Truyền thuyết dân gian về tháng cô hồn
Tháng 7 âm lịch còn được dân gian gọi là tháng cô hồn, có khá nhiều truyền thuyết liên quan đến tháng cô hồn hiện vẫn được dân gian lưu truyền và cúng lễ.
Hai Truyền thuyết của Phật giáo về tháng cô hồn
Truyền rằng ngày xưa, quỷ thường xuyên quấy phá, làm hại con người, khiến họ không thể yên ổn làm ăn. Người trần khổ quá bèn kêu lên Phật. Đức Phật bèn giúp con người trục quỷ, đày chúng xuống địa ngục. Thế nhưng vì lượng cả từ bi nên vào dịp tháng 7 hằng năm ngài cho phép chúng trở lại dương gian.
Một truyền thuyết khác là phật A Nan Đà một hôm khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ hiện lên báo rằng ba ngày nữa Phật sẽ qua đời và bị hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ.
A Nan Đà sau đó đi gặp Đức Phật, được Phật truyền cho bài chú “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để thêm phước. Y theo lời báo của quỷ, A Nan Đà sau đó làm theo, cúng quỷ đói và đọc bài chú Đức Phật truyền cho nên mới thoát được kiếp nạn.
Nhắc đến Ngạ quỷ các thuyết Phật giáo cũng có giải thích rằng quỷ đói là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất sẽ bị làm quỷ đói.
Truyền thuyết dân gian xuất phát từ Trung Hoa
Người ta cúng lễ cô hồn nhằm “lối lộ” quỷ đói và để chúng không quấy nhiễu cuộc sống của họ.
Từ ngày mùng 2/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ trở lại cõi trần và đến hết 12 giờ đêm ngày 14/7 thì tất cả phải trở về, cửa địa ngục đóng lại. Cũng bởi vậy, vào dịp tháng 7 âm lịch hàng năm cũng thường được gọi là tháng cô hồn. Vào dịp này các gia đình có tục cúng lễ cháo, bỏng, gạo muối, rắc gạo, muối ra trước cửa… cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống nơi dương thế. Người Trung Quốc sẽ cúng lễ cô hồn vào ngày 14/7 hàng năm.
Quan niệm của người Việt
Dân gian vốn cho rằng con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi chết, phần hồn này nếu không được đầu thai kiếp khác có thể sẽ phải làm quỷ đói. Bởi vậy, nhiều gia đình rất coi trọng việc cúng lễ cô hồn mỗi năm để tránh bị những linh hồn tha phương cầu thực quấy nhiễu.
Tại Việt Nam, việc cúng lễ cô hồn có thể bắt đầu từ ngày mùng 2 đến ngày rằm, tùy theo từng gia đình chứ không nhất thiết phải vào một ngày nào hết. Một vài gia đình thậm chí còn thực hiện việc cúng lễ trong vài ngày liền để có thể mong may mắn, bình an.
Mâm cúng lễ cô hồn thường không có đồ mặn do có thể khơi dậy nhiều “tham, sân, si” của quỷ đói mà thay vào đó là những món chay, khoai, ngô, cháo, bỏng, gạo, muối, hoa quả…
Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tập tục và cách cúng thì cũng không nên làm bừa, thấy người khác làm mình cũng làm theo.
|
Theo Songmoi.vn