Tự do thực sự đến từ đâu?

13/09/14, 00:54 Đọc & Suy ngẫm

Có hai thứ tự do trong cuộc đời này: tự do thỏa mãn các dục vọng và tự do thoát khỏi những dục vọng.

Nền văn hóa phương Tây hiện đại chỉ công nhận loại tự do đầu tiên: tự do thỏa mãn dục vọng. Nó tôn thờ loại tự do ấy bằng cách đưa lên trang đầu của các bản hiến pháp và tuyên ngôn nhân quyền. Tín điều căn bản của hầu hết các nền dân chủ ở phương Tây đều nhằm bảo vệ quyền tự do thỏa mãn dục vọng của con người. Nhưng điều đáng chú ý là trong những đất nước như thế người ta không cảm thấy tự do cho lắm.

Loại tự do thứ hai là tự do thoát khỏi dục vọng – điều chỉ được ca ngợi trong một số cộng đồng tôn giáo. Ở đó người ta cảm thấy bình an và được giải thoát. Điều kỳ lạ là ở những nơi thanh bần như thế người ta lại cảm thấy tự do.

Tự do trong bể cá

Một hôm có hai vị sư được mời đến thọ trai ở nhà một cư sĩ. Trong phòng khách nơi họ ngồi có một bể cá.

Vị sư nhỏ tuổi tỏ ý không bằng lòng vì việc nuôi cá trong bể là không hợp với giáo lý từ bi của nhà Phật. Việc ấy cũng giống như nhốt cá vào tù vậy. Lũ cá đã làm gì sai để đến nỗi bị giam giữ trong một nhà tù bằng kính? Chúng cần được tự do bơi lội trong dòng sông hay ao hồ tùy thích.

Vị sư lớn tuổi hơn mỉm cười và hỏi vị sư nhỏ:

1. Có bao giờ anh thấy người ta thả câu trong một bể cá? Chưa! Vậy thì tự do đầu tiên mà những con cá kia có được là không bao giờ bị người đi câu đe dọa. Hãy tưởng tượng đến hoàn cảnh của những con cá khác trong tự nhiên.

Khi chúng thấy một con sâu béo mập hay một con ruồi ngon lành, chúng không biết chắc rằng liệu đớp mồi có an toàn hay không. Nhưng chắc chắn là chúng đã từng trông thấy bà con hay bạn bè của chúng nuốt một con sâu trông ngon lành rồi đột nhiên biến mất vĩnh viễn.

Đối với một con cá trong tự nhiên, việc ăn chất chứa nhiều nỗi hiểm nguy và thường kết thúc một cách bi thảm. Bữa ăn đem đến tai họa. Con cá nào bị chứng khó tiêu mãn tính do luôn lo lắng hay con nào bị bệnh thần kinh hoang tưởng chắc phải nhịn đói tới chết.

Cá trong tự nhiên dễ bị mắc bệnh tâm thần. Cá trong bể tránh được mối hiểm họa này.

2. Cá trong tự nhiên thường lo bị cá lớn nuốt. Thời buổi này lội ngược dòng vào ban đêm ắt hẳn không còn an toàn như trước! Thế nhưng không có người nuôi nào lại thả những con cá lớn vào bể để nó ăn thịt con cá nhỏ của mình.Vậy thì những con cá trong bể thoát khỏi mối nguy hiểm bị cá lớn ăn thịt.

3. Trong tự nhiên, có những lúc cá có thể không tìm được thức ăn. Còn cá trong bể thì như sống trong một nhà hàng vậy. Cứ ngày hai một lần, người ta lại mang thức ăn đến đưa cho nó. Cho nên những con cá trong bể không bị cái đói đe dọa.

4. Sông hồ vào mùa đông thì lạnh buốt, mùa hè thì nóng nực, thậm chí nước có thể bị cạn khô. Cá ở trong bể thì cứ như đang ở trong phòng có lắp đặt điều hòa, “mưa không tới mặt, nắng không tới đầu”. Nhiệt độ trong bể luôn được đảm bảo dễ chịu suốt cả ngày. Như thế, nó được tự do thoát khỏi sự thất thường của thời tiết.

5. Trong tự nhiên, khi bị bệnh chẳng có ai săn sóc hay điều trị cho cá, còn cá trong bể thì được bảo hiểm y tế. Khi có ốm đau, chủ nhà liền mời thầy thuốc đến khám bệnh thậm chí không cần phải đi viện. Như thế cá trong bể được tự do khỏi mối lo ốm đau không có ai chăm sóc.

Tự do trong 4 bức tường

Một vị sư già được mời thỉnh dạy trong một nhà tù, nơi mà tình hình an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Vào cuối buổi pháp thoại, một nhóm tù nhân bắt đầu hỏi vị sư về nếp sống hằng ngày của họ trong tu viện.

“Buổi sáng chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ. Đôi khi cũng lạnh lắm vì phòng chúng tôi không có máy sưởi. Chúng tôi ăn mỗi ngày một bữa, tất cả thức ăn đều bỏ chung vào một bình bát. Vào buổi chiều và tối chúng tôi không ăn. Dĩ nhiên là cũng không có chuyện sex hay rượu chè. Chúng tôi cũng không có vô tuyến truyền hình, truyền thanh, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, mà cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc nhiều, thời gian rảnh chúng tôi ngồi tọa thiền. Chúng tôi chủ yếu ngủ trên sàn nhà.”

Những người tù tỏ ra hết sức ngạc nhiên về cuộc sống kham khổ của những nhà tu hành. So sánh với tu viện, thì nhà tù hết sức nghiêm ngặt này trở thành một khách sạn năm sao.

Quả thật cuộc sống trong tu viện kham khổ hơn cả nhà tù khắc nghiệt nhất, tuy nhiên những người ở đây lại cảm thấy hạnh phúc. Tại sao lại như thế? Bởi vì các thầy tu muốn sống ở tu viện, còn phạm nhân thì không muốn ở tù. Sự khác nhau là ở chỗ đó.

Bất cứ nơi nào mà bạn không muốn ở thì dù cho có tiện nghi đến đâu chăng nữa, đối với bạn, nó cũng là một nhà tù. Đây là ý nghĩa thật sự của chữ “tù”.

Nếu bạn đang làm một công việc mà mình không thích thì bạn cũng đang ở tù. Nếu bạn đang có một mối quan hệ mà mình không mong muốn thì các bạn cũng đang ở tù. Nếu các bạn đang ở trong một thân thể ốm đau bệnh hoạn mà bạn không muốn thì thân thể ấy cũng là một nhà tù đối với bạn.

Nhà tù là bất cứ một hoàn cảnh nào mà bạn không muốn mà lại dính mắc vào. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi các nhà tù của cuộc đời?

Dễ thôi. Hãy thay đổi quan niệm về hoàn cảnh mà bạn đang sống. Dù ở nhà tù hay ở tu viện, bất cứ nơi đâu mà bạn muốn sống thì nơi ấy không còn là nhà tù đối với bạn nữa.

Khi các bạn bằng lòng thì các bạn được tự do. Tự do là bằng lòng với nơi chốn mình đang ở. Nhà tù là nơi mình không muốn ở. Thế giới tự do là thế giới mà người bằng lòng sinh sống.

Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thỏa mãn dục vọng.

Theo Kienthuc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x