tưởng đang ở Đài Loan, cũng không thể cãi lại, không thể làm gì.

Thế nhưng, những lời dối trá do cấp dưới Trương Học Lương bịa đặt kỳ thực lại tự mâu thuẫn lẫn nhau, tự làm nhau bại lộ: Có người nói mệnh lệnh không kháng cự của Tưởng là đánh điện báo, có người nói là gọi điện thoại, có người nói là viết thủ dụ, nhưng “bản điện báo”, “bản thủ dụ”, ghi âm điện thoại đó đều không bao giờ tìm thấy, điều tra không ra chứng cứ. Lại nói, nơi Tưởng ra chỉ thị, có người nói là Thạch Gia Trang, có người nói là Nam Kinh… Những lời hoang ngôn mâu thuẫn, lộ liễu này càng khiến những dối trá tự khắc đổ sụp.

Những hoang ngôn bịa đặt đầy mục đích như vậy lại được ĐCSTQ biến thành sự thật lịch sử, trong các tác phẩm, các tiết mục nhiều lần trích dẫn; nhưng sự thật Trương Học Lương nhiều lần thanh minh lại bị hữu ý hay vô ý che giấu đi, bưng bít đi! Chiếc mũ đen “đầu hàng bán nước” thỉnh thoảng vẫn còn chụp lên đầu Tưởng Giới Thạch.

Thêm một nguyên nhân chủ yếu khác của chiếc mũ “đầu hàng bán nước” chụp trên đầu Tưởng, đó là sau “biến cố 918”, thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp trong các chiến dịch như kháng chiến Trường Thành, kháng chiến Tuy Viễn, kháng chiến Tùng Hỗ, cùng với cách làm không ủng hộ đối với yêu cầu chống Nhật của dân chúng và đoàn thể kháng Nhật, thậm chí còn phản đối.

Sau khi Nhật chiếm được Đông Bắc, luôn nhìn chòng chọc như hổ đói về Hoa Bắc và nội địa, không ngừng khơi mào rắc rối, quân đội Trung Quốc vô cùng hăm hở chống lại. Trong kháng chiến Trường Thành và Thượng Hải, đối mặt với sự tiến công điên cuồng của quân giặc, Quốc quân thực sự không sợ hy sinh, anh dũng giết giặc. Thế nhưng, khi 2 bên giao chiến khó phân thắng bại, hoặc giả khi Quốc quân chiếm thế thượng phong, Tưởng Giới Thạch lại đột nhiên hạ lệnh “Đình chỉ tiến công, phải rút lui!” khiến cho Quốc quân tướng sĩ căm phẫn không thôi. Tưởng thậm chí còn phái quan lớn chính phủ cùng đàm phán với địch, ký kết cái gì là “Hiệp định đình chiến Đường Cô”, “Hiệp định đình chiến Tùng Hỗ”, khiến nhân dân toàn quốc nhao nhao thảo luận, phẫn nộ kháng nghị. Một số đoàn thể kháng Nhật chưa được sự đồng ý của chính phủ Trung ương đã tự tiện phát động tấn công quân địch, Tưởng Giới Thạch thậm chí còn cho cản trở quyết liệt. Thanh niên, học sinh Thượng Hải, Bắc Kinh nhao nhao bãi khóa, diễu hành thị uy, công kích hành vi đầu hàng bán nước của chính phủ, khẩn cầu chính phủ lập tức kháng Nhật, than thở rằng: “Trung Quốc to như vậy không đặt nỗi một chiếc bàn học yên ổn!”. Thế nhưng, hành động yêu nước mãnh liệt nhiệt huyết của họ, lại bị quân đội chính phủ Quốc Dân Đảng trấn áp, giải tán.

Không chỉ có người dân thường chửi bới hành vi bán nước nhượng bộ khuất nhục của Tưởng Giới Thạch, những nhân sĩ cao cấp Quốc Dân Đảng cũng nhao nhao lên án sự bất lực thỏa hiệp của ông (Những người này sau này phần lớn đều đầu nhập vào ĐCSTQ) Phùng Ngọc Tường, Hà Hương Ngưng… châm chọc khiêu khích, cực kỳ bất mãn với “chính sách không kháng cự” của Tưởng. Quan chức trọng yếu của Quốc Dân Đảng là Phạm Tục Đinh cực kỳ căm phẫn trước hành vi đầu hàng bán nước của Tưởng đã đến lăng Trung Sơn, Nam Kinh mổ bụng tự sát, hi vọng lấy máu tươi và sinh mệnh của mình thức tỉnh Tưởng Giới Thạch, thúc bách Tưởng kháng Nhật. Trước khi tự sát, ông làm thơ rằng: “Yết  lăng ngã tâm bi, khốc lăng ngã vô sinh; chiêm  bái  tổng lý lăng, thốn thốn can tràng toái; chiến tử vô tương quân, khả sỉ thử vi tối; diến nhan sự cừu địch, ngõa toàn an túc quý!” (đại ý bài thơ thể hiện sự đau đớn khôn cùng của ông trước sự nhượng bộ thỏa hiệp, bán nước cầu vinh của Tưởng Giới Thạch). Sự việc này khiến nhân dân cả nước đối với chính sách đầu hàng bán nước của Tưởng Giới Thạch càng thêm thống hận.

Tuy nhiên, khi “biến cố 7-7” bùng nổ, Nhật Bản phát động cuộc tấn công quy mô lớn toàn diện với Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch lập tức lệnh cho quân phòng giữ ở Bắc Bình kiên quyết kháng cự. Ông đưa ra phương châm “không khuất phục, không mở rộng, không gây chiến, phải kháng chiến”, gọi điện thoại cho Tống Triết Nguyên (Trưởng quân quân đoàn 29) và Tần Đức Thuần (phó trưởng quân quân đoàn 29 kiêm thị trưởng Bắc Bình), “Uyên Bình Thành phải cố thủ không lui”, “Cầu Lư Câu, Trường Tân Điếm không được mất”. Ngày 17 tháng 7 năm 1937, Tưởng nói chuyện ở Lư Sơn: “Biến cố cầu Lư Câu đã đến bước ngoặt cuối cùng của nhượng bộ, sẽ không có cơ hội thỏa hiệp nữa, nếu như bỏ mất dù một tấc đất và chủ quyền lãnh thổ, thì chính là tội nhân thiên cổ của dân tộc Trung Hoa!”.

Đặc biệt là trận quyết chiến Thượng Hải quy mô lớn nhất, oanh liệt nhất, Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy. Lúc đầu đã chiếm được thế thượng phong. Nhưng quân địch không ngừng tăng thêm binh lính, từ 10.000 lên 50.000, lại tăng đến 100.000, 200.000. Tưởng Giới Thạch cũng không ngừng tăng binh, từ 300.000 lên 500.000, cuối cùng tăng đến 750.000. Tưởng lao vào điều động binh tướng cả nước, triệu tập toàn bộ bộ đội tinh nhuệ nhất Trung Quốc lại (chiếm hơn 60% tổng binh lực), cùng tiến hành cuộc chiến đấu quyết tử quy mô lớn với quân Nhật. Hai bên để tranh giành mặt trận nào đó, chém giết không ngừng, máu chảy thành sông, thây chất cao như núi. Tưởng còn truyền mệnh lệnh tối đa cho quân trưởng là: “Giữ không được mặt trận, đem đầu đến gặp!”, “Lấy không được mặt trận, sư trưởng, lữ trưởng xử bắn hết thảy!” Bộ đội mấy đoàn xông lên, trong chớp mắt bị quét sạch; bộ đội mấy sư đoàn đang thủ vững, trong giây lát đã không còn nữa! 750.000 tướng sĩ uy vũ mãnh liệt, trong mấy ngày đã bị mất hơn 300.000. Tưởng vốn muốn liều mạng bảo vệ Thượng Hải, nhưng khi đại bản doanh quân Nhật lại điều thêm 130.000 quân tinh nhuệ từ Kim Sơn bọc đánh tới nơi, Tưởng vô cùng kinh sợ. Để tránh toàn quân bị diệt tận, chỉ còn cách chịu đau hạ lệnh lui binh, buông bỏ Thượng Hải.

Trước biểu hiện của Tưởng Giới Thạch tại kháng chiến Bình Tân và Thượng Hải, bạn còn có thể nói ông là người “đầu hàng bán nước” không?

Khi Nhật Bản khiêu khích gây chiến nhỏ lẻ, Tưởng luôn một mực thỏa hiệp, nhượng bộ; khi Nhật Bản tấn công quy mô lơn, Tưởng lại kiên quyết kháng cự, quyết không thỏa hiệp. Trên đời này có kiểu lãnh tụ đầu hàng bán nước này sao?

Vốn dĩ, trong thời gian 6 năm từ “biến cố 918” đến “biến cố 7-7”, Tưởng một mực khuất nhục nhượng bộ, tạm nhân nhượng vì lợi ích toàn cục, tuyệt không phải là “đầu hàng bán nước”, hoàn toàn là vì lợi ích tối cao của quốc gia mà thực hành phương kế giấu kín. Tưởng đã từng du học Nhật Bản, sau lại nhiều lần đến Nhật khảo sát viếng thăm, hiểu rõ nhất thực lực của Nhật Bản. Sau “biến cố 918”, Tưởng Giới Thạch viết trong nhật ký: “Nghe tin Thẩm Dương, Trường Xuân bị giặc Oa cưỡng chiếm, tâm thần không yên, như cha mẹ chết, nếu là con cháu tổ tông ta, mà không lấy lại được Đông Bắc, vĩnh viễn không có tư cách làm người! Nằm gai nếm mật, sinh tụ giáo huấn, Câu Tiễn vì bá Việt, việc này cũng giống như ta hôm nay vậy”; nhưng đối với người Anh, ông nói: “Việc kháng chiến chống Nhật là không thể miễn cưỡng, vì lực lượng Trung Quốc còn không đủ đánh lui được tiến công của Nhật Bản, tôi sẽ tận lực trì hoãn”; ông thậm chí còn nói trong nhật ký: “Biết rõ thực lực đôi bên, nếu tức thì vội vàng khai chiến, chỉ có tự chịu diệt vong!”.

Lịch sử bi tráng của kháng chiến Bình Tân, Thượng Hải, rõ ràng chứng thực được băn khoăn và tầm nhìn xa trông rộng của Tưởng Giới Thạch. Trung Nhật giao tranh, không nói về thực lực kinh tế, chỉ nói đến các phương diện như tố chất quân đội Trung Quốc, tranh bị vũ khí, chỉ huy chiến thuật, uy lực hỏa lực… so với quân Nhật có sự chênh lệch cực lớn. Một trung đoàn Trung Quốc không ngăn nỗi một tiểu đoàn, thậm chí là một đại đội quân Nhật tấn công; lực lượng mấy sư đoàn, mấy quân đoàn Quốc quân, trong thời gian nửa ngày có thể bị quét sạch; nếu như không kịp lui quân, đạo quân trăm ngàn người của Tưởng sẽ bị tiêu diệt sạch! Ngẫm lại những lời mặc sức nhục mạ Tưởng của “những chí sĩ yêu nước” kia, ngẫm lại những lời điên cuồng gào thét khàn cả giọng của “những thanh niên yêu nước” kia, thật là vô tri, thật là nực cười biết bao nhiêu!

Vì thế, trong 6 năm đó, Tưởng một mặt thực hiện công tác chuẩn bị kháng chiến quy mô lớn, một mặt đối với sự khiêu khích của Nhật áp dụng thái độ thỏa hiệp, nhường nhịn, mục đích là tận lực kéo dài thời gian, tránh việc kích thích thần kinh hiếu chiến của Nhật Bản, từ đó mà tránh khỏi sự bùng nổ kháng Nhật toàn diện, để tranh thủ thêm thời gian thành lập nhiều sư đoàn hơn, thành lập nhiều thêm công nghiệp quốc phòng, xây dựng năng lực tác chiến chống Nhật. Thế nhưng, là một vị lãnh tụ tối cao, Tưởng Giới Thạch vẫn không thể công khai những bố trí chiến lược này. Bởi vì một khi công khai, chẳng khác nào nói cho người Nhật rằng: Trung Quốc đang nằm gai nếm mật, chuẩn bị kháng Nhật toàn diện; điều này sẽ khích động phái chủ chiến Nhật Bản sớm xâm lược toàn diện Trung Hoa.

Tuy vậy, đại đa số người dân trong nước lúc bấy giờ không biết được phương kế giấu kín của Tưởng, đối với sự thỏa hiệp nhượng bộ nhất thời của ông, họ xem đó là hành vi Hán gian đầu hàng bán nước, bao nhiêu người chửi rủa nhục mạ, bao nhiêu người diễu hành thị uy, bao nhiêu người kháng nghị chỉ trích, không mắng ông là Tần Cối, là Ngô Tam Quế, Uông Tinh Vệ không thể được! Mãi cho đến hôm nay vẫn có người vẫn đang không ngừng nhục mạ ông!

Có người nói, Tưởng Giới Thạch kháng Nhật, là do trong “biến cố 918”, Trương Học Lương đã bức Tưởng kháng Nhật; không có sự bức bách của Trương Học Lương và ĐCSTQ, Tưởng Giới Thạch sẽ không kháng Nhật!

Luận điệu hoang đường này đã lưu hành mấy thập niên, hiện tại cần phải làm sáng tỏ rồi! Sau khi Trương Học Lương tại Diên An đã dùng vũ lực bắt Tưởng Giới Thạch, dù có bức Tưởng một chốc: “Ngươi không kháng Nhật, ta sẽ đập chết ngươi!”, nhưng là, khi Trương đưa Tưởng đến Nam Kinh, ngược lại khi Tưởng chĩa súng về phía Trương, Trương còn có thể “bức Tưởng kháng Nhật” không? Tưởng sẽ thừa cơ lôi kéo một đám quan chức văn võ cao cấp đầu nhập Nhật Bản, lúc đó ai có thể ngăn cản được? Chúng ta có thể mắng ông ta lật lọng, nói không giữ lời không?

Vốn dĩ, thực chất trong lòng Tưởng Giới Thạch là muốn “kháng Nhật cứu quốc, thế nhưng ĐCSTQ đã chụp lên đầu ông chiếc mũ “đầu hàng bán nước” hơn nửa thế kỷ. Trong cuộc sống mang tính lịch sử, tài liệu giảng dạy “14 năm kháng chiến”, Trung Quốc có nên chăng là phải sửa đổi tận gốc, mang sự thật trở lại, triệt để hạ chiếc mũ oan khuất này xuống cho Tưởng Giới Thạch không?

Theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

    Nếu muốn ly hôn, đừng vội, bạn hãy xem video này

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • 5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

    5 bằng chứng chấn động về du hành thời gian thời cổ đại

x