Truyền hình Đức công chiếu phóng sự vạch trần hoạt động gián điệp của Trung Quốc
Trước ngày 1/10, Đài truyền hình quốc gia Đức (ZDF) đã cho công chiếu phim phóng sự “Gián điệp đỏ – Trung Quốc và gián điệp công nghiệp” (Rote Spitzel – China und die Industriespionage). Bộ phim đi sâu phân tích và vạch trần các hoạt động gián điệp cũng như sự xâm nhập của Trung Quốc vào xã hội phương Tây.
“Kế hoạch nghìn người” và “Tái sáng tạo”
Phóng sự nêu rõ, Trung Quốc từ đầu đến cuối đều lấy việc đánh cắp công nghệ phương Tây làm mục tiêu trọng yếu, do đó họ vận dụng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hoạt động gián điệp để rút ngắn thời gian trộm cắp.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và hoạt động gián điệp công nghiệp, cơ quan An ninh Quốc gia Đức và Cục Bảo vệ Hiến pháp coi Trung Quốc là kẻ thù số 1. Bởi Trung Quốc để đẩy mạnh hoạt động này đã không ngừng đầu tư tâm lực, vật lực, và rất nhiều tài lực.
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng vì tham vọng trở thành bá chủ đã lập nên mạng lưới gián điệp quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu. Nhìn chung, không quá khó để có thể tiếp cận công nghệ hàng đầu ở phương Tây, mục tiêu tiếp cận có thể là các trường đại học quân sự hoặc các cơ quan hợp tác nghiên cứu quốc tế.
Vào thời Trung Quốc gặp đình trệ trong việc phát triển khoa học kỹ thuật cốt lõi, chính phủ đã đẩy mạnh chiến dịch “Kế hoạch nghìn người”, nhằm thu hút nhân tài khoa học kỹ thuật công nghệ cao khắp nơi trên thế giới. Thông qua kế hoạch đó, chính quyền Trung Quốc hy vọng trong 10 năm có thể xây dựng được đội ngũ 2000 chuyên gia công nghệ nước ngoài, tính luôn cả thành quả nghiên cứu trong nước. Đối với nhóm chuyên gia này, Trung Quốc cam kết “đẩy mạnh cộng đồng nghiên cứu khoa học”.
Một nghiên cứu sinh Trung Quốc tại ENSAE Paris, cơ quan nghiên cứu danh tiếng thuộc Viện Công nghệ Paris chuyên về lĩnh vực thống kê, khoa học dữ liệu và học máy, nói rằng: “Chúng tôi vì nền khoa học và đất nước của mình mà phục vụ”. Điều này nói lên rằng, họ nguyện ý vì chính quyền Trung Quốc đem tri thức có được mà phục vụ đất nước, ví dụ như phát triển kỹ thuật thông tin khoa học quân sự.
Alain Juillet, một doanh nhân và cũng là chủ tịch ban cố vấn Cục Tình báo Pháp, trong phóng sự đã nói rằng, nếu phương Tây không có biện pháp bảo vệ các lợi ích cần được bảo vệ thì sẽ là quá “ngây thơ”. Ngay từ những năm cuối thập niên 90, Bắc Kinh đã mời các chuyên gia phụ trách kỹ thuật của Nhật Bản, Đức, Pháp tham gia vào dự án đường sắt quốc gia. Trong khi hợp đồng vẫn chưa được ký kết thì chính quyền Trung Quốc đã đánh cắp được công nghệ cốt lõi thông qua quá trình đàm phán và thử nghiệm sơ bộ.
Năm 2016, trong kế hoạch phát triển 15 năm, Trung Quốc lại đưa ra khái niệm “Tái sáng tạo”, chính là “đổi mới” những nghiên cứu khoa học kỹ thuật cốt lõi đã thu thập được. Phương thức đổi mới chính là cấp bằng sáng chế độc quyền cho các kỹ thuật đánh cắp nhưng chỉ được áp dụng tại Trung Quốc. Muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc, các công ty nước ngoài phải chấp nhận điều này.
Sự biến mất kỳ lạ của khung máy bay Airbus
Việc đánh cắp công nghệ từ tập đoàn Airbus đương nhiên cũng hoạt động dựa trên quy tắc này. Chính quyền Trung Quốc đã mua hàng trăm khung máy bay từ một những công ty dẫn đầu về công nghệ sản xuất máy bay ở châu Âu, đồng thời thời cam kết sẽ mua thêm 50% các linh kiện cần thiết khác. Tuy nhiên, đây là một giao dịch có điều kiện, trong đó điều kiện tiên quyết là việc lắp ráp máy bay A320 phải được tiến hành tại Trung Quốc.
Kết quả là, khung máy bay sau khi được lắp ráp đã “không cánh mà bay”, nhưng về sau lại xuất hiện như mới trên bãi đáp máy bay. Không lâu sau đó, Trung Quốc ra mắt Comac C919 khắc phục các điểm yếu kỹ thuật, ứng dụng toàn bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật mới. Không khó để hình dung rằng khung máy A320 sau khi được lắp ráp tại Trung Quốc đã bị các kỹ sư nước này tháo ra và lắp ráp lại một lần nữa, mục đích chính là đánh cắp kỹ thuật.
Julie Payette cho biết, nước Pháp là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1964, nhưng đến năm 2010 họ mới ý thức được dã tâm đánh cắp công nghệ kỹ thuật hàng không của Trung Quốc, dù vậy mọi thứ vẫn đâu vào đấy. Chính quyền Trung Quốc vẫn sẽ dốc toàn lực để đánh cắp được nhiều công nghệ độc quyền nhất với chi phí thấp nhất, các thủ đoạn từ việc bay thử nghiệm đáng ngờ đến mỹ nhân kế, dùng thực tập sinh cho đến gián điệp công nghệ, và còn nhiều chiêu trò khác nữa.
Ngay cả tại Đức, dù đài truyền hình quốc gia đã chứng minh sự thật đang diễn ra, đã cảnh báo chính phủ và thủ tướng cần quan tâm hơn đến vấn đề này, nhưng gián điệp Trung Quốc vẫn ngông nghênh hoạt động. Trên thực tế, năm 2000, tuần san Spiegel đã đăng tiêu đề bài viết về vấn đề này lên trang bìa.
Cơ quan tình báo Đức ước tính, hoạt động gián điệp công nghiệp khiến Đức tổn thất 500 triệu euro mỗi năm. Tại Mỹ tình trạng cũng không khá khẩm hơn khi hàng triệu việc làm có nguy cơ bị mất.
Quân đội Trung Quốc đứng sau binh đoàn tin tặc
Phóng sự có đoạn, Dmitri Alperovitch, Giám đốc Công nghệ (CTO) của tập đoàn cung cấp giải pháp an ninh mạng CrowdStrike, cho biết 80% gián điệp công nghiệp được xác nhận là do chính quyền Trung Quốc chỉ đạo. Ông nhận định: “Đây là sự uy hiếp đối với sự an toàn của quốc gia”.
Điển hình như vụ bê bối liên quan đến công ty chuyên cung cấp hệ thống điện và chất siêu dẫn AMSC, do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) sáng lập.
Công ty Trung Quốc Sinovel chuyên về lĩnh vực turbine gió là đối tác lớn của AMSC. Về sau phía AMSC phát hiện công ty Trung Quốc đã đánh cắp sao chép mã nguồn phần mềm điện từ giúp điều tiết các turbine của AMSC và đưa vào sử dụng.
Sinovel đã áp dụng công nghệ này trên bốn turbine xuất khẩu cho khách hàng tại bang Massachusetts (Mỹ). Các turbine được lắp đặt chỉ cách với trụ sở của AMSC 60km.
Bản cáo trạng cho biết Sinovel đã dùng 1,7 triệu đô-la để mua chuộc Dejan Karabasevic, một kỹ sư người Siberia tại chi nhánh của AMSC ở Áo, và bí mật sao chép thông tin từ hệ thống máy tính của AMSC, bao gồm mã nguồn cho PM3000, một phần của hệ thống điều khiển turbine gió. Vụ việc khiến AMSC tổn thất hàng tỉ đô-la, và buộc phải sa thải 2/3 nhân viên công ty.
Từ đó, phương Tây liên tục nằm trong tầm ngắm của nhóm tin tặc đến từ Trung Quốc. Ví như Comment Panda, một nhóm tin tặc do quân đội Trung Quốc kiểm soát. Năm 2014, Bộ Tư pháp Mỹ đã liệt kê 31 tội danh lừa đảo và đánh cắp bí mật thông tin qua mạng Internet, khởi tố 5 quan chức thuộc đơn vị 61398 của quân đội Trung Quốc.
Alperovitch chỉ ra rằng, Trung Quốc gia nhập WTO từ năm 2001, đã nhận được rất nhiều lợi ích, trong đó có việc có thể tham gia vào thị trường nước ngoài. Thế nhưng, họ lại không tuân thủ nguyên tắc và các thỏa thuận giao dịch giữa 2 nước.
Hoạt động gián điệp của Viện Khổng Tử
Đoạn phim cũng công bố thủ đoạn “thẩm thấu” mà chính quyền Trung Quốc áp dụng vào các nước phương Tây. Bắt đầu từ năm 2003, họ áp dụng khẩu hiệu tuyên truyền “hài hòa”, tôn sùng “trở về với Nho học”, khuếch trương các phát hiện mới về giá trị quan truyền thống cổ đại, tất cả đều nằm trong chiếc lược thẩm thấu hình thái ý thức. Tính tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã lập được hơn 500 Viện Khổng Tử.
Vai trò của Viện Khổng Tử thẩm thấu hình thái ý thức và làm gián điệp. Năm 2007, Viện Khổng Tử lần đầu tiên nhận cảnh báo từ Ủy ban Học thuật và Ủy ban Tình báo. Hiện tại, nội tình bên trong Viện Khổng Tử ngày càng bị phơi bày, thế nên rất nhiều cơ sở đã bị đóng cửa.
Ngoài ra, đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trên khắp thế giới cũng là mục tiêu trọng tâm của gián điệp Trung Quốc. Sự thù hận của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tập trung vào 5 nhóm người chủ yếu: Tổ chức người Tây Tạng lưu vong, lực lượng dân chủ Đài Loan và Hồng Kông từ chối gia nhập ĐCSTQ, các nhóm tín đồ Hồi giáo bị đàn áp ở Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ, cùng tập thể người tu luyện Pháp Luân Công.
Chuyên gia tình báo Erich Schmidt-Eenboom cho biết, ĐCSTQ dốc hết sức để đàn áp tập thể những người này.
Đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi thế giới
Phóng sự ghi nhận, ban đầu vì chính quyền Trung Quốc bắt giữ vài người tu luyện Pháp Luân Công, nên hàng nghìn người khác đã tập trung tại Bắc Kinh, với thiện ý là làm sáng tỏ những “hiểu lầm”. Tuy nhiên đến năm 1999, Giang Trạch Dân khởi phát cuộc đàn áp chưa từng có đối với những người tu luyện.
Theo đó, Bộ chính trị ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan chuyên trách việc đàn áp và bức hại người theo tập Pháp Luân Công – Phòng 610. Đây là một cơ quan có quyền lực vượt trên cả pháp luật, đại diện cho chính quyền ĐCSTQ triển khai các hoạt động đàn áp trong và ngoài nước.
Michel Juneau-Katsuya, cựu nhân viên tình báo và là quản lý cấp cao tại Cơ quan Tình báo An ninh Canada, nhấn mạnh “nhiệm vụ của cơ quan này là dùng mọi phương thức để hãm hại, truy bắt và tiêu diệt người theo tập Pháp Luân Công”.
Phòng 610 hoạt động mạnh nhắm vào người tu luyện Pháp Luân Công ngoài Trung Quốc, bởi khi ở ngoài Trung Quốc, học viên Pháp Luân Công có thể tự do kháng nghị, kêu oan. Do đó, chính quyền ĐCSTQ xem Pháp Luân Công là “những người có hình thái ý thức đối nghịch cực kỳ nguy hiểm, và phải tiêu diệt bằng mọi giá”.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Toronto còn công khai cáo buộc Joel Chipkar, một phát ngôn viên của Pháp Luân Công tại Canada, là thành viên của một tổ chức “tà giáo”. Joel Chipkar đã đệ đơn kiện Lãnh sự quán Trung Quốc và thắng kiện. Để tránh mất mặt, Tổng Lãnh sự đã rời Canada trở về Trung Quốc trước khi kết thúc phiên tòa.
Chipkar nói với Đài truyền hình quốc gia Đức: “Chúng tôi biết rõ bản chất của ĐCSTQ, từ năm 1949 đến nay, họ phá hủy văn hóa Trung Quốc và đời sống tinh thần của nhân dân Trung Quốc. Họ muốn mọi người tôn sùng đảng theo cách mà mọi người tôn sùng thần linh. Những điều có thể khiến con người mạnh mẽ hơn sẽ khiến họ sợ hãi, và sẽ bị họ triệt tiêu. Họ khiếp sợ việc đánh mất quyền lực”.
Phòng 610 – Gestapo
Bộ phim phóng sự còn tiết lộ, tại hơn 80 quốc gia, mỗi hoạt động của người Trung Quốc đều phải được báo cáo lên Phòng 610. Năm 2005, Trần Dụng Lâm từng là một viên chức Phòng 610 tại đại sứ quán Trung Quốc ở Úc. Ông từ chức sau 4,5 năm hoạt động. Theo đó, ông đã vạch trần việc chính quyền ĐCSTQ theo dõi các hoạt động của học viên Pháp Luân Công, thậm chí thu thập thông tin, hồ sơ những người này.
Trần Dụng Lâm nói: “So sánh phòng 610 với Gestapo thì không có gì là cường điệu. Họ áp dụng hết mọi thủ đoạn để tra tấn tinh thần và thể xác học viên Pháp Luân Công. Những thủ đoạn này có thể được gọi là ‘chính sách diệt chủng'”.
Khi Trần Dụng Lâm đang tìm cách ẩn náu ở Úc, lúc đó Canberra và Bắc Kinh đang đàm phán một loạt các hợp đồng khí đốt tự nhiên. Do đó, chính quyền Úc đã từ chối đơn xin tị nạn chính trị của ông. Trần Dụng Lâm biết rằng mình liên tục bị theo dõi và có thể bị bắt cóc bất cứ lúc nào. Để đảm bảo sự an toàn của mình, ông buộc phải xuất hiện công khai trước công chúng và thường xuyên có mặt trên các phương tiện truyền thông.
Trần Dụng Lâm hoài nghi việc Trung Quốc có tiềm lực trở thành cường quốc số 1 thế giới. Cựu quan chức Trung Quốc này nhận định, không có chính quyền nào thông qua việc trấn áp người dân mà mở thành cường quốc cả.
Khải Hoàn (Theo Epoch Times)