Từ tháng 5/2020, ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên sẽ bị tước GPLX

01/05/20, 15:30 Việt Nam

Từ ngày 1/1/2020, người điều khiển ôtô vi phạm luật giao thông có thể bị tước giấy phép lái xe ngay lập tức từ 1-24 tháng kèm theo xử phạt hành chính.

Ôtô không nhường đường xe cấp cứu, bị phạt bao nhiêu? - VnReview ...
Ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên sẽ bị tước GPLX. (Ảnh qua Vnreview)

Từ ngày 1/1/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã có hiệu lực. Theo đó, người điều khiển ôtô vi phạm sẽ chịu mức phạt tăng nặng và thời gian tước giấy phép lái xe lâu hơn.

Cụ thể, người điều khiển ôtô sẽ bị tước GPLX từ 1-3 tháng nếu không chấp hành tín hiệu giao thông; biển báo giao thông ngược chiều, một chiều; các quy định dừng – đỗ xe trên đường cao tốc hoặc hiệu lệnh của CSGT; vi phạm nồng độ cồn dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; không nhường đường hay cản trở xe ưu tiên đã phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Tước GPLX ôtô từ 2-4 tháng trong trường hợp chạy quá tốc độ trên 35 km/h; đón trả khách trên đường cao tốc; gây tai nạn giao thông nhưng bỏ trốn không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Tước GPLX ôtô từ 3-5 tháng khi vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tước GPLX ôtô từ 4-6 tháng nếu không tuân thủ yêu cầu về kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ; lùi xe, chạy ngược chiều trên đường cao tốc; vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tước GPLX từ 22-24 tháng đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ở mức cao nhất. Đồng thời phạt tiền bổ sung từ 30-40 triệu đồng.

Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện

Theo Nghị định 31/2020, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính chấp nhận đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét cho phép tự bảo quản phương tiện.

Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm cần làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện và được người có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, tổ chức hay cá nhân ấy có thể nộp tiền trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện.

Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm. Trong trường hợp phương tiện của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự hoặc được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây tai nạn giao thông… thì không được áp dụng điều khoản trên.

Theo Cục CSGT (Bộ Công an), chỉ tính riêng trong quý I năm 2020, lực lượng CSGT cả nước đã phạt tiền 773 tỷ 184 triệu đồng; tước giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn 76.599 trường hợp, tạm giữ 157.498 phương tiện. Trong đó, có 48.636 tài xế vi phạm quy định về nồng độ cồn; 307 trường hợp người điều khiển phương tiện trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

Ngoài ra, Bộ Công an đang đề xuất quy định về đấu giá biển số xe, dự định 30-50% số tiền thu được sẽ đầu tư cho lực lượng CSGT.

Từ Thức (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x