Tu luyện là gì và vì sao nói “Khó nhất là tu tại gia”?

12/03/19, 09:37 Thế giới tâm linh

Dân gian vẫn có câu: “Khó nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Vậy tu luyện ruốt cuộc là gì? Vì sao tu tại gia lại là điều khó nhất? Những câu hỏi này cũng khiến nhiều người quan tâm không khỏi thắc mắc.

Tu luyện là gì và vì sao nói “Khó nhất là tu tại gia”?. Ảnh 1
(Ảnh qua поисков)

Tu luyện là tu thứ gì?

Người ta thường quan niệm rằng tu luyện thì phải xuất gia vào chùa, đoạn tuyệt thế sự, chịu khổ mà tu luyện như các đạo sư hoặc lạt ma Tây Tạng ngồi thiền trên núi tuyết hay trong những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Đây chỉ là hình thức tu luyện khác nhau mà thôi.

Đạo Phật quan niệm trong mỗi người đều có cả Phật tính và Ma tính. Vậy nên đạo của Phật Đà nằm ở tu “Thiện”, ức chế Ma tính, khơi gợi và phát triển Phật tính trong bản thân mỗi người. Khi các tâm không tốt ấy bị ức chế, ức chế cho đến khi mất đi, cũng là lúc con người đạt được sự thăng hoa về tâm linh. Vậy nên cũng nói, con đường tu luyện mà Phật Thích Ca giảng là Giới-Định-Huệ, loại bỏ những chủng nhân tâm không tốt thông qua các giới luật.

Đạo gia giảng tu Chân, khởi đầu từ làm người chân thật, cuối cùng trở thành Chân Nhân. Tu của Đạo gia yêu cầu tâm cảnh đạt đến vô vi thanh tịnh, không vướng bụi phàm, nên thường thường yêu cầu độc tu nơi thâm sơn cùng cốc. Năm đó Lão Tử không truyền rộng đạo của mình mà chỉ lưu lại cuốn kinh thư “Đạo Đức Kinh” rồi cưỡi trâu rời khỏi chốn phàm tục. Phần tu luyện tâm tính của Đạo gia thực chất nằm trong “Đạo Đức Kinh”. Đạo gia cũng gắn liền với việc tu luyện thân thể người, có các động tác khác nhau, ví như Thái Cực quyền pháp.

Xuất hiện muộn hơn vào khoảng 2.000 năm trước, tại vùng đất nằm giữa Á và Âu, Chúa Jesus cũng truyền đạo pháp của mình. Tâm điểm của tín ngưỡng Kitô là tình yêu và tha thứ, đức tin, ý nghĩa của sự tồn tại và sự giải thoát dành cho con người. Niềm tin này đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống, đạo đức, văn hóa và con người phương Tây trong hàng nghìn năm sau đó.

Dù khác biệt về hình thức tu luyện như tu tâm, tu Thiện, tu thân, tu Chân, đức tin, cứu rỗi, v.v, nhưng tựu chung lại việc tu luyện trong các tôn giáo đều xuất phát từ việc tu dưỡng đạo đức và tâm tính của con người.

Tu luyện như một phần tự nhiên đã có sẵn trong huyết mạch của nhân loại. Bắt đầu từ làm người tốt theo giá trị đạo đức trong văn hóa truyền thống, sau đó con người dần tẩy tịnh thân tâm để thăng hoa tới những cảnh giới cao hơn. Tu tâm là cốt lõi của tu luyện.

Vì sao “Tu tại gia” lại là điều khó nhất?

(Ảnh: Shutterstock)

Con người sống trên đời dẫu là ai, địa vị sang hèn ra sao, thì cũng đều chẳng thể thoát khỏi ba chữ “Danh, Lợi, Tình”. Người tu luyện thời xưa thường lánh đời, đoạn tuỵệt thế gian để thoát khỏi sự cám dỗ của “Danh, Lợi, Tình”, từ đó mới có thể tịnh tâm thiền định, tu luyện.

Khi những ràng buộc trong cuộc sống thế tục được buông xuống, cũng tương đương với việc môi trường xung quanh trở nên đơn giản hơn và những xung đột về nhân tâm giảm đi rất nhiều. Khi ấy tâm của con người sẽ trầm lắng hơn, dục vọng và cảm xúc sẽ được kiểm soát tốt hơn. Giống như trong một môi trường hoà ái, không ai động chạm tới lợi ích của bản thân mình thì cũng chẳng có mâu thuẫn. Lúc này điều lớn nhất con người phải đối mặt có lẽ chỉ là sự cô đơn. Vậy nên mới nói dễ nhất là “tu chùa”. Các bậc cao tăng đắc đạo khi xưa cũng thường là xuất từ trong chùa chiền đạo quán.

Khi con người phải bươn chải mưu sinh trong xã hội thế tục, khi đối mặt với đủ kiểu người với những tính cách khác nhau, sự xung đột về lợi ích khác nhau, mới dễ khiến lòng người “dậy sóng”. Để có thể cân bằng tốt những mối quan hệ trong cuộc sống và làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với xã hội, sẽ đòi hỏi không ít thời gian và tâm sức của mỗi người. Đứng giữa dòng đời đầy “Danh Lợi Tình”, chọn làm giọt nước trong hay trôi theo dòng nước đục, vẫn luôn là mối khắc khoải của biết bao nhịp đập trái tim. Biết bao bi hài trong dòng trường giang của cuộc đời cứ nối tiếp hết trang này tới trang khác. Vậy nên mới nói “Thứ hai tu chợ”. Hòa thượng thời xưa phải vân du khất thực, có thể cũng là nói đến việc “tu chợ” này.

Nhưng có lẽ, với những người thân yêu nhất trong gia đình, khi sự ràng buộc về tình cảm, về mọi phương diện trong cuộc sống trở nên thiết thân nhất, thì mối quan hệ ấy càng khiến con người phải hao tâm tổn sức. Bạn có thể không động tâm khi con cái ốm đau? Khi cha mẹ già yếu bệnh tật? Khi xung đột với người bạn đời? Những mối quan hệ thân thiết là những thứ quan trọng nhất đối với hầu hết mọi người chúng ta, cũng là điều chúng ta khó dứt bỏ nhất.

Khi vào chùa tu luyện, con người có thể đoạn tuyệt hết thảy nhân duyên tại thế gian, người thân cũng đều trở thành “thí chủ” xa lạ. Nhưng khi tu luyện giữa đời thường, họ vừa phải làm tròn trách nhiệm của bản thân với vai trò là người chồng, người vợ, người cha, người mẹ; lại phải dốc tâm tu luyện, quả thực không phải điều dễ cân bằng. Vậy nên mới nói “Khó nhất là tu tại gia”.

Không có ngụ ý cao thấp

(Ảnh qua CMP)

Trong quá khứ, việc tu luyện đắc đạo hầu như không thấy xuất hiện “tại gia”. Dù cho những nhân vật nổi tiếng trong sử Việt, tu luyện vẫn có lúc trị quốc như Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng vẫn phải có thời kỳ ẩn tu trên núi cao, rồi đi khất thực, chứ không chọn ở trong cung điện giữa triều đình mà tu. Dù vậy Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng là một nhân vật tiến gần tới “tại gia” nhất, vì với ngài, việc nhà cũng là việc nước.

Có thể nói sự sắp xếp thứ tự “tại gia”-“chợ”-“chùa” ở đây không phải là sự sắp xếp về thế nào là tu cao, thế nào là tu thấp, mà có hàm ý nói rằng điều gì là không có lợi cho việc tu luyện, điều gì là khó khăn cho việc tu luyện. Tu tại gia là khó tu nhất, có thể khiến phần lớn người tu vấp ngã, mê đắm, không còn thực sự là tu nữa. Các cao tăng trong lịch sử có lẽ chưa từng có ai thành tựu nhờ tu “tại gia”.

Nhưng kỳ thực tu luyện vẫn là tu tâm, buông bỏ sự tự tư, buông bỏ cái tình. Vượt trên cái tình ấy, người tu luyện sẽ tu xuất tâm từ bi. Khi ấy họ không chỉ yêu thương những gì thuộc về bản thân mình, mà sẽ đối xử với hết thảy những người xung quanh như thể người thân của mình vậy. Người tu luyện đắc đạo cũng sẽ không vì bị tổn thương và lợi ích của cá mình bị tổn hại mà quay lưng lại với gia đình, hay hành xử theo kiểu hơn thua “ăn miếng trả miếng”. Lòng từ bi của họ sẽ có thể hoá giải hết thảy nỗi oán hận và những mâu thuẫn, tranh đấu thiệt hơn; cảm hoá nhân tâm, dẫn dắt con người trở quay về với chính đạo. Vậy nên tu luyện giữa đời thường vừa có ích cho bản thân, vừa có ích cho xã hội. Hoàn cảnh khó khăn có thể khiến ngọc nát vàng tan, nhưng cũng sẽ mài giũa ra được trân bảo quý giá nhất.

Dù tu luyện nơi đền chùa miếu mạo tu luyện, ở ẩn tu đạo nơi núi sâu rừng già hay “tu tại gia”, “tu chợ”, tu luyện giữa đời thường, cũng chỉ khác nhau về hình thức. Bản chất của việc tu luyện vẫn là tu tâm dưỡng tính, tẩy tịnh thân tâm. Dù tu ở đâu, nếu không đạt được điều này thì chỉ là công dã tràng. Điểm cốt lõi ấy qua hàng ngàn năm vẫn không hề thay đổi.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x