Tư vấn sức khỏe ngày hè: Giờ nào ánh nắng gây hại nhất?

15/06/15, 15:00 Tin Tổng Hợp

Nhiều độc giả băn khoăn liệu áo chống nắng có ngăn ngừa triệt để tia cực tím gây hại cho da hay không?

Các chuyên gia đang tư vấn trực tuyến tại Zing.vn

Các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn để bạn không mắc sai lầm trong việc đối phó với thời tiết 40 độ C, trả lời câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm về các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa hè. Buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 10h ngày 15/6 trên Zing.vn.

Thời gian 2015-06-15 10:00+0700 Địa điểm Zing.vn

Tự động cập nhật sau 30 giây

Bạn Nguyễn Mai Phương hỏi:

Thưa bác sĩ, tôi nghe nói uống nước lạnh sẽ làm các mạch máu trong cơ thể cũng lạnh theo, có hại cho sức khỏe. Điều này đúng hay sai?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Điều này có phần đúng bởi khi ta uống nước đá (hoặc nước để tủ lạnh), các mạch máu ở vùng họng sẽ co lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nên dễ mắc viêm họng.

Các bạn nên hạn chế uống nước lạnh, ăn kem nhiều (dù mùa hè hay mùa đông). Nhất là những người, các cháu bé dễ bị viêm họng mãn tính.

Bạn Đặng Mỹ Linh hỏi:

Mùa hè thường có nhiều loại hoa quả ngon, nhưng rất nóng, vậy làm cách nào để vừa ăn được những thứ ngon như mít, xoài, mận… mà không bị nhiệt, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Theo quan niệm hoa quả nóng của nhiều người thực ra chưa chính xác, bản chất là những quả nhiều ngọt (đường). Vì vậy nếu ăn nhiều có thể cảm giác nóng sau khi ăn. Nhất là những người bị rối loạn đường máu (hay tiểu đường, dư cân, béo phì) nên hạn chế ăn các loại quả cho nhiều vị ngọt cũng đồng thời cung cấp nhiều năng lượng. Thực thế quả ngọt vẫn cung cấp nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin C) nên các bạn vẫn ăn được vừa phải. Mỗi lần nên khoảng từ 80 – 100 gram.

Bạn Cẩm Nhung hỏi:

Một ngày uống bao nhiêu cốc nước là đủ thưa bác sĩ? Nghe nói uống quá nhiều nước cũng không tốt.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Một ngày nếu người trưởng thành trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước bao gồm các dạng nước uống, nước canh, sữa… Nếu bạn uống nhiều quá nhu cầu, thận sẽ phải làm việc nhiều để đào thải nước. Điều này không tốt cho sức khỏe, vì có thể làm mất một số khoáng chất.

Bạn thảo hỏi:

Khi bị sốt, lúc nào nên chườm ấm, lúc nào nên chườm mát, vì mùa hè rất hay bị sốt vì viêm họng hoặc cảm nắng. Cảm ơn các chuyên gia.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

– Trước đây, mọi người thường quan niệm dùng nước mát để chườm khi sốt. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã chứng minh khi sốt, chườm nước ấm mới hạ được nhiệt độ. Bởi nước ấm sẽ giúp giãn mạch, thoát nhiệt qua da. Từ đó, trẻ sẽ hạ sốt. Chườm lạnh gây co mạch, khó thoát nhiệt. Nếu chườm nước lạnh quá còn gây run, sinh nhiệt, làm tăng thân nhiệt.

Bạn Lê Hà Anh hỏi:

Việc mặc áo chống nắng khi ra đường cho trẻ nhỏ có bảo vệ triệt để làn da khỏi tia cực tím hay không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

– Trước 9h, ánh sáng chứa nhiều tia cực tím có tác dụng chuyển tiền Vitamin D trong da thành vitamin D giúp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tránh còi xương.

Từ 9h – 17h, thường có nắng gắt gây hại cho da, nhất là da trẻ đang mỏng nên cần mặc áo chống nắng, che chắn cho trẻ.

Bạn Lê Ngọc Dung hỏi:

Xin hỏi bác sĩ có nên uống một số thực phẩm có khả năng giải độc gan, thận trong mùa hè không để da khỏi mụn nhọt?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Các bạn nên uống một số thực phẩm có khả năng giải độc gan. Theo Đông y, thức uống truyền thống của người Việt Nam: Trà atiso, giảo cổ lam, trà nụ vối, râu ngô, bông mã đề… Những thức uống này có tác dụng lợi tiểu, kèm theo thải chất cặn bã, chuyển hóa trung gian trong cơ thể ra ngoài. Điều này sẽ khiến da đẹp hơn và giảm tình trạng mụn nhọt.

Các bạn có thể chọn lựa những thực phẩm chức năng của các nhà sản xuất có uy tín đã được nghiên cứu đầy đủ, có tác dụng giải độc gan để sử dụng thêm.

Bạn Hòa My hỏi:

Bác sĩ cho em hỏi, vừa rồi em thấy có thông tin trẻ nhũ nhi nếu để nhiệt độ trên 16 độ dễ bị đột tử. Không biết thông tin này có đúng không? Trẻ nhi nên dùng điều hòa nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Điều này đúng bởi khi 16 độ là quá lạnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiệt độ này nếu không đắp chăn có thể gây viêm phổi cấp ở nhũ nhi, có thể dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trẻ nhi nên dùng điều hòa khoảng 26 – 27 độ. Người lớn nên đắp vỏ chăn mỏng cho cháu về đêm, lúc bật điều hòa.

Bạn Phan Thị Thùy Dinh hỏi:

Chào bác sĩ, con trai của em được 18 tháng. Thời tiết nóng bé ngủ quạt trực tiếp vào người nên rất thường xuyên viêm họng (2 tuần/lần), nếu không quạt thì mồ hôi ra nhiều lại bị cảm lạnh. Bé uống nước ấm và không ăn đồ lạnh, cay. Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh viêm họng trong mùa hè này và nâng cao sức đề kháng cho bé không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Mùa hè, thời tiết nóng nên sức đề kháng của trẻ thấp nên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Cần phải đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức từ 24-28 độ nhưng không nên chĩa quạt, điều hòa thẳng vào người trẻ, vì sẽ gây khó chịu, kích thích đường hô hấp của trẻ, tạo điều kiện tăng viêm nhiễm đường hô hấp.

Để nâng cao sức đề kháng của trẻ, thường có 2 giải pháp chung. Thứ nhất, cần nâng cao sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, tránh khói bụi tác động vào đường hô hấp. Thứ hai, cần tới gặp các thầy thuốc để được tư vấn dùng một số dược phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng toàn thân và tại đường hô hấp.

Bạn Bích Ngọc hỏi:

Xin bác sĩ Lâm cho biết các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, ngỗng… có giống nhau không? Loại nào là tốt nhất?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Về thành phần dinh dưỡng, các loại trứng này đều tương đương nhau. Trứng gà thường được đánh giá đánh giá là thơm ngon hơn. Trứng vịt có giá thành rẻ hơn. Trứng ngỗng mỗi quả thường có trọng lượng lớn so với một người ăn. Nên tùy theo điều kiến của mỗi người để chọn lựa cho phù hợp.

Bạn Nguyễn Thị Ngọc An hỏi:

Chào bác sĩ, em bé nhà cháu cứ nằm điều hòa là sổ mũi dù để nhiệt độ rất vừa, vậy làm cách nào để hạn chế điều này?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Nhiệt độ lạnh do máy điều hòa chỉ tạo điều kiện bộc lộ rõ các biểu hiện bệnh lý gây sổ mũi, chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp và nhất là dị ứng đường hô hấp, hen phế quản kín đáo. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến khám các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, phát hiện và điều trị bệnh.

Bạn Thanh Mai hỏi:

Mùa hè cháu hay uống sắn dây cho mát nhưng cháu được biết sắn dây kết hợp cùng mật ong sẽ tạo thành chất độc chết người nên rất lo sợ. Xin hỏi cô Lâm điều này có đúng không ạ? Uống sắn dây có cần lưu ý gì khác nữa không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Uống sắn dây kết hợp cùng mật ong tạo chất độc chết người là không chính xác. Bạn vẫn có thể nấu chè bột sắn dây và thêm mật ong cho thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng điều kiện là mật ong phải đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm khi chế biến.

Khi uống sắn dây cần lưu ý: Những người viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa không nên uống, vì sắn dây mát có thể gây nhuận tràng.

Bạn Đinh Minh Hà hỏi:

Con tôi 2 tuổi, cháu chỉ ho về đêm khoảng 2 hôm nay, còn ban ngày hầu như không thấy tiếng ho nào, tôi chưa biết xử trí ra sao vì cháu vẫn chơi bình thường. Xin bác sĩ tư vấn giùm tôi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Trẻ ho về đêm thường do các nguyên nhân sau:

– Dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, mày đay, sần ngứa, viêm da tiếp xúc…

– Trào ngược dạ dày, thực quản

Vì vậy, bạn nên khám các bác sĩ để phát hiện nguyên nhân cụ thể của sổ mũi để điều trị.

Bạn Hứa Gia Hân hỏi:

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi, chuẩn bị bước vào kì thi THPT quốc gia. Cháu muốn hỏi bác sĩ về cách ăn uống để tránh những trường hợp đau bụng vào ngày thi và cũng như cách chữa trị kịp thời nếu có? Xin cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Vào mùa thi cháu nên hạn chế ăn thực phẩm bán ngoài đường phố. Nên ăn các món được gia đình chế biến sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp phải ăn bên ngoài cháu nên lựa chọn các loại bánh có gói lá: Bánh chưng, bánh giò, bánh mì nóng, hoặc những cửa hàng bán bún, phở có uy tín. Các thực phẩm này phải được bảo quản trong tủ kính và những nơi có nguồn nước đảm bảo.

Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, cháu có thể uống thêm thuốc ercefuryl – điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn (1-2 viên/ngày). Nếu tiêu chảy nhiều nên uống dung dịch ogrerol để cung cấp điện giải và nước. Ngoài ra cháu nên ăn thêm cà rốt luộc, nấu canh (hoặc hồng xiêm).

Bạn trần kiều ân hỏi:

Mùa hè trời nóng con tôi và gia đình hay bị chứng nhiệt miệng vậy cho tôi hỏi làm sao để phòng ngừa và nếu bị rồi thì chữa trị ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Nóng của mùa hè làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện xuất hiện các bệnh lý nói chung và tại khoang miệng nói riêng. Tuy nhiên, những người hay bị nhiệt miệng, thường đã có bệnh lý sẵn như herpes hoặc mới nhiễm virut đường tiêu hóa enterovirut (EV) – loại virut gây hội chứng chân – tay – miệng.

Để phòng ngừa bệnh, cần tăng cường sức khỏe bằng các biện pháp chung như ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin và muối khoáng. Ngoài ra, cần tránh nắng, tránh ăn uống đồ lạnh.

Khi đã bị, cần gặp các bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị chính xác.

Bạn Mai hỏi:

Trẻ nhũ nhi có cần uống nước không thưa bác sĩ? Cần uống bao nhiêu?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng không cần uống nước, chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn là đã đảm bảo đủ lượng nước.

Từ 6-12 tháng, trẻ có cần uống nước thêm ngoài chế độ ăn bổ sung và sữa mẹ. Lượng nước có thể dao động 0,5-1 lít/ngày, tùy theo cơ thể và thời tiết.

Bạn Quỳnh hỏi:

Bác sĩ tư vấn giùm cháu, mùa hè này ăn gì để cơ thể mát và khỏe?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Để khỏe cháu nên ăn cân đối, đa dạng thực phẩm (15-20 loại) mỗi ngày). Nên thay đổi các thực phẩm thường xuyên để cơ thể đủ chất dinh dưỡng hơn. Để khỏe khẩu phần ăn phải đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng: Năng lượng, chất đạm, chất béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất.

Để mát cháu nên ăn nhiều rau xanh các loại (300-500 gram/ngày), quả chín (100-300 gram). Cháu nên chọn các loại ít ngọt, có tính chất nhuận tràng như: Thanh long, chuối, đu đủ, lê, bưởi, cam, quýt…

Ngoài ra cháu nên uống đủ nước: Người trưởng thành 2-2,5 lít/ngày.

Bạn Đoàn Quang Vinh hỏi:

Thua bác sĩ có nên cho con đi tắm hồ bơi nhiều trong những ngày nắng nóng không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Bơi là môn thể thao có ích và tốt cho sức khỏe, cho việc phòng ngừa và chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, vào mùa hè, vì lượng người ở bể bơi rất lớn khiến nước trong bể khó đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn nên có thể làm cho trẻ bị lây nhiễm một số bệnh da và đường hô hấp.

Cần chú ý để trẻ không bị sặc nước vì khi sặc, trẻ dễ bị tổn thương đường hô hấp, đặc biệt là khi nước bể bơi không đảm bảo vệ sinh và có nhiều hóa chất.

Bạn Thu Hòe hỏi:

Xin bác sĩ mách giùm trong các thực phẩm ăn hàng ngày, có món ăn nào kỵ nhau gây nguy hiểm cần tránh không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Thực tế các thực phẩm không kỵ nhau đến mức gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ có những thực phẩm có thể tác dụng hiệp đồng hoặc gây hạn chế tác dụng của nhau. Ví dụ: Uống trà, cà phê đặc ngay sau bữa ăn có thể gây hạn chế hấp thu sắt. Nhưng nước, quả chín giàu vitamin C lại giúp tăng cường hấp thu sắt.

Nếu bạn ăn các loại rau nhuận tràng cùng với hải sản như hàu, ngao… (là những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn) cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Bạn Minh Anh hỏi:

Cháu thường xuyên bị dị ứng nổi mề đay. Xin bác sĩ cho biết cần lưu ý gì trong ăn uống và khám xét tại đâu hay để tự khỏi?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Cháu nên tránh những thực phẩm gây dị ứng theo cơ địa. Nên uống thêm các loại lá có tác dụng lợi tiểu, thêm vitamin C, ăn loại quả mát (bưởi, cam, quýt, thanh long…) để giảm dị ứng.

Cháu nên đi khám các bác sĩ da liễu, dị ứng để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Bạn Khuất Trang hỏi:

Bé nhà tôi được 32 tháng, gần 3 tuổi, cháu bị lỡ hầu hết các đợt uống vitamin A từ khi được 10 tháng đến nay. Vậy nếu không uống vitamin đúng định kỳ có sao ko? Cháu có thể mua thuốc để uống bổ sung ở đâu?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, chống nhiễm khuẩn, tránh một số bệnh, đặc biệt là bệnh ở mắt. Vì vậy, trẻ cần được uống đủ. Nếu con bạn đã bị lỡ, cần đến gặp các bác sĩ để được tư vấn, điều trị bổ sung.

Không nên tự mua vitamin A cho trẻ uống vì vitamin A uống không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ rất có hại cho cơ thể.

Bạn Thu Trang hỏi:

Bé nhà em năm nay vào lớp 1, nhưng cháu có thói quen ngủ không tốt, khó đi vào giấc ngủ, thường mất 30 phút đến một giờ cháu mới có thể ngủ. Gần 1 tháng nay khi ngủ cháu hay khịt khịt mũi nhưng không chảy nước mũi, không biết có phải biểu hiện bệnh xoang không? Ngoài ra cháu tương đối lười ăn, chỉ ăn một số món thích. Rau thì chỉ ăn 2 loại là rau ngót và rong biển, ít ăn rau nên hay bị táo bón. Cháu 20kg, cao 1m18, xin bác sĩ Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với kiểu con nhà em được không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Đối với trẻ 6 tuổi, cân nặng và chiều cao hiện tại là ở ngưỡng trung bình, không bị suy dinh dưỡng. Hiện tượng cháu bị chảy nước mũi có thể do viêm mũi dị ứng, thời tiết hoặc điều hòa lạnh, chưa đến mức bị viêm xoang. Cháu khó ngủ và kém ăn có thể do thiếu một số vi chất dinh dưỡng như: Vitamin D, kẽm, canxi, magie… Em nên cho cháu đi tư vấn dinh dưỡng để xác định và bổ sung các chất cháu thiếu và được tư vấn chế độ ăn cụ thể.

Bạn Lâm hỏi:

Cháu rất thích ăn cà muối. Xin bác sĩ cho biết tại sao ăn cà lại nóng? Ăn nhiều có tốt hay không? Làm sao để hạn chế tác hại của chúng?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Thực ra ăn cà muối không gây nóng nhưng ăn nhiều không tốt vì món ăn này thường có nhiều muối. Nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể liên quan đến tăng huyết áp. Lưu ý người bị tăng huyết áp, suy thận, suy tim nên hạn chế ăn.

Bạn Hà Thu hỏi:

Tôi nghe nói, trẻ nhỏ không nên tự tiện dùng thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt. Nhưng trong điều kiện xa bệnh viện, con tôi bị sốt thì có cách xử trí như thế nào được bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Kháng sinh là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khi được chỉ định đúng và tuân thủ đầy đủ. Vì vậy, khi con bạn bị nghi nhiễm khuẩn cần khám thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Không được tự mua thuốc hoặc theo hướng dẫn của người bán thuốc.

Thuốc hạ sốt có nhiều loại khác nhau và là thuốc có thể dùng theo hướng dẫn của người bán thuốc khi bạn không có điều kiện tới bệnh viện hay khám các bác sĩ. Tuy nhiên, cần tuân thủ ý kiến của dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng để tránh tai biến do thuốc.

Bạn Đào Tấn ka hỏi:

Thưa bác sĩ, em bị thận ứ nước, em uống nước nhiều có hại cho thận không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Nếu em bị thận ứ nước thì việc uống nước còn phụ thuộc vào chức năng thận có tốt hay không? Nên việc uống bao nhiêu nước một ngày phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bạn Nguyễn Thị Chi hỏi:

Tôi nghe mọi người nói, môi trường bệnh viện chính là nơi khiến trẻ dễ lây lan, nhiễm bệnh nhất, nhưng khi con ốm, không thể không mang đến viện. Vậy làm thế nào để bảo vệ con tôi thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Bệnh viện đúng là môi trường dễ bị lây lan các bệnh, đặc biệt là khi đang có các vụ dịch. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngoài bệnh viện để được khám và tư vấn, kể cả tư vấn nhập viện. Chỉ nên tự đưa trẻ tới viện khi trẻ bị bệnh nặng đột ngột như co giật, hôn mê.

Bạn Trần Ngọc Tuyết hỏi:

Bé nhà cháu được 22 tháng rưỡi, bé ho và sổ mũi, nhiều dử mắt khi ngủ dậy (dử mắt có nhiều khi bé ho, hắt hơi sổ mũi). Cháu có mua kháng sinh cho bé uống và nh ỏ thuốc mắt 3 lần/ngày n hưng tình trạng của bé không được cải thiện. Liệu bé nhà cháu có bị sao không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Bạn nên đưa con bạn đi khám ở những cơ sở y tế có các chuyên gia về nhi và mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng. Không nên tự dùng kháng sinh khi chưa biết con bị bệnh gì vì có thể vừa không chữa khỏi vừa gây hại cho trẻ.

Bạn Nguyễn Thanh Bình hỏi:

Chào bác sĩ, vợ tôi hay bị nóng trong người, chỉ cần ăn món nào nóng như sầu riêng hay vải là bị nóng. Nếu ăn nhiều khoảng 10-15 quả vải hoặc 2-3 miếng sầu riêng là người nóng thở không nổi. Có cách nào để ăn những món đó mà không bị nóng hay chế độ dinh dưỡng nào để khắc phục không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Nhiều người bị dị ứng với một số loại quả (như trường hợp của vợ bạn thể hiện qua biểu hiện khó thở). Vậy cách tốt nhất là tránh những loại quả đó. Không có thực phẩm hay loại quả nào có thể trung hòa được tình trạng như vậy.

Bạn Phạm Minh Tri hỏi:

Thưa bác sĩ, nước đậu nành có tốt cho sức khỏe không? Trẻ nhỏ học lớp mẫu giáo trở xuống có nên uống nhiều vào mùa hè này không? Tôi nghe nói nước đậu nành dẫn tới vô sinh đúng hay sai?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Nước đậu nành tốt cho sức khỏe vì giàu đạm, canxi. Trẻ trước khi học mẫu giáo có thể uống được hằng ngày xen kẽ với sữa bò. Sữa đậu nành không dẫn tới vô sinh. Bạn có thể sử dụng thoải mái.

Bạn Lê Kim Xuyên hỏi:

Bé trai nhà em được 25 tháng, nặng 11,6 kg, cao 87 cm, lưỡi bé có quầng màu đỏ, em cho bé đi khám bác sĩ nói bé bị lưỡi bản đồ và không trị được. 6 tháng nay bé không tăng cân. Cho em hỏi có cách nào cho bé dễ chịu và ăn được không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Về phát triển thể lực, con bạn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh viêm lưỡi bản đồ là một bệnh do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thiếu nhiều yếu tố vi lượng, làm cho trẻ vừa khó ăn, vừa không đủ chất để lớn. Bạn cần đưa con tới cơ sở chuyên khoa nhi, chuyên khoa dinh dưỡng để khám và tư vấn.

Bạn NGUYỄN THANH TÁM hỏi:

Thưa bác sĩ, mùa hè là thời điểm tôi nổi rất nhiều mụn trứng cá. Tôi phải tránh ăn các đồ ăn nào để giảm bớt mụn trứng cá?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Bạn nên tránh ăn những thực phẩm có nhiều đường ngọt: Nước ngọt, bánh kẹo ngọt, những quả chín nhiều đường, thực phẩm rán – nướng ở nhiệt độ cao. Ngoài ra bạn nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, uống nhiều nước có tác dụng mát gan, có thể làm giảm mụn trứng cá.

Cháu nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách, giảm mụn trứng cá.

Bạn Tạ Xuân Vững hỏi:

Thưa bác sĩ, vào mùa hè tôi hay bị nổi mẩn ngứa trên người và thường xuyên chảy máu cam. Tôi có đi khám và các bác sĩ bảo không có vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng. Vậy bác sĩ cho tôi biết cần bổ sung những gì để khắc phục tình trạng trên?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Bạn nên bổ sung vitamin C từ ăn nhiều quả chín hoặc các chế phẩm vitamin C. Vitamin C giúp vững bền thành mạch và giải độc gan, giúp giảm tình trạng chảy máu cam.

Bạn JERRY VŨ hỏi:

Thưa bác sĩ, khi nguyên ngày trời trở nóng vậy vào buổi tối ngủ ở nhiệt độ máy lạnh thấp (18-25 độ C ) thì thân nhiệt của trẻ có ảnh hưởng gì không? Vì con tôi, mới đầy 8 tháng, buổi tối thường hay trở mình và khóc giấc, không ngủ yên giấc. Mong bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Con bạn ngủ không yên giấc, hay quấy khóc ban đêm thường là do nhiều lý do khác nhau, kể cả các bệnh như còi xương cấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý ở não. Vì vậy, bạn cần đưa con đi khám bệnh tại các cơ sở y tế cho chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị.

Nhiệt độ phòng quá thay đổi, đặc biệt là quá thấp trong mùa nóng (dưới 18 độ) sẽ làm giảm sức chịu đựng của cơ thể, gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Vì vậy, không nên để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp (dưới 20 độ). Bạn có thể kết hợp giữa nhiệt độ máy điều hòa trong khoảng 22-26 độ và gió quạt để môi trường trong phòng đỡ nóng và thoáng hơn.

Bạn trương ngọc phú hỏi:

Thưa bác sĩ, con em 29 tháng tuổi đi khám thì thuộc diện suy dinh dưỡng nặng, nhưng con em rất hiếu động, nhanh nhẹn, ăn uống cũng được mà tăng cân rất ít, cho em hỏi vậy có sao không? Có khả năng đường ruột bé ko hấp thụ ko?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Con bạn thuộc diện cân nặng thấp nhưng ít khả năng suy dinh dưỡng nặng bởi trẻ vẫn hiếu động, nhanh nhẹn – những biểu hiện khó có ở trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. Vì vậy, con bạn ít khả năng ở trong tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đi khám ở các chuyên khoa nhi, dinh dưỡng để phát hiện các lý do khiến trẻ không tăng cân và điều trị kịp thời.

Bạn Vân hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi, con em 8 tháng tuổi. Do nắng nóng, rất oi bức nên em muốn hỏi chế độ ăn cho bé để tránh bệnh tật. Ngoài ra bé thiếu canxi mà cháu không chịu uống bất lỳ loại thuốc bổ sung caxi nào, vậy nên làm thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Cha mẹ nên cho con ăn theo độ đa dạng thực phẩm và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của nháu.

Nếu cháu không chịu uống canxi, cha mẹ cho cháu uống sữa (600 ml/ngày), bổ sung pho mai, sữa chua – thực phẩm rất giàu canxi. Ngoài ra bạn nên cho con tắm nắng trong 15-20 phút/ngày, vào lúc mới có ánh nắng mặt trời, để đủ vitamin D và giúp hấp thu canxi được tốt hơn.

Các chuyên gia, bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn để bạn không mắc sai lầm trong việc đối phó với thời tiết 40 độ C, trả lời câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm về các bệnh trẻ em hay mắc trong mùa hè. Buổi tư vấn trực tuyến vào lúc 10h ngày 15/6 trên Zing.vn.

Bạn Nguyễn Mai Phương hỏi:

Thưa bác sĩ, tôi nghe nói uống nước lạnh sẽ làm các mạch máu trong cơ thể cũng lạnh theo, có hại cho sức khỏe. Điều này đúng hay sai?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Điều này có phần đúng bởi khi ta uống nước đá (hoặc nước để tủ lạnh), các mạch máu ở vùng họng sẽ co lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, nên dễ mắc viêm họng.

Các bạn nên hạn chế uống nước lạnh, ăn kem nhiều (dù mùa hè hay mùa đông). Nhất là những người, các cháu bé dễ bị viêm họng mãn tính.

Bạn Đặng Mỹ Linh hỏi:

Mùa hè thường có nhiều loại hoa quả ngon, nhưng rất nóng, vậy làm cách nào để vừa ăn được những thứ ngon như mít, xoài, mận… mà không bị nhiệt, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Theo quan niệm hoa quả nóng của nhiều người thực ra chưa chính xác, bản chất là những quả nhiều ngọt (đường). Vì vậy nếu ăn nhiều có thể cảm giác nóng sau khi ăn. Nhất là những người bị rối loạn đường máu (hay tiểu đường, dư cân, béo phì) nên hạn chế ăn các loại quả cho nhiều vị ngọt cũng đồng thời cung cấp nhiều năng lượng. Thực thế quả ngọt vẫn cung cấp nhiều vitamin (chủ yếu là vitamin C) nên các bạn vẫn ăn được vừa phải. Mỗi lần nên khoảng từ 80 – 100 gram.

Bạn Cẩm Nhung hỏi:

Một ngày uống bao nhiêu cốc nước là đủ thưa bác sĩ? Nghe nói uống quá nhiều nước cũng không tốt.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Một ngày nếu người trưởng thành trung bình cần khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Nước bao gồm các dạng nước uống, nước canh, sữa… Nếu bạn uống nhiều quá nhu cầu, thận sẽ phải làm việc nhiều để đào thải nước. Điều này không tốt cho sức khỏe, vì có thể làm mất một số khoáng chất.

Bạn thảo hỏi:

Khi bị sốt, lúc nào nên chườm ấm, lúc nào nên chườm mát, vì mùa hè rất hay bị sốt vì viêm họng hoặc cảm nắng. Cảm ơn các chuyên gia.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

– Trước đây, mọi người thường quan niệm dùng nước mát để chườm khi sốt. Tuy nhiên, hiện nay, y học đã chứng minh khi sốt, chườm nước ấm mới hạ được nhiệt độ. Bởi nước ấm sẽ giúp giãn mạch, thoát nhiệt qua da. Từ đó, trẻ sẽ hạ sốt. Chườm lạnh gây co mạch, khó thoát nhiệt. Nếu chườm nước lạnh quá còn gây run, sinh nhiệt, làm tăng thân nhiệt.

Bạn Lê Hà Anh hỏi:

Việc mặc áo chống nắng khi ra đường cho trẻ nhỏ có bảo vệ triệt để làn da khỏi tia cực tím hay không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

– Trước 9h, ánh sáng chứa nhiều tia cực tím có tác dụng chuyển tiền Vitamin D trong da thành vitamin D giúp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tránh còi xương.

Từ 9h – 17h, thường có nắng gắt gây hại cho da, nhất là da trẻ đang mỏng nên cần mặc áo chống nắng, che chắn cho trẻ.

Bạn Lê Ngọc Dung hỏi:

Xin hỏi bác sĩ có nên uống một số thực phẩm có khả năng giải độc gan, thận trong mùa hè không để da khỏi mụn nhọt?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Các bạn nên uống một số thực phẩm có khả năng giải độc gan. Theo Đông y, thức uống truyền thống của người Việt Nam: Trà atiso, giảo cổ lam, trà nụ vối, râu ngô, bông mã đề… Những thức uống này có tác dụng lợi tiểu, kèm theo thải chất cặn bã, chuyển hóa trung gian trong cơ thể ra ngoài. Điều này sẽ khiến da đẹp hơn và giảm tình trạng mụn nhọt.

Các bạn có thể chọn lựa những thực phẩm chức năng của các nhà sản xuất có uy tín đã được nghiên cứu đầy đủ, có tác dụng giải độc gan để sử dụng thêm.

Bạn Hòa My hỏi:

Bác sĩ cho em hỏi, vừa rồi em thấy có thông tin trẻ nhũ nhi nếu để nhiệt độ trên 16 độ dễ bị đột tử. Không biết thông tin này có đúng không? Trẻ nhi nên dùng điều hòa nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Điều này đúng bởi khi 16 độ là quá lạnh cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiệt độ này nếu không đắp chăn có thể gây viêm phổi cấp ở nhũ nhi, có thể dễ dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trẻ nhi nên dùng điều hòa khoảng 26 – 27 độ. Người lớn nên đắp vỏ chăn mỏng cho cháu về đêm, lúc bật điều hòa.

Bạn Phan Thị Thùy Dinh hỏi:

Chào bác sĩ, con trai của em được 18 tháng. Thời tiết nóng bé ngủ quạt trực tiếp vào người nên rất thường xuyên viêm họng (2 tuần/lần), nếu không quạt thì mồ hôi ra nhiều lại bị cảm lạnh. Bé uống nước ấm và không ăn đồ lạnh, cay. Vậy có cách nào để phòng tránh bệnh viêm họng trong mùa hè này và nâng cao sức đề kháng cho bé không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Mùa hè, thời tiết nóng nên sức đề kháng của trẻ thấp nên dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Cần phải đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức từ 24-28 độ nhưng không nên chĩa quạt, điều hòa thẳng vào người trẻ, vì sẽ gây khó chịu, kích thích đường hô hấp của trẻ, tạo điều kiện tăng viêm nhiễm đường hô hấp.

Để nâng cao sức đề kháng của trẻ, thường có 2 giải pháp chung. Thứ nhất, cần nâng cao sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, tránh khói bụi tác động vào đường hô hấp. Thứ hai, cần tới gặp các thầy thuốc để được tư vấn dùng một số dược phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng toàn thân và tại đường hô hấp.

Bạn Bích Ngọc hỏi:

Xin bác sĩ Lâm cho biết các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, ngỗng… có giống nhau không? Loại nào là tốt nhất?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Về thành phần dinh dưỡng, các loại trứng này đều tương đương nhau. Trứng gà thường được đánh giá đánh giá là thơm ngon hơn. Trứng vịt có giá thành rẻ hơn. Trứng ngỗng mỗi quả thường có trọng lượng lớn so với một người ăn. Nên tùy theo điều kiến của mỗi người để chọn lựa cho phù hợp.

Bạn Nguyễn Thị Ngọc An hỏi:

Chào bác sĩ, em bé nhà cháu cứ nằm điều hòa là sổ mũi dù để nhiệt độ rất vừa, vậy làm cách nào để hạn chế điều này?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Nhiệt độ lạnh do máy điều hòa chỉ tạo điều kiện bộc lộ rõ các biểu hiện bệnh lý gây sổ mũi, chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp và nhất là dị ứng đường hô hấp, hen phế quản kín đáo. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến khám các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, phát hiện và điều trị bệnh.

Bạn Thanh Mai hỏi:

Mùa hè cháu hay uống sắn dây cho mát nhưng cháu được biết sắn dây kết hợp cùng mật ong sẽ tạo thành chất độc chết người nên rất lo sợ. Xin hỏi cô Lâm điều này có đúng không ạ? Uống sắn dây có cần lưu ý gì khác nữa không thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Uống sắn dây kết hợp cùng mật ong tạo chất độc chết người là không chính xác. Bạn vẫn có thể nấu chè bột sắn dây và thêm mật ong cho thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng điều kiện là mật ong phải đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm khi chế biến.

Khi uống sắn dây cần lưu ý: Những người viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa không nên uống, vì sắn dây mát có thể gây nhuận tràng.

Bạn Đinh Minh Hà hỏi:

Con tôi 2 tuổi, cháu chỉ ho về đêm khoảng 2 hôm nay, còn ban ngày hầu như không thấy tiếng ho nào, tôi chưa biết xử trí ra sao vì cháu vẫn chơi bình thường. Xin bác sĩ tư vấn giùm tôi.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Trẻ ho về đêm thường do các nguyên nhân sau:

– Dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là đối với những trẻ có tiền sử chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, mày đay, sần ngứa, viêm da tiếp xúc…

– Trào ngược dạ dày, thực quản

Vì vậy, bạn nên khám các bác sĩ để phát hiện nguyên nhân cụ thể của sổ mũi để điều trị.

Bạn Hứa Gia Hân hỏi:

Thưa bác sĩ, cháu năm nay 18 tuổi, chuẩn bị bước vào kì thi THPT quốc gia. Cháu muốn hỏi bác sĩ về cách ăn uống để tránh những trường hợp đau bụng vào ngày thi và cũng như cách chữa trị kịp thời nếu có? Xin cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Vào mùa thi cháu nên hạn chế ăn thực phẩm bán ngoài đường phố. Nên ăn các món được gia đình chế biến sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp phải ăn bên ngoài cháu nên lựa chọn các loại bánh có gói lá: Bánh chưng, bánh giò, bánh mì nóng, hoặc những cửa hàng bán bún, phở có uy tín. Các thực phẩm này phải được bảo quản trong tủ kính và những nơi có nguồn nước đảm bảo.

Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, cháu có thể uống thêm thuốc ercefuryl – điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn (1-2 viên/ngày). Nếu tiêu chảy nhiều nên uống dung dịch ogrerol để cung cấp điện giải và nước. Ngoài ra cháu nên ăn thêm cà rốt luộc, nấu canh (hoặc hồng xiêm).

Bạn trần kiều ân hỏi:

Mùa hè trời nóng con tôi và gia đình hay bị chứng nhiệt miệng vậy cho tôi hỏi làm sao để phòng ngừa và nếu bị rồi thì chữa trị ra sao?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Nóng của mùa hè làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện xuất hiện các bệnh lý nói chung và tại khoang miệng nói riêng. Tuy nhiên, những người hay bị nhiệt miệng, thường đã có bệnh lý sẵn như herpes hoặc mới nhiễm virut đường tiêu hóa enterovirut (EV) – loại virut gây hội chứng chân – tay – miệng.

Để phòng ngừa bệnh, cần tăng cường sức khỏe bằng các biện pháp chung như ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước, bổ sung đầy đủ vitamin và muối khoáng. Ngoài ra, cần tránh nắng, tránh ăn uống đồ lạnh.

Khi đã bị, cần gặp các bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị chính xác.

Bạn Mai hỏi:

Trẻ nhũ nhi có cần uống nước không thưa bác sĩ? Cần uống bao nhiêu?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng không cần uống nước, chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn là đã đảm bảo đủ lượng nước.

Từ 6-12 tháng, trẻ có cần uống nước thêm ngoài chế độ ăn bổ sung và sữa mẹ. Lượng nước có thể dao động 0,5-1 lít/ngày, tùy theo cơ thể và thời tiết.

Bạn Quỳnh hỏi:

Bác sĩ tư vấn giùm cháu, mùa hè này ăn gì để cơ thể mát và khỏe?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Để khỏe cháu nên ăn cân đối, đa dạng thực phẩm (15-20 loại) mỗi ngày). Nên thay đổi các thực phẩm thường xuyên để cơ thể đủ chất dinh dưỡng hơn. Để khỏe khẩu phần ăn phải đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng: Năng lượng, chất đạm, chất béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất.

Để mát cháu nên ăn nhiều rau xanh các loại (300-500 gram/ngày), quả chín (100-300 gram). Cháu nên chọn các loại ít ngọt, có tính chất nhuận tràng như: Thanh long, chuối, đu đủ, lê, bưởi, cam, quýt…

Ngoài ra cháu nên uống đủ nước: Người trưởng thành 2-2,5 lít/ngày.

Bạn Đoàn Quang Vinh hỏi:

Thua bác sĩ có nên cho con đi tắm hồ bơi nhiều trong những ngày nắng nóng không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Bơi là môn thể thao có ích và tốt cho sức khỏe, cho việc phòng ngừa và chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, vào mùa hè, vì lượng người ở bể bơi rất lớn khiến nước trong bể khó đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn nên có thể làm cho trẻ bị lây nhiễm một số bệnh da và đường hô hấp.

Cần chú ý để trẻ không bị sặc nước vì khi sặc, trẻ dễ bị tổn thương đường hô hấp, đặc biệt là khi nước bể bơi không đảm bảo vệ sinh và có nhiều hóa chất.

Bạn Thu Hòe hỏi:

Xin bác sĩ mách giùm trong các thực phẩm ăn hàng ngày, có món ăn nào kỵ nhau gây nguy hiểm cần tránh không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Thực tế các thực phẩm không kỵ nhau đến mức gây nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ có những thực phẩm có thể tác dụng hiệp đồng hoặc gây hạn chế tác dụng của nhau. Ví dụ: Uống trà, cà phê đặc ngay sau bữa ăn có thể gây hạn chế hấp thu sắt. Nhưng nước, quả chín giàu vitamin C lại giúp tăng cường hấp thu sắt.

Nếu bạn ăn các loại rau nhuận tràng cùng với hải sản như hàu, ngao… (là những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn) cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Bạn Minh Anh hỏi:

Cháu thường xuyên bị dị ứng nổi mề đay. Xin bác sĩ cho biết cần lưu ý gì trong ăn uống và khám xét tại đâu hay để tự khỏi?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Cháu nên tránh những thực phẩm gây dị ứng theo cơ địa. Nên uống thêm các loại lá có tác dụng lợi tiểu, thêm vitamin C, ăn loại quả mát (bưởi, cam, quýt, thanh long…) để giảm dị ứng.

Cháu nên đi khám các bác sĩ da liễu, dị ứng để hỗ trợ điều trị tốt hơn.

Bạn Khuất Trang hỏi:

Bé nhà tôi được 32 tháng, gần 3 tuổi, cháu bị lỡ hầu hết các đợt uống vitamin A từ khi được 10 tháng đến nay. Vậy nếu không uống vitamin đúng định kỳ có sao ko? Cháu có thể mua thuốc để uống bổ sung ở đâu?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, chống nhiễm khuẩn, tránh một số bệnh, đặc biệt là bệnh ở mắt. Vì vậy, trẻ cần được uống đủ. Nếu con bạn đã bị lỡ, cần đến gặp các bác sĩ để được tư vấn, điều trị bổ sung.

Không nên tự mua vitamin A cho trẻ uống vì vitamin A uống không đúng có thể gây ra một số tác dụng phụ rất có hại cho cơ thể.

Bạn Thu Trang hỏi:

Bé nhà em năm nay vào lớp 1, nhưng cháu có thói quen ngủ không tốt, khó đi vào giấc ngủ, thường mất 30 phút đến một giờ cháu mới có thể ngủ. Gần 1 tháng nay khi ngủ cháu hay khịt khịt mũi nhưng không chảy nước mũi, không biết có phải biểu hiện bệnh xoang không? Ngoài ra cháu tương đối lười ăn, chỉ ăn một số món thích. Rau thì chỉ ăn 2 loại là rau ngót và rong biển, ít ăn rau nên hay bị táo bón. Cháu 20kg, cao 1m18, xin bác sĩ Xin bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với kiểu con nhà em được không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Đối với trẻ 6 tuổi, cân nặng và chiều cao hiện tại là ở ngưỡng trung bình, không bị suy dinh dưỡng. Hiện tượng cháu bị chảy nước mũi có thể do viêm mũi dị ứng, thời tiết hoặc điều hòa lạnh, chưa đến mức bị viêm xoang. Cháu khó ngủ và kém ăn có thể do thiếu một số vi chất dinh dưỡng như: Vitamin D, kẽm, canxi, magie… Em nên cho cháu đi tư vấn dinh dưỡng để xác định và bổ sung các chất cháu thiếu và được tư vấn chế độ ăn cụ thể.

Bạn Lâm hỏi:

Cháu rất thích ăn cà muối. Xin bác sĩ cho biết tại sao ăn cà lại nóng? Ăn nhiều có tốt hay không? Làm sao để hạn chế tác hại của chúng?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Thực ra ăn cà muối không gây nóng nhưng ăn nhiều không tốt vì món ăn này thường có nhiều muối. Nếu ăn nhiều và thường xuyên có thể liên quan đến tăng huyết áp. Lưu ý người bị tăng huyết áp, suy thận, suy tim nên hạn chế ăn.

Bạn Hà Thu hỏi:

Tôi nghe nói, trẻ nhỏ không nên tự tiện dùng thuốc, đặc biệt thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt. Nhưng trong điều kiện xa bệnh viện, con tôi bị sốt thì có cách xử trí như thế nào được bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Kháng sinh là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khi được chỉ định đúng và tuân thủ đầy đủ. Vì vậy, khi con bạn bị nghi nhiễm khuẩn cần khám thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Không được tự mua thuốc hoặc theo hướng dẫn của người bán thuốc.

Thuốc hạ sốt có nhiều loại khác nhau và là thuốc có thể dùng theo hướng dẫn của người bán thuốc khi bạn không có điều kiện tới bệnh viện hay khám các bác sĩ. Tuy nhiên, cần tuân thủ ý kiến của dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng để tránh tai biến do thuốc.

Bạn Đào Tấn ka hỏi:

Thưa bác sĩ, em bị thận ứ nước, em uống nước nhiều có hại cho thận không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Nếu em bị thận ứ nước thì việc uống nước còn phụ thuộc vào chức năng thận có tốt hay không? Nên việc uống bao nhiêu nước một ngày phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bạn Nguyễn Thị Chi hỏi:

Tôi nghe mọi người nói, môi trường bệnh viện chính là nơi khiến trẻ dễ lây lan, nhiễm bệnh nhất, nhưng khi con ốm, không thể không mang đến viện. Vậy làm thế nào để bảo vệ con tôi thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Bệnh viện đúng là môi trường dễ bị lây lan các bệnh, đặc biệt là khi đang có các vụ dịch. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngoài bệnh viện để được khám và tư vấn, kể cả tư vấn nhập viện. Chỉ nên tự đưa trẻ tới viện khi trẻ bị bệnh nặng đột ngột như co giật, hôn mê.

Bạn Trần Ngọc Tuyết hỏi:

Bé nhà cháu được 22 tháng rưỡi, bé ho và sổ mũi, nhiều dử mắt khi ngủ dậy (dử mắt có nhiều khi bé ho, hắt hơi sổ mũi). Cháu có mua kháng sinh cho bé uống và nh ỏ thuốc mắt 3 lần/ngày n hưng tình trạng của bé không được cải thiện. Liệu bé nhà cháu có bị sao không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Bạn nên đưa con bạn đi khám ở những cơ sở y tế có các chuyên gia về nhi và mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng. Không nên tự dùng kháng sinh khi chưa biết con bị bệnh gì vì có thể vừa không chữa khỏi vừa gây hại cho trẻ.

Bạn Nguyễn Thanh Bình hỏi:

Chào bác sĩ, vợ tôi hay bị nóng trong người, chỉ cần ăn món nào nóng như sầu riêng hay vải là bị nóng. Nếu ăn nhiều khoảng 10-15 quả vải hoặc 2-3 miếng sầu riêng là người nóng thở không nổi. Có cách nào để ăn những món đó mà không bị nóng hay chế độ dinh dưỡng nào để khắc phục không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Nhiều người bị dị ứng với một số loại quả (như trường hợp của vợ bạn thể hiện qua biểu hiện khó thở). Vậy cách tốt nhất là tránh những loại quả đó. Không có thực phẩm hay loại quả nào có thể trung hòa được tình trạng như vậy.

Bạn Phạm Minh Tri hỏi:

Thưa bác sĩ, nước đậu nành có tốt cho sức khỏe không? Trẻ nhỏ học lớp mẫu giáo trở xuống có nên uống nhiều vào mùa hè này không? Tôi nghe nói nước đậu nành dẫn tới vô sinh đúng hay sai?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Nước đậu nành tốt cho sức khỏe vì giàu đạm, canxi. Trẻ trước khi học mẫu giáo có thể uống được hằng ngày xen kẽ với sữa bò. Sữa đậu nành không dẫn tới vô sinh. Bạn có thể sử dụng thoải mái.

Bạn Lê Kim Xuyên hỏi:

Bé trai nhà em được 25 tháng, nặng 11,6 kg, cao 87 cm, lưỡi bé có quầng màu đỏ, em cho bé đi khám bác sĩ nói bé bị lưỡi bản đồ và không trị được. 6 tháng nay bé không tăng cân. Cho em hỏi có cách nào cho bé dễ chịu và ăn được không ạ?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Về phát triển thể lực, con bạn nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh viêm lưỡi bản đồ là một bệnh do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thiếu nhiều yếu tố vi lượng, làm cho trẻ vừa khó ăn, vừa không đủ chất để lớn. Bạn cần đưa con tới cơ sở chuyên khoa nhi, chuyên khoa dinh dưỡng để khám và tư vấn.

Bạn NGUYỄN THANH TÁM hỏi:

Thưa bác sĩ, mùa hè là thời điểm tôi nổi rất nhiều mụn trứng cá. Tôi phải tránh ăn các đồ ăn nào để giảm bớt mụn trứng cá?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Bạn nên tránh ăn những thực phẩm có nhiều đường ngọt: Nước ngọt, bánh kẹo ngọt, những quả chín nhiều đường, thực phẩm rán – nướng ở nhiệt độ cao. Ngoài ra bạn nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt, uống nhiều nước có tác dụng mát gan, có thể làm giảm mụn trứng cá.

Cháu nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị đúng cách, giảm mụn trứng cá.

Bạn Tạ Xuân Vững hỏi:

Thưa bác sĩ, vào mùa hè tôi hay bị nổi mẩn ngứa trên người và thường xuyên chảy máu cam. Tôi có đi khám và các bác sĩ bảo không có vấn đề gì nghiêm trọng, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng. Vậy bác sĩ cho tôi biết cần bổ sung những gì để khắc phục tình trạng trên?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Bạn nên bổ sung vitamin C từ ăn nhiều quả chín hoặc các chế phẩm vitamin C. Vitamin C giúp vững bền thành mạch và giải độc gan, giúp giảm tình trạng chảy máu cam.

Bạn JERRY VŨ hỏi:

Thưa bác sĩ, khi nguyên ngày trời trở nóng vậy vào buổi tối ngủ ở nhiệt độ máy lạnh thấp (18-25 độ C ) thì thân nhiệt của trẻ có ảnh hưởng gì không? Vì con tôi, mới đầy 8 tháng, buổi tối thường hay trở mình và khóc giấc, không ngủ yên giấc. Mong bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Con bạn ngủ không yên giấc, hay quấy khóc ban đêm thường là do nhiều lý do khác nhau, kể cả các bệnh như còi xương cấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý ở não. Vì vậy, bạn cần đưa con đi khám bệnh tại các cơ sở y tế cho chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị.

Nhiệt độ phòng quá thay đổi, đặc biệt là quá thấp trong mùa nóng (dưới 18 độ) sẽ làm giảm sức chịu đựng của cơ thể, gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Vì vậy, không nên để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp (dưới 20 độ). Bạn có thể kết hợp giữa nhiệt độ máy điều hòa trong khoảng 22-26 độ và gió quạt để môi trường trong phòng đỡ nóng và thoáng hơn.

Bạn trương ngọc phú hỏi:

Thưa bác sĩ, con em 29 tháng tuổi đi khám thì thuộc diện suy dinh dưỡng nặng, nhưng con em rất hiếu động, nhanh nhẹn, ăn uống cũng được mà tăng cân rất ít, cho em hỏi vậy có sao không? Có khả năng đường ruột bé ko hấp thụ ko?

Bác sĩ Nguyễn Văn Bàng

Con bạn thuộc diện cân nặng thấp nhưng ít khả năng suy dinh dưỡng nặng bởi trẻ vẫn hiếu động, nhanh nhẹn – những biểu hiện khó có ở trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. Vì vậy, con bạn ít khả năng ở trong tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đi khám ở các chuyên khoa nhi, dinh dưỡng để phát hiện các lý do khiến trẻ không tăng cân và điều trị kịp thời.

Bạn Vân hỏi:

Thưa bác sĩ, cho em hỏi, con em 8 tháng tuổi. Do nắng nóng, rất oi bức nên em muốn hỏi chế độ ăn cho bé để tránh bệnh tật. Ngoài ra bé thiếu canxi mà cháu không chịu uống bất lỳ loại thuốc bổ sung caxi nào, vậy nên làm thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm

Cha mẹ nên cho con ăn theo độ đa dạng thực phẩm và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của nháu.

Nếu cháu không chịu uống canxi, cha mẹ cho cháu uống sữa (600 ml/ngày), bổ sung pho mai, sữa chua – thực phẩm rất giàu canxi. Ngoài ra bạn nên cho con tắm nắng trong 15-20 phút/ngày, vào lúc mới có ánh nắng mặt trời, để đủ vitamin D và giúp hấp thu canxi được tốt hơn.

Nhóm phóng viên

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x