Từ Ba mươi Bạo chúa của Athens đến giới Tinh hoa Mỹ (P2)
Vậy vụ việc Ba mươi Bạo chúa trong lịch sử mang lại cho ta bài học gì cho tình thế hiện tại? Tin xấu là Ba mươi bạo chúa đã đày ải những nhà dân chủ nổi tiếng của Athens và thu giữ tài sản của họ, đồng thời sát hại ước tính khoảng 5% dân số của thành phố. Còn tin tốt là, sự cai trị của nhóm người này chỉ kéo dài trong chưa đầy một năm.
Tiếp theo phần 1.
Gần như mọi ngành công nghiệp lớn của Mỹ đều có cổ phần tại Trung Quốc. Từ thị trường tài chính như Citigroup, Goldman Sachs, và Morgan Stanley cho đến các lĩnh vực khác. Một nhân viên tại khách sạn Marriott đã bị sa thải sau khi các quan chức Trung Quốc phản đối việc anh bấm thích một dòng tweet nói về Tây Tạng. Tất cả đều chơi theo luật của ĐCSTQ.
Tướng Robert Spalding, cựu quan chức chính quyền Donald Trump, cho hay: “Sự bành trướng của họ là quá lớn, tốt nhất nên tìm xem ai không bị ràng buộc vào Trung Quốc”.
Không có gì ngạc nhiên khi Phòng Thương mại Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa từng là chủ thể đi đầu trong việc phản đối các chính sách Trung Quốc của Donald Trump, chống lại không chỉ đề xuất thuế quan mà còn cả lời kêu gọi của ông đối với các công ty Mỹ, để bắt đầu chuyển các chuỗi cung ứng quan trọng đi nơi khác, ngay cả khi đại dịch bùng phát. Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia gần đây đã phàn nàn về một điều luật cấm các nhà thầu quốc phòng sử dụng một số loại hình công nghệ của Trung Quốc. Người phát ngôn của nhóm thương mại cho biết: “Chỉ là, toàn bộ các nhà thầu đang làm việc với chính phủ liên bang sẽ phải dừng việc của họ lại”.
Ngay cả chính quyền Donald Trump cũng bị chia rẽ thành 2 phe, phe diều hâu (những người chống lại Trung Quốc) và phe bồ câu (những người ủng hộ chính sách Trung Quốc). Phần lớn các quan chức của ông Trump đều thuộc phe bồ câu, đáng chú ý nhất là Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, một cựu nhà sản xuất Hollywood. Dù ngành công nghiệp điện ảnh là ngành đầu tiên và cũng là ngành gay gắt nhất phàn nàn rằng Trung Quốc đang ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của họ, nhưng cuối cùng họ lại chịu hợp tác và nhân nhượng trước chính quyền Bắc Kinh. Các hãng phim không thể thâm nhập vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc nếu không tuân theo các quy định của ĐCSTQ. Chẳng hạn, trong phần tiếp theo sắp tới của Top Gun, Paramount đã đề nghị sẽ làm mờ các mảnh dán mang dấu Đài Loan và Nhật Bản trên chiếc áo khoác “Maverick” của Tom Cruise khi phát hành phim tại Trung Quốc, nhưng các nhà kiểm duyệt phim của ĐCSTQ lại kiên quyết yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn các mảng dán này khỏi tất cả các phiên bản phim trên toàn thế giới.
Spalding, cựu cố vấn của Donald Trump, phát biểu: “Có một động lực mạnh mẽ cho việc tiếp tục hợp tác với Trung Quốc. Nhưng ngược lại, cũng có một số ít những người muốn đi ngược lại với điều này”.
Apple, Nike và Coca Cola thậm chí còn vận động hành lang chống lại Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Hai ngày trước khi ông Trump rời nhiệm sở, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã “xác định rằng Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người tại Tân Cương, với đối tượng chịu ảnh hưởng là người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác”. Điều đó khiến một số thương hiệu lớn của Mỹ, vốn sử dụng hình thức lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, mà theo nghiên cứu của Úc năm 2020 có bao gồm Nike, Adidas, Gap, Tommy Hilfiger, Apple, Google, Microsoft và General Motors, đều đồng lõa với tội ác diệt chủng.
Việc cho rằng các quốc gia khinh miệt quyền lợi cơ bản của con người và quyền dân chủ không nên được ngành công nghiệp Mỹ trực tiếp tài trợ và được trao đặc quyền tiếp cận thành quả của nghiên cứu và công nghệ do chính phủ Mỹ tài trợ mà vốn thuộc về và dành cho người dân Mỹ, gần như không phải là ý tưởng đảng phái, và cũng gần như không liên quan đến Donald Trump. Nhưng hồ sơ ghi chép lại sẽ cho thấy rằng, sự kết hợp giữa giới tinh hoa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt đến đỉnh cao trong thời chính quyền của Donald Trump, vì vị tổng thống đã tự biến mình trở thành tâm điểm của Tầng lớp Trung Hoa, một nhóm đối tượng vốn đã chọn Đảng Dân chủ làm phương tiện chính trị chính của họ. Điều đó không có nghĩa là Đảng Cộng hòa không hiện diện trong chế độ đầu sỏ ủng hộ Trung Quốc, khi phải kể đến là Mitch McConnell, Lãnh đạo đảng Cộng hòa Thượng viện. Cha vợ của ông là tỷ phú đóng tàu James Chao, và vị quan chức đã được hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ gián tiếp này với ĐCSTQ, bao gồm cả người bạn học thời đại học của cha vợ ông, Giang Trạch Dân. Những món quà từ gia đình Chao đã mang lại rất nhiều lợi lộc cho McConnell, khi ông chỉ kém Feinstein vài vị trí trong danh sách các thượng nghị sĩ giàu có nhất.
Dùng giới truyền thông để lan truyền một làn sóng đả đảo Donald Trump, Tầng lớp Trung Hoa đã củng cố quyền thế của mình trong các thể chế nhà nước và bộ máy quan chức an ninh mà lâu nay vẫn do Đảng Dân chủ nắm quyền bảo vệ, cũng như tạo tầm ảnh hưởng đến những cư dân thuộc tầng lớp hưởng lương không muốn bị gán cho cái mác là “làm việc cho” vị tổng thống như họ đang bị nhìn nhận. Thỏa thuận đặc biệt được tiến hành bất chấp những khía cạnh tồi tệ và khôn lường nhất của chính quyền cộng sản Trung Quốc, vẫn đang diễn ra kể từ cuối những năm 1990, đã được thúc đẩy một cách nhanh chóng. Hãy nghĩ xem, việc Nike cho sản xuất giày thể thao của họ trong các trại lao động nô lệ Trung Quốc không còn là vấn đề gì quá nóng hổi nữa. Hàng loạt các tin tức, cho rằng Trung Quốc đang đánh cắp bí mật khoa học và quân sự của Mỹ, vận hành các vòng gián điệp lớn tại các khu thương mại công nghệ cao, qua lại với các dân biểu như Eric Swalwell, trả một khoản tiền kếch xù cho các giáo sư hàng đầu của Liên đoàn Ivy để họ tham gia vào một chương trình ăn cắp trí tuệ được tổ chức một cách bài bản, hoặc theo bất kỳ cách thức nào gây nguy hiểm đối với chính người dân hoặc với các nước láng giềng của họ, chứ chưa nói đến việc gây tác động tới đời sống của người dân Mỹ, đều bị che đậy và bị coi là kế hoạch tuyên truyền để ủng hộ cho Donald Trump.
Trong khi đó, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) công khai bao che cho các nỗ lực nhằm phá hoại các thể chế Mỹ của Trung Quốc. Ban quản lý CIA đã dọa nạt các nhà phân tích tình báo để can thiệp và thay đổi đánh giá của họ về tầm ảnh hưởng và sự can thiệp của Trung Quốc vào nghị trình của Mỹ, để từ đó, các báo cáo đánh giá này không giúp củng cố cho những chính sách mà phía Trung Quốc phản đối (chính sách của Donald Trump). Không có gì ngạc nhiên khi việc bảo vệ nước Mỹ lại không phải là mục tiêu cấp thiết nhất của ban quản lý CIA, khi công nghệ lưu trữ thông tin của cơ quan này là do Amazon Web Services phụ trách. Đây là dịch vụ lưu trữ thuộc sở hữu bởi nhà phân phối người Mỹ hàng đầu thuộc sở hữu của Trung Quốc, Jeff Bezos.
Đối với những người nhận thức được rõ Trung Quốc đang làm gì, thì vấn đề đảng phái là một mối quan ngại thứ yếu rõ ràng. Hành vi của Trung Quốc thực sự đáng báo động, và việc các tổ chức an ninh cốt lõi của Mỹ dường như không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách đúng nghĩa cũng vậy. Một cựu quan chức tình báo của chính quyền Barack Obama cho biết: “Trong suốt những năm 1980, những người đặt sự ưu tiên cho lợi ích của các cường quốc nước ngoài, vốn là những quốc gia có lý tưởng không phù hợp với hình thức chính phủ cộng hòa, đều bị xa lánh, tẩy chay. Nhưng với sự ra đời của chủ nghĩa toàn cầu, họ viện cớ cho Trung Quốc, thậm chí còn thay đổi tư duy để đáp ứng, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quốc gia này. Trong những năm nhiệm kỳ của Bush và Obama, thẩm định cơ bản của chính quyền Mỹ là người Trung Quốc không có mong muốn xây dựng hải quân nước xanh dương (một lực lượng hàng hải với khả năng hoạt động ở bất kỳ đâu trên thế giới nhất là ở các vùng đại dương xa đất liền và cảng nhà). Và tầm nhìn của họ đã sai lầm. Hiện Trung Quốc đã và đang bắt tay vào sản xuất tàu sân bay thứ ba của họ”.
Việc căm ghét Donald Trump có thể được coi là nguyên nhân cho những vướng mắc trong chính trị, nhưng cơ sở an ninh và quốc phòng Mỹ đều có mục đích riêng khi nhắm mắt làm ngơ trước Trung Quốc. Hai mươi năm phung phí con người, tiền bạc và độ tín nhiệm cho các cuộc giao tranh quân sự, khởi nguồn từ “Chiến tranh chống khủng bố” của George W. Bush, đều không đem lại giá trị chiến lược cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc triển khai quân Mỹ đến bảo vệ an ninh cho các khu vực dễ xảy ra thương vong tại Trung Đông đã mang lại lợi ích to lớn cho chính quyền Bắc Kinh. Tháng trước, tập đoàn năng lượng khổng lồ Zen Hua của Trung Quốc đã tận dụng sự yếu kém của nền kinh tế Iraq, chi trả 2 tỷ USD cho nguồn cung dầu trong 5 năm, với số lượng 130.000 thùng / ngày. Nếu vật giá gia tăng, thỏa thuận này sẽ giúp Trung Quốc bán lại số dầu đã thu được để kiếm lời.
Tại Afghanistan, các mỏ khai thác đồng, kim loại và khoáng sản lớn, được quân đội Mỹ bảo đảm an ninh, đều thuộc sở hữu bởi các công ty Trung Quốc. Và bởi Afghanistan giáp Tân Cương, nên Tập Cận Bình lo lắng rằng “sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan, các tổ chức khủng bố nằm tại biên giới Afghanistan và Pakistan khả năng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào Trung Á”. Nói cách khác, quân đội Mỹ được triển khai tại nước ngoài ở những nơi như Afghanistan thường không hoàn toàn là để bảo vệ lợi ích của Mỹ, mà chính ra là để cung cấp an ninh cho Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường của chính quyền Trung Quốc.
Cựu quan chức chính quyền Obama cho biết: “Có người cho rằng cách chúng ta xung đột với Trung Quốc không giống như cách ta từng xung đột với Liên Xô. Nhưng thực chất xung đột này hoàn toàn giống”. Vấn đề là hầu hết tất cả cơ sở của Mỹ, với trung tâm là Đảng Dân chủ, đều nằm về phía Trung Quốc.
Vào cuối mùa hè năm 2019, thái độ của Trump giống như ông đang hướng tới nhiệm kỳ tổng thống thứ hai tại Nhà Trắng. Không chỉ giúp nền kinh tế tăng vọt và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục, ông còn tập trung trên chính lĩnh vực mà mình đã chọn để đối đầu với các đối thủ của mình. Cuộc chiến thương mại của Trump với chính quyền Bắc Kinh cho thấy ông vô cùng nghiêm túc khi buộc các công ty Mỹ vận chuyển chuỗi cung ứng của họ. Vào tháng 7, các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ như Dell và HP đã thông báo họ sẽ chuyển một phần lớn hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Amazon, Microsoft và Alphabet cho biết họ cũng đang có kế hoạch di chuyển một số hoạt động sản xuất của mình sang quốc gia khác.
Cũng chính thời điểm này, vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2019, người dân Vũ Hán bắt đầu đổ ra đường, phẫn nộ vì các quan chức chịu trách nhiệm về sức khỏe và sự thịnh vượng của 11 triệu người dân thành phố đã phản bội họ. Nhiều người dân đã bị ốm, và sợ rằng bệnh tình của mình sẽ nặng hơn. Người già thì thở hổn hển. Những người tuần hành giơ cao biểu ngữ ghi rằng “chúng tôi không muốn bị nhiễm độc, chúng tôi chỉ muốn được hít thở không khí trong lành”. Các bậc phụ huynh thì lo lắng cho cuộc sống của con cái mình. Người dân đều lo sợ rằng căn bệnh đã gây ra tổn hại vĩnh viễn cho hệ miễn dịch và thần kinh của họ.
Các nhà chức trách kiểm duyệt các tài khoản mạng xã hội, hình ảnh và video về các cuộc biểu tình, đồng thời lực lượng cảnh sát cũng âm thầm theo dõi những kẻ gây rối và bắt giữ những người có tiếng nói nhất. Với việc các doanh nghiệp bị buộc phải đóng cửa, người biểu tình không thể trốn ở đâu cả. Một số đã được điều đi bằng xe tải. Các nhà chức trách cảnh báo họ rằng: “Các tổ chức an ninh cộng đồng sẽ kiên quyết trấn áp các hành vi bất hợp pháp, như kích động ác ý và khiêu khích”.
Nguyên nhân khiến người dân Vũ Hán phải đổ tràn xuống đường vào thời điểm đó không phải là COVID-19, vì phải đến cuối năm, căn bệnh này mới thực sự bùng phát và lan rộng. Vào đầu mùa hè năm 2019, điều đe dọa sức khỏe dân chúng ở Vũ Hán là tình trạng ô nhiễm không khí. Tính đến hiện tại, đây vẫn là một phần chưa được kể trong câu chuyện kinh hoàng của nước Mỹ vào năm ngoái.
Để đối phó với những đống rác thải làm ô nhiễm bầu không khí, các nhà chức trách đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy đốt rác. Kế hoạch này khiến các cư dân sinh sống gần khu vực phải cảnh giác. (Năm 2013, năm nhà máy đốt rác ở Vũ Hán bị phát hiện có thải ra các chất ô nhiễm nguy hiểm). Người dân tại các thành phố khác cũng từng tràn xuống đường để phản đối tình trạng ô nhiễm không khí, như Hạ Môn năm 2007, Thượng Hải năm 2015, Thành Đô năm 2016, Thanh Viễn năm 2017. Mỗi một lần biểu tình là một lần giới lãnh đạo ĐCSTQ lâm vào hoảng loạn, khi họ vốn lo sợ về dư âm, dù chỉ chút ít, của cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn, cũng như lo sợ viễn cảnh các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ngang ngược tại Hồng Kông sẽ xúc tiến vào đại lục, làm rộ lên phong trào biểu tình to lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu tình trạng bất ổn lan rộng từ thành phố này sang thành phố khác, khiến toàn bộ đất nước 1.4 tỷ dân rơi vào thế mất kiểm soát?
ĐCSTQ nhận ra rằng, để giữ cho tình trạng bất ổn không lan truyền rộng rãi thì sẽ phải cách ly, cô lập nó. Đảng phái này đã cho thấy được sự thành thạo vô cùng trong việc đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số tại đất nước, đầu tiên là người Tây Tạng, và gần đây nhất là người Duy Ngô Nhĩ, thông qua các cuộc cách ly và giam giữ hàng loạt, được quản lý từ mạng lưới giám sát điện tử mở đường cho các nhà tù và trại lao động nô lệ . Vào năm 2019, số phận nghiệt ngã của những người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối đối với ngay cả nhiều cá nhân thu được rất nhiều lợi nhuận từ hình thức lao động cưỡng bức, dù không biết đây quả thực là sự đồng cảm chân thành hay đơn giản chỉ là cách để định hướng quan hệ công chúng.
13,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ tập trung sinh sống tại Tân Cương, hay miền Đông Turkestan. Đây là một khu vực nằm phía tây bắc Trung Quốc, có diện tích gần bằng Iran, với một số lượng lớn than, dầu và khí đốt tự nhiên. Giáp với Pakistan, Tân Cương là điểm cuối cho các tuyến đường cung cấp quan trọng của Sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường, một dự án trị giá 1 nghìn tỷ USD của ông Tập nhằm tạo ra quy mô bành trướng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu. Bất kỳ điều gì gây gián đoạn hoặc cản trở cho Sáng kiến đều được coi là mối đe dọa đối với các lợi ích quan trọng của Trung Quốc. Ông Tập đã coi cuộc tấn công của người Duy Ngô Nhĩ là cơ hội để tiến hành trấn áp cộng đồng này. Cuộc tấn công xảy ra vào tháng 4/2014, trong đó người Duy Ngô Nhĩ đã đâm hơn 150 người tại một nhà ga xe lửa.
Ông Tập báo với các sĩ quan cảnh sát và quân đội chuẩn bị cho một “cuộc tấn công thật kỹ lưỡng và triệt để”. Các cấp phó của ông đã ban hành lệnh tới cấp dưới: “Hãy bắt giữ tất cả những ai cần phải bắt giữ”. Các quan chức thể hiện thái độ thương xót [cho người Duy Ngô Nhĩ] đều bị giam giữ, sỉ nhục và bị đem ra làm ví dụ cho việc không tuân theo “chiến lược của lãnh đạo trung ương Đảng đối với Tân Cương”.
Theo báo cáo tháng 11/2019 của tờ New York Times, các nhà chức trách Trung Quốc lo lắng nhất về việc sinh viên Duy Ngô Nhĩ trở về nhà từ các trường học ở ngoại tỉnh. Các sinh viên đã có “mối quan hệ xã hội rộng rãi trên toàn quốc” và sử dụng mạng xã hội, một nền tảng mang “tác động lan rộng và khó xóa bỏ”. Nhiệm vụ của họ là kiểm soát các tin tức về những gì xảy ra bên trong các trại tạm giam. Khi các sinh viên hỏi về tình hình và tung tích người thân của họ, các quan chức được chỉ đạo nói với “sinh viên rằng người thân của họ đã bị tiêm nhiễm chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, do đó cần phải cô lập và cải tạo”.
Nhưng đó mọi thứ không chỉ dừng lại ở những đối tượng cho khả năng thực hiện tấn công khủng bố, chẳng hạn như những người đàn ông trẻ tuổi, nhóm đối tượng phải tuân theo chính sách cấm vận của Trung Quốc. Theo các tài liệu, quan chức được chỉ đạo rằng “ngay cả ông bà và các thành viên trong gia đình, những đối tượng dường như quá già để tiến hành bạo loạn, cũng không thể bỏ qua”.
Khi dịch bệnh COVID-19 thực sự xuất hiện vào mùa thu năm 2019, các nhà chức trách Trung Quốc đã tuân theo cùng một quy trình, đó là tiến hành cô lập không chỉ những đối tượng có nguy cơ gây rối mà sẽ là tất cả người dân tại Vũ Hán, với hy vọng ngăn chặn được làn sóng phản đối của công chúng, mà thậm chí còn có khả năng diễn ra với quy mô lớn hơn vụ việc mà họ đã xử lý tại chính thành phố này chỉ vài tháng trước.
Có một lý do chính đáng cho thấy tại sao việc tiến hành phong tỏa, cách ly những người không bị nhiễm bệnh, trước đây chưa từng được áp dụng như một biện pháp y tế công cộng. Các thành viên lãnh đạo của một thành phố, tiểu bang hoặc quốc gia sẽ không tự bỏ tù chính mình, trừ khi họ có ý báo hiệu rằng họ đang áp đặt một hình phạt tập thể lên dân số nói chung. Hình thức phong tỏa chưa bao giờ được áp dụng trước đây như một biện pháp y tế công cộng là bởi nó bị nhiều người coi như một công cụ đàn áp chính trị.
Vào cuối tháng 12/2019, chính quyền Trung Quốc bắt đầu tiến hành khóa các tài khoản mạng xã hội đề cập đến chủng virus corona mới. Bất kỳ bác sĩ nào đưa ra cảnh báo về chủng virus này, hoặc nói cho đồng nghiệp của họ biết, đều bị khiển trách, trong đó có một bác sĩ đã qua đời vì được cho là nhiễm COVID-19. Toàn bộ các chuyến du lịch nội địa ra vào Vũ Hán đều bị hủy bỏ. Nếu mục đích của việc phong tỏa thực sự là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, thì điều đáng chú ý là các chuyến bay quốc tế vẫn được hoạt động như thường. Thay vào đó, dường như lệnh cấm du lịch trong nước, giống như việc kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội, là để ngăn chặn sự lan truyền tin tức về sai lầm của chính phủ trong việc khiến dịch bệnh lan ra khắp Trung Quốc, gây ra tình trạng bất ổn lớn mà có lẽ không thể kiểm soát được.
Nếu các con đường, con phố tại Vũ Hán đã chìm ngập trong biển người vào tháng 6 và tháng 7 để biểu tình phản đối động thái thiếu suy nghĩ của chính quyền khi họ che giấu kế hoạch xây dựng một lò đốt rác gây ảnh hưởng xấu đến người dân thành phố, vậy thì công chúng Trung Quốc sẽ còn phản ứng ra sao khi họ phát hiện ra nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19 không hề hình thành tự nhiên từ một khu chợ hải sản, mà là sản phẩm do Viện Virus học Vũ Hán của chính ĐCSTQ tạo ra đây?
Vào tháng 1, cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matt Pottinger của chính quyền Donald Trump phát biểu với các quan chức Anh rằng, thông tin tình báo mới nhất của Mỹ cho thấy khả năng cao nhất cho nguồn gốc của dịch bệnh COVID-19 là tại Viện Virus học Vũ Hán. Theo Daily Mail, một hãng tin của Anh và là một trong số ít các cơ quan báo chí phương Tây đưa tin về các tuyên bố của ông Pottinger, vị cựu Phó Cố vấn khẳng định rằng mầm bệnh khả năng đã bị phát tán ra ngoài sau một vụ rò rỉ hoặc một vụ tai nạn xảy ra tại Viện.
Theo tập tin từ Bộ Ngoại giao được công bố vào tháng 1, chính quyền Hoa Kỳ “có căn cứ để tin rằng nhiều nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã nhiễm bệnh vào mùa thu năm 2019, trước khi ca bệnh COVID-19 đầu tiên được ghi nhận”. Tập tin giải thích thêm rằng, kể từ năm 2016, phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về một chủng virus từ dơi với đặc điểm gần như tương đồng với virus gây ra căn bệnh COVID-19. Kể từ ít nhất là năm 2017, Viện Virus học Vũ Hán đã thay mặt cho quân đội Trung Quốc tiến hành các nghiên cứu mật. “Trong nhiều năm, chính quyền Hoa Kỳ đã công khai bày tỏ quan ngại về dự án vũ khí sinh học trong quá khứ của Trung Quốc, một dự án mà chính quyền Bắc Kinh không ghi chép lại, cũng như không hủy bỏ một cách rõ ràng, dù đã bị ràng buộc trong Công ước chống Vũ khí Sinh học”.
Bằng chứng về việc đại dịch không bắt nguồn từ một khu chợ ẩm ướt ở Vũ Hán đã được đưa tin ngay từ tháng 1/2020, vài ngày sau khi chính quyền Bắc Kinh chính thức tiến hành phong tỏa vào ngày 23/1. Theo báo cáo của tạp chí y khoa Anh Lancet, 13 trong số 41 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận, bao gồm cả ca bệnh đầu tiên, đều chưa từng đến hay có vết tích liên quan tới khu chợ. Vào tháng 5, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc xác nhận rằng không có chứng cứ để khẳng định COVID-19 có liên quan tới khu chợ hải sản được đề cập. Các quan chức Trung Quốc cho biết “chủng virus corona mới đã xuất hiện từ rất lâu” trước khi được phát hiện có trong khu chợ.
Sau báo cáo của tờ Lancet, các quan chức Đảng Cộng hòa thân cận với chính quyền Donald Trump đã tranh luận về thông tin giải trình từ phía chính quyền Bắc Kinh. Tháng 2/2020, Thượng nghị sĩ Tom Cotton cho hay: “Chúng tôi không biết nó [COVID-19] bắt nguồn từ đâu, và chúng tôi phải tìm hiểu sâu về vấn đề đó. Chúng tôi cũng biết rằng, cách khu chợ thực phẩm đó có vài dặm là một phòng thí nghiệm lớn của Trung Quốc chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm của con người nhưng chỉ đạt mức 4 về độ an toàn sinh học”. Cotton khẳng định phía Trung Quốc đã khai báo gian dối, không trung thực: “Ít nhất chúng ta cần đặt nghi vấn để xem xem bằng chứng mà họ đưa ra là gì. Và phía Trung Quốc hiện vẫn không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào giải đáp cho câu hỏi đó”.
Các hãng tin tức của Mỹ sau đó đã chỉ trích động thái của ông Cotton. Hãng tin Washington Post của vị tỷ phú Jeff Bezos tuyên bố rằng Cotton đang “cố gắng cứu vớt những thuyết âm mưu vốn đã bị các chuyên gia bác bỏ nhiều lần”. Donald Trump thì bị chế nhạo vì nảy sinh mâu thuẫn với các dịch vụ gián điệp của Mỹ, khi ông khẳng định bản thân ông tin chắc dịch bệnh COVID-19 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Thượng nghị sĩ Ted Cruz cho hay, bằng việc gạt bỏ những nghi vấn rõ ràng về nguồn gốc hình thành của đại dịch, các hãng tin tức, báo chí đã “ngó lơ mọi hình thức đưa tin giả của nghề nhà báo để tuyên truyền cho ĐCSTQ”.
Một bài báo được xuất bản tháng 1/2020 trên Tạp chí New York của Nicholson Baker cũng có những thắc mắc tương tự như khẳng định mà ông Trump và các quan chức đảng Cộng hòa đã đưa ra kể từ mùa đông năm ngoái. Bài báo này đã giúp dấy lên những nghi vấn hữu ích. Tại sao các nhà báo lại nghiễm nhiên tìm cách hạ bệ sự hoài nghi của chính quyền Donald Trump trước thông tin về nguồn gốc hình thành của dịch bệnh COVID-19 mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra? Tại sao lại phải đợi đến sau cuộc bầu cử, các hãng tin mới công bố bằng chứng cho thấy thông tin mà ĐCSTQ đưa ra là giả mạo? Chắc chắn là do giới truyền thông yêu thích Joe Biden và muốn loại bỏ Donald Trump bằng bất kể mọi giá. Nhưng nếu vậy, thì việc cho người dân Mỹ biết sự thật về chính quyền Trung Quốc và dịch bệnh COVID-19 sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội bầu cử của đảng Dân chủ?
Trung Quốc đã bồi dưỡng nhiều mối quan hệ với giới báo chí Mỹ, đó là lý do tại sao giới truyền thông thường đưa tin nghiêm túc về các số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc, chẳng hạn số liệu cho rằng Trung Quốc, một quốc gia có quy mô lớn gấp 4 lần Hoa Kỳ, nhưng trong số 100 ca nhiễm COVID-19 tại đất nước họ, chỉ có 1 ca tử vong. Nhưng thực tế mấu chốt là: Khi hợp pháp hóa các bài tường thuật của ĐCSTQ, giới truyền thông không chủ yếu đưa tin giúp Trung Quốc, mà còn đưa tin giúp tầng lớp người Mỹ đang có được quyền thế, sự giàu có và uy tín nhờ vào Trung Quốc. Đó là nhóm các đối tượng cho rằng ‘Bắc Kinh không phải là kẻ xấu, mà trách nhiệm thuộc về một bên quốc tế liên quan, do đó chúng ta nên nghe theo chỉ dẫn của Trung Quốc’. Và đến tháng 3, trước sự cho phép một cách miễn cưỡng của Donald Trump, các quan chức Mỹ đã thi hành các biện pháp đàn áp, phong tỏa tương tự đối với người dân Mỹ, những biện pháp vốn được các cường quốc độc tài sử dụng trong suốt lịch sử để ‘bịt miệng’ người dân của họ.
Cuối cùng, những kẻ thân Trung này sẽ ngồi chờ đợi để hưởng thụ toàn bộ lợi lộc mà các cuộc phong tỏa đem lại. Việc tiến hành phong tỏa đã giúp các nhà tài phiệt hàng đầu trở nên giàu có hơn. Riêng Jeff Bezos, ông ta đã thu về thêm 85 tỷ USD, nhưng lại gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các cơ sở kinh doanh nhỏ như của Donald Trump. Khi các quan chức thẩm quyền ban hành các quy định vi hiến, chính quyền thành phố và tiểu bang cũng bình thường hóa chế độ chuyên quyền. Và một điều cũng phải kể đến, đó là các cuộc phong tỏa đã khiến giới lãnh đạo của Mỹ có một lý do chính đáng để trao cho ứng cử viên được chọn của phe họ một cơ hội, sau khi chỉ có một phần ba số đại biểu được bầu chọn, rồi sau đó chủ động xúc tiến giúp ông ấy trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử Tổng thống. Và theo một cách nào đó, Joe Biden đã nhậm chức, được coi là người giúp bình thường hóa mối quan hệ Mỹ-Trung kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Sau cuộc bầu cử của Joe Biden, ngoại trưởng Trung Quốc đã kêu gọi thiết lập lại quan hệ Mỹ-Trung, nhưng các nhà hoạt động Trung Quốc nói rằng Joe Biden đã thiết lập xong chính sách mới đối với Trung Quốc. Sau cuộc bầu cử, một nhà hoạt động nhân quyền chia sẻ với tờ New York Times: “Tôi rất nghi ngờ chính quyền của Joe Biden vì tôi lo rằng ông ấy sẽ cho phép Trung Quốc quay trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ thế kỷ 21 của họ”. Một người khác cho rằng, việc Joe Biden trở thành Tổng thống cũng “giống như việc cho Tập Cận Bình ngồi ghế Nhà Trắng vậy”.
Vào tháng 11, một video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại bài phát biểu trước công chúng của người đứng đầu một viện chính sách thân cận với chính quyền Bắc Kinh. Trong bài phát biểu, người này cho biết: “Donald Trump đã tiến hành một cuộc chiến thương mại chống lại chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không thể xử lý ông ta? Tại sao từ năm 1992 đến năm 2016, chúng ta luôn giải quyết ổn thỏa các vấn đề với Hoa Kỳ? Bởi chúng ta có người ở đó. Chúng ta có những người bạn lâu đời nắm giữ vị trí quyền lực cốt lõi của Mỹ”. Đám đông sau đó bật cười theo ông. Vị quan chức này tiếp tục: “Trong ba đến bốn thập kỷ qua, chúng ta đã tận dụng lợi thế từ các quan chức cốt lõi của Hoa Kỳ. Như tôi đã nói, thị trường tài chính Mỹ có tầm ảnh hưởng rất sâu sắc… Chúng ta từng bị phụ thuộc rất nhiều vào nó. Nhưng vấn đề là thị trường này đã suy yếu kể từ năm 2008. Và quan trọng nhất là sau năm 2016, thị trường tài chính không thể kiểm soát được Donald Trump… Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, họ [những nhân vật trong thị trường tài chính Mỹ] đã cố gắng giúp đỡ. Bạn bè ở Hoa Kỳ của tôi nói với tôi rằng họ đã cố gắng giúp đỡ nhưng không thể. Giờ đây, với việc Joe Biden thắng cử, thì giới tinh hoa truyền thống, giới tinh hoa chính trị, giới lãnh đạo, họ đều có mối quan hệ rất mật thiết với thị trường tài chính Mỹ”.
Vậy có đúng không? Khoản thù lao nhỏ mà Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen của Biden kiếm được khi chỉ cần đứng phát biểu trước các nhân vật trong thị trường tài chính Mỹ là vấn đề phải được giải trình cho công chúng. Tại phiên điều trần xác nhận vào tháng trước, vị Bộ trưởng đã có những lời lẽ cứng rắn đối với chính quyền Bắc Kinh, thậm chí còn chỉ trích ĐCSTQ vì “vi phạm nhân quyền khủng khiếp” đối với người Duy Ngô Nhĩ. Nhưng lý lịch của những gương mặt được ông Biden chọn lựa cho các vị trí an ninh quốc gia hàng đầu lại cho thấy một chiều hướng khác. Giám đốc sắp tới của Cục Tình báo Quốc gia, Avril Haines, và Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, từng làm việc tại một công ty chính phủ liên bang có tên là WestExec. Công ty này đã thay mặt ĐCSTQ xóa sạch lịch sử làm việc của họ khỏi trang web ngay trước thềm cuộc bầu cử.
Trợ lý an ninh lâu năm của Biden, Colin Kahl, được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng thứ 3 tại Lầu Năm Góc, từng làm việc tại một viện của Đại học Stanford có liên kết với Đại học Bắc Kinh, một ngôi trường do một cựu điệp viên của ĐCSTQ điều hành và từ lâu đã bị các lực lượng tình báo phương Tây coi là yếu tố nguy hiểm cho vấn đề an ninh.
Với tư cách là người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Tiến bộ Mỹ, Neera Tanden, người được Joe Biden chọn làm Giám đốc Cục Quản lý Hành chính và Ngân sách, từng hợp tác với một tổ chức trao đổi Mỹ-Trung được thành lập như một mặt trận “để hợp tác và đàn áp các đối tượng có khả năng phản đối các chính sách và thẩm quyền” của ĐCSTQ, cũng như gây tác động đến các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, các chính phủ nước ngoài và các chủ thể khác để có những động thái hoặc áp dụng các lập trường ủng hộ cho chính quyền Bắc Kinh”.
Thomas Zimmerman, trợ lý đặc biệt của Joe Biden về nhân sự tổng thống, từng là thành viên của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, một học viện bị các cơ quan tình báo phương Tây ‘gắn cờ’ vì có quan hệ với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
Đại sứ Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield đã từng có bài phát biểu vào năm 2019 tại Viện Khổng Tử do chính phủ Trung Quốc tài trợ ở Savannah, Georgia. Trong bài phát biểu của mình, bà ca ngợi vai trò của chính quyền Trung Quốc trong việc thúc đẩy công tác quản trị tốt, bình đẳng giới và pháp quyền tại châu Phi. Bà cho hay: “Tôi không hiểu tại sao Trung Quốc không thể chia sẻ những giá trị đó. Trên thực tế, Trung Quốc đang ở một vị thế độc nhất để truyền bá những lý tưởng này với, trước dấu ấn vững chắc của họ tại lục địa”.
Gia đình của vị tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã được các doanh nhân có quan hệ với lực lượng quân đội Trung Quốc cho vay không lãi 5 triệu USD. Trong khi đó, Hunter Biden, con trai của Joe Biden, cho biết đối tác kinh doanh Trung Quốc của ông là “gián điệp trưởng của Trung Quốc”. Lý do mà giới truyền thông và mạng xã hội kiểm duyệt các báo cáo sơ bộ về mối quan hệ bị cáo buộc của Hunter Biden với ĐCSTQ không phải là để bảo vệ Joe Biden, bởi 5 triệu đô la còn ít hơn số tiền mà Jeff Bezos kiếm được mỗi giờ trong suốt giai đoạn đại dịch COVID-19. Đối với giới tinh hoa thân Trung, mục đích đưa Joe Biden lên làm Tổng thống là để giúp bảo vệ chính họ.
Các báo cáo tuyên bố rằng chính quyền Joe Biden sẽ tiếp tục các chính sách tích cực của chính quyền Donald Trump nhằm hạn chế ngành công nghệ của Trung Quốc là đều là những tin đánh lạc hướng. Chính quyền mới chứa đầy những người vận động hành lang cho ngành công nghệ Mỹ. Đây là những cá nhân quyết tâm đưa mối quan hệ Mỹ-Trung đi theo đúng hướng. Tham mưu trưởng Nhà Trắng Ron Klain trước đây từng là thành viên của hội đồng quản trị TechNet, một tổ chức thương mại vận động hành lang thay mặt cho các khu thương mại công nghệ cao tại Washington. Cố vấn Nhà Trắng của ông Biden là Steve Ricchetti, người được Jeff Bezos thuê để vận động hành lang cho Amazon ngay sau cuộc bầu cử.
Bà Yellen cho biết “Trung Quốc rõ ràng là đối thủ cạnh tranh chiến lược quan trọng nhất của chúng tôi”. Nhưng giới tài phiệt thân Trung không cạnh tranh với quốc gia giúp họ có được của cải, quyền lực và tín nhiệm. Chế độ chuyên quyền của Trung Quốc là mô hình của họ. Hãy nghĩ xem, khi chính quyền Mỹ phải triển khai hơn 20.000 thành viên lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trên khắp Washington, D.C., để đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của một vị Tổng thống vốn hiếm khi xuất hiện trước công chúng sau khi diễn ra cuộc tuần hành bạo loạn, bị coi là một cuộc nổi dậy và một cuộc đảo chính; hay khi họ phải dập tắt các tiếng nói bất đồng trên mạng xã hội, cùng với việc loại bỏ chính các nền tảng mạng xã hội cạnh tranh; hay nỗ lực ban đầu nhằm ngăn chặn một nửa người dân nước Mỹ, những người ủng hộ Donald Trump, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tín dụng, đại diện pháp lý, giáo dục và việc làm, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là để khiến các hành vi phản đối các chính sách của chính quyền đương nhiệm bị gắn mác là “động thái khủng bố nội địa”.
Điều có vẻ rõ ràng nhận thấy là, lễ nhậm chức của Joe Biden đánh dấu quyền bá chủ của giới tinh hoa Mỹ, một tầng lớp coi mối quan hệ giữa họ với Trung Quốc như một lá chắn, một thanh kiếm để giúp họ chống lại chính những người đồng hương của mình. Giống như Ba mươi bạo chúa tại Athens, họ không đơn thuần chỉ khinh thường một hệ thống chính trị công nhận các quyền tự nhiên của toàn thể công dân được người khai sáng đất nước thiết lập ra, mà họ còn đặc biệt coi thường quan điểm cho rằng những người họ cai trị có quyền lợi giống như họ. Hãy nhìn xem, những đối tượng này vừa mới hình thành tư tưởng cho rằng quyền tự do ngôn luận chỉ nên được trao cho những người đã giác ngộ và biết cách sử dụng nó sao cho đúng đắn. Giống như Critias và phe thân Sparta, giới tinh hoa mới của Mỹ cho rằng, những thất bại của nền dân chủ là bằng chứng cho thấy quyền sở hữu quyền lực là thuộc về riêng họ, và họ cảm thấy hài lòng khi được hợp tác cai trị với một thế lực nước ngoài sẽ giúp họ hủy diệt những người đồng hương của mình.
Vậy vụ việc Ba mươi Bạo chúa trong lịch sử mang lại cho ta bài học gì cho tình thế hiện tại? Tin xấu là Ba mươi bạo chúa đã đày ải những nhà dân chủ nổi tiếng của Athens và thu giữ tài sản của họ, đồng thời sát hại ước tính khoảng 5% dân số của thành phố. Còn tin tốt là, sự cai trị của nhóm người này chỉ kéo dài trong chưa đầy một năm.
Lee Smith
Theo tabletmag.com