Từ trận chiến giữa hổ và sư tử, hiểu ra đạo lý thâm sâu trong giao tiếp
Giữa người với người, giao tiếp chính là một sợi dây liên kết nhau hữu hiệu nhất. Trong một cuộc trò chuyện, có đến 70% là cảm xúc, chỉ 30% là nội dung, nếu cảm xúc không thật, nội dung liền trở thành méo mó…
Sư tử và hổ trong trận chiến kịch liệt, cuối cùng, cả hai đều bị trọng thương. Lúc sư tử sắp chết đã nói với hổ: “Nếu ngươi không tranh chiếm lãnh thổ của ta, thì chúng ta sẽ không thảm hại như bây giờ”.
Hổ giật mình nói: “Ta chưa từng nghĩ rằng phải tranh giành với ngươi, ta tưởng ngươi tranh chỗ của ta chứ!”…
Giao tiếp, rất quan trọng, nhưng mà, trong lúc tức giận, làm thế nào có thể dừng lại và giao tiếp với nhau một cách chân thành?
Thiết nghĩ rằng, điều tốt đẹp nhất chính là cảm xúc và hòa khí, 2 thứ này đều không thể thiếu.
Hai người giao tiếp với nhau, thì có 70% là cảm xúc, 30% là nội dung. Nếu cảm xúc không thật, thì nội dung liền bị méo mó.
Thậm chí bạn nói thật, nhưng lại không thành tâm, lời nói ra không truyền được cảm hứng, thì có nói nhiều hơn nữa cũng không thể nào thuyết phục, chỉ khiến người nghe càng thêm “phát tiết”.
Trong tâm muốn giao tiếp với người khác, nhưng giọng điệu lại hoài nghi, khiến người ta không biết là muốn giao thiệp hay là khiêu khích.
Ngoài miệng thì nói muốn làm bạn, nhưng thực tế lại không coi nhau ra gì, dương dương tự đắc, khiến người ta không biết là đang muốn giao thiệp hay cãi nhau.
Trong cuộc sống này, người với người giao tiếp với nhau, cần phải thành tâm thành ý. Gặp chuyện gì cũng nên ôn hòa nhã nhặn, ngữ khí thành khẩn.
Sửa được tính tình của bạn, chỉ có thể là người bạn yêu;
Chịu được tính tình của bạn, chỉ có thể là người yêu bạn;
Kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn chính là một người chủ động;
Bị cảm xúc khống chế, bạn liền trở thành bị động.
Học giao tiếp, học cách cảm thông, chính là học điều chỉnh cảm xúc, học tự kiểm soát chính mình.
Theo Cmoney