Truyền hình trả tiền trong cơn lốc phá giá và “tận diệt”

18/06/15, 09:45 Tin Tổng Hợp

“Chúng tôi làm truyền hình trả tiền không thua, không kém, nhưng giá cả như thế thì làm sao mà cạnh tranh nổi”…

Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền (cáp) địa phương đang lo ngại trước “cơn lốc” cạnh tranh về giá của các “ông lớn” truyền hình.

Tại hội thảo “Vấn đề xây dựng đơn giá thuê bao truyền hình trả tiền” do Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền (cáp) địa phương đã xả hết bức xúc trước “cơn lốc” cạnh tranh về giá của các “ông lớn” truyền hình.

Làm sao cạnh tranh nổi!

Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Công ty Truyền hình cáp Hải Dương, bức xúc, công ty truyền hình đơn vị ông làm ăn khá tốt, với hơn 60 nghìn thuê bao, nhưng từ khi Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) vào sau đã thực hiện cạnh tranh không lành mạnh.

Cụ thể, theo ông Minh, trong khi truyền hình cáp Hải Dương bán với giá cước “thấp không còn gì thấp hơn” là 55 nghìn đồng/thuê bao, nhưng SCTV còn bán với giá thấp hơn, là 50.000 đồng/tháng đối với dịch vụ truyền hình cáp analog ở trung tâm tỉnh Hải Dương, còn ở các huyện chỉ có giá 33.000 đồng.

“Vô lý chưa. Chúng tôi làm truyền hình trả tiền không thua, không kém, nhưng giá cả như thế thì làm sao mà cạnh tranh nổi”, ông Minh nói đầy vẻ chua chát, đồng thời thẳng thừng trách móc lãnh đạo SCTV mặc dù là Phó chủ tịch VNPayTV đã không những không bảo vệ hội viên mà lại còn đè nén, chèn ép nhau.

Chưa hết, cũng tại Hải Dương, Viettel sau khi nhảy vào cung cấp truyền hình cáp tại đây, nhưng cho người dùng chỉ phải trả tiền cước sử dụng dịch vụ Internet, còn truyền hình số và analog thì được… tặng, có chỗ miễn phí cả năm hoặc 6 tháng để thu hút khách hàng.

“Hiện cả ba 'ông lớn' là SCTV, Viettel và FPT đều có hành vi cạnh tranh mang tính chèn ép trên địa bàn”, ông Minh tố.

Tại Nghệ An, ông Hà Văn Dũng, Giám đốc Truyền hình cáp Nghệ An, cho rằng, truyền hình trả tiền tại địa bàn tỉnh nóng nhất là sự cạnh tranh của Viettel. Cụ thể, Viettel đang cung cấp dịch vụ “3 trong 1”, gồm cả Internet và truyền hình, trong đó khách hàng dùng Internet là chính, còn truyền hình phụ trợ thêm. Giá cước của truyền hình trả tiền cụ thể là bao nhiêu hoàn toàn không được nhắc đến, thậm chí có nơi Viettel còn tặng không dịch vụ cho khách hàng, không thu phí.

“Viettel đang lấy nền tảng Internet để cạnh tranh chứ không phải cạnh tranh bằng chính dịch vụ truyền hình trả tiền. Rất nhiều khách hàng của Truyền hình cáp Nghệ An, MyTV đã rời mạng để chuyển sang Viettel”, ông Dũng nói.

Lãnh đạo Công ty Truyền hình cáp Thái Bình cho rằng, hiện nay mỗi đơn vị cung cấp truyền hình cáp analog lại đưa ra một giá khác nhau, thậm chí ngay ở địa bàn tỉnh mức giá có khi chênh lệnh nhau tới 50%, như tại Quảng Ninh có giá cước 66.000 đồng, tuy nhiên ở Cẩm Phả giá lại vọt lên 88.000, còn ở Hòn Gai lại chỉ có 50.000 đồng.

Bản thân như SCTV khi phát triển tại các tỉnh phía Bắc đã thu phí ở các thành phố lớn là hơn 100.000 đồng/tháng, tuy nhiên, khi về tỉnh thì chỉ còn 50.000 đồng/tháng, về huyện giảm xuống còn hơn 30.000 đồng.

“Thị trường truyền hình cáp hiện nay đang là tình trạng của cá lớn nuốt cá bé”, vị đại diện Truyền hình cáp Thái Bình nhìn nhận.

Khá thú vị, không chỉ các doanh nghiệp truyền hình cáp nhỏ tại các địa phương “tố” các doanh nghiệp lớn cạnh tranh kiểu “phá giá”, mà ngày bản thân “ông lớn” như SCTV còn lo ngại về “một đơn vị có tiềm lực mạnh” đang triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp analog với giá thuê bao chỉ 50.000 đồng/tháng.

Theo ông Lương Quốc Huy, Phó tổng giám đốc SCTV, SCTV đã đầu hơn 20 năm và đã khấu hao gần hết cũng chỉ đạt lợi nhuận chỉ có 7-8%. Vì thế, theo ông, doanh nghiệp trên bán với giá 50 nghìn nếu trừ chi phí hạ tầng sẽ không thể có lãi và đây là mức giá bán dưới giá thành.

“Doanh nghiệp mới này còn cung cấp dịch vụ tích hợp giữa Internet và truyền hình, tuy nhiên chỉ thu cước Internet còn tặng không dịch vụ truyền hình cho khách hàng (tức đã có sự bù chéo giữa viễn thông và truyền hình). Đây là chiêu thu hút thuê bao để tận diệt đối thủ”, lãnh đạo SCTV lo ngại về một “ông lớn” còn lớn hơn mình.

Không thể giải quyết bằng giá sàn

Giá thuê bao truyền hình cáp mặc dù đang rất “lộn xộn” và chồng chéo như trên nhưng hướng giải quyết giải pháp căn cơ và thống nhất với quyền lợi chung giữa các doanh nghiệp đâu đó lại vẫn “ẩn sâu” trong ngõ cụt.

Đến từ đơn vị quản lý cạnh tranh, đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng, do truyền hình trả tiền không nằm trong danh mục dịch vụ mà Nhà nước phải quản lý giá nên giá cước vẫn phải tuân theo cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, do Luật Cạnh tranh quy định, doanh nghiệp không được bán dưới giá thành nên đây có thể được xem là cơ sở để xem xét mức giá bán của doanh nghiệp có phá giá hay không.

Ông Trần Văn Úy, Tổng giám đốc SCTV cũng cho rằng, nếu bây giờ kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện mức giá sàn thì không phù hợp. Vì thế, theo ông, các doanh nghiệp truyền hình nên tự công bố giá vốn (giá thành) là bao nhiêu để trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp bán với giá dưới giá thành thì vi phạm Luật Cạnh tranh và Cục Quản lý Cạnh tranh khi đó sẽ đứng ra xử lý.

Còn nếu doanh nghiệp nào công bố giá vốn quá thấp thì Hiệp hội Truyền hình trả tiền sẽ có trách nhiệm kiểm tra và yêu câu doanh nghiệp đó chứng minh vì sao giá thành lại thấp như vậy và có hợp lý hay không, ông Úy nói tiếp.

Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh cho rằng, vấn đề chứng minh giá dịch vụ thấp hơn giá thành là quá trình rất phức tạp và quá khó, bởi thế, theo đại diện Cục này, “kế sách là doanh nghiệp nên cạnh tranh nhau bằng chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng”.

“Đành rằng khó nhưng không thể không làm, vì nếu không làm thì doanh nghiệp biết trông cậy tính pháp lý ở đâu” ông Vũ Văn Hiến, Chủ tịch VNPayTV, đưa ra quan điểm.

Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Công ty Truyền hình cáp Hải Dương cho rằng, trước mắt khi chưa có cơ sở pháp lý thì các thành viên trong hiệp hội cần thống nhất một mức giá, như giá ở các thành phố lớn là bao nhiêu, ở tỉnh là bao nhiêu, từ đó các doanh nghiệp sẽ áp dụng mức giá chung này.

“Hiệp hội Truyền hình trả tiền cần đề xuất lên cấp trên để có tiếng nói phục vụ người làm truyền hình”, ông Minh kiến nghị.

Trong những năm qua, lĩnh vực truyền hình trả tiền của Việt Nam phát triển khá nhanh nhưng lại rất lộn xộn và manh mún…

Theo VnEconomy

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x