Trước khi bị ngã ngựa, ông Tôn Chính Tài từng đi đầu bức hại Pháp Luân Công

Ông Tôn Chính Tài, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ mới đây đã bị ‘ngã ngựa’. Theo tổ chức WOIPFG, trong thời gian ông Tôn chấp chính tại Thuận Nghĩa Bắc Kinh, Cát Lâm hay Trùng Khánh, đều phát sinh những chiến dịch bức hại Pháp Luân Công quy mô lớn.

Ngày 15/7/2017, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tôn Chính Tài đã bị miễn nhiệm chức vụ Bí thư Trùng Khánh. (Ảnh: Upmedia)
Ngày 15/7/2017, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tôn Chính Tài đã bị miễn nhiệm chức vụ Bí thư Trùng Khánh. (Ảnh: Upmedia)

Ông Tôn Chính Tài sinh năm 1963 tại thành phố Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông. Từ năm 1998 – 2002 nhậm chức Phó Bí thư Quận ủy Thuận Nghĩa, rồi Quận trưởng quận Thuận Nghĩa, Bắc Kinh; từ 2002 – 2006 là Ủy viên thường vụ thành ủy, Bí thư quận ủy Thuận Nghĩa; từ 2006 – 2009 là Bộ trưởng, Bí thư đảng/đoàn Bộ Nông nghiệp; từ 2009 – 2010 là Bí thư tỉnh ủy Cát Lâm; từ 2010 – 2012 là Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Cát Lâm; từ 2012 – 2017 là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh.

Thời gian ông Tôn Chính Tài nhậm chức ở Thuận Nghĩa, Bắc Kinh cũng là giai đoạn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công cao trào nhất. Ông Tôn đã tận lực chấp hành chính sách bức hại của ông Giang Trạch Dân và phe cánh của ông Giang. Những người tập Pháp Luân Công ở Thuận Nghĩa đều bị bức hại, hơn chục người bị kết án bất hợp pháp, khoảng 40 – 50 người bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, và vô số người bị giam giữ bất hợp pháp.

Một người tập Pháp Luân Công là bà Trương Tử Vân, từng làm việc tại Trường Đảng Thuận Nghĩa, sau ngày 20/7/1999, vì bà ra ngoài nói với người dân sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công nên đã bị kết án lao động cưỡng bức 1 năm.

Bà Từ Thừa Thảo, nguyên là trạm trưởng một trạm phụ đạo Pháp Luân Công ở Thuận Nghĩa hồi tháng 7/2000 cũng bị bắt giữ phi pháp, sau đó bị kết án 4 nam tù giam. Lúc đó, bà bị bắt cùng với 6 người tập Pháp Luân Công khác, họ đều bị tuyên án nặng.

Chính sách bức hại của Thuận Nghĩa lúc đó thậm chí còn mở rộng đến cả những người dân phổ thông, chẳng hạn như một người muốn đến Thuận Nghĩa làm việc sẽ phải xuất trình văn bản chứng minh “không tu luyện Pháp Luân Công” có chữ ký hoặc đóng dấu xác nhận của địa phương nơi cư trú.

Sau khi ông Tôn Chính Tài tiếp quản Cát Lâm đã tiếp tục nỗ lực hết sức thực thi các chính sách bức hại của ông Giang Trạch Dân và ĐCSTQ. Chưa đầy một năm sau khi ông Tôn nhậm chức, có ít nhất 29 người tập Pháp Luân Công ở Cát Lâm đã bị bức hại đến chết, trong đó có anh Lương Chấn Hưng, người đã tham gia vụ chèn sóng truyền hình cáp giảng chân tướng gây chấn động ở Trường Xuân.

Luật sư Cao Trí Thịnh từng phỏng vấn một người tập Pháp Luân Công là bà Tôn Thục Hương. Ngày 26/10/2012, trước khi ông Tôn Chính Tài nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm một tháng, ông còn chủ trì hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trong đó đã nhấn mạnh cần phải thẳng tay và trừng trị nghiêm khắc đối với các trường hợp Pháp Luân Công. Theo số liệu thống kê của trang Minghui.org, trong thời gian Tôn Chính Tài tại nhiệm, mức độ bức hại Pháp Luân Công trên toàn tỉnh chỉ gia tăng thêm chứ không giảm xuống.

Sau khi Tôn Chính Tài tiếp quản Trùng Khánh, ông này đã kế tục chính sách bức hại nghiêm trọng những người tập Pháp Luân Công của ông Bạc Hy Lai và ông Vương Lập Quân. Đặc biệt là từ tháng 7/2015 đến nay, dưới sự chỉ đạo của ông Tôn Chính Tài với vai trò Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, hàng loạt các tổ chức như Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 của Trùng Khánh và các quận huyện, Sở Công an, đồn cảnh sát và ủy ban dân phố… đã tiến hành nhiều hình thức bức hại người tập Pháp Luân Công gửi đơn kiện ông Giang Trạch Dân lên Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối tháng 11/2015, đã có 28 quận huyện trên địa bàn thành phố phát sinh các vụ bức hại nghiêm trọng như sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, cưỡng chế tẩy não những người tập Pháp Luân Công dám khởi kiện ông Giang Trạch Dân, trong đó có 66 người bị khám nhà tịch thu tài sản, hơn 50 người bị bắt đến các đồn cảnh sát địa phương hoặc văn phòng ủy ban khu phố, 22 người bị giam giữ phi pháp, 10 người bị kết án và hàng trăm người bị đưa đến các trung tâm giáo dục để cưỡng chế tẩy não.

Ngoài ra cũng có hàng trăm người bị theo dõi, sách nhiễu hoặc ép ký tên vào những văn bản nào đó… Theo thống kê, từ tháng 1 đến tháng 8/2016, tại thành phố Trùng Khánh có 21 người tập Pháp Luân Công bị đưa ra xét xử phi pháp hoặc giam giữ kéo dài, 94 người bị bắt giữ phi pháp, 61 người bị sách nhiễu và 1 người bị bức hại đến chết.

Suốt 18 năm ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, tại Thuận Nghĩa Bắc Kinh, Cát Lâm hay Trùng Khánh, những nơi mà ông Tôn Chính Tài lần lượt “chấp chính” đều phát sinh những chiến dịch bức hại Pháp Luân Công quy mô lớn. Là người đứng đầu cơ quan hành chính ở những địa khu nói trên, ông Tôn Chính Tài sẽ không thể thoát khỏi việc phải chịu trách nhiệm về vụ việc này.

Nguyên tắc của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) là: Người nào phạm tội, ắt sẽ phải chịu tội; tổ chức tập thể phạm tội thì mỗi cá nhân sẽ phải chịu tội; tiếp tay cho bức hại thì cũng đồng tội với chủ mưu bức hại. Cuộc bức hại Pháp Luân Công là tội ác diệt chủng phản nhân loại. Không thể lấy lý do “chấp hành mệnh lệnh” làm cái cớ để thoát khỏi tội bức hại, tất cả những ai tham gia bức hại đều sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân mình.

Tổ chức điều tra nhân quyền độc lập tại nước ngoài đã chỉ ra, hiện nay những quan chức cấp cao của ĐCSTQ bị “ngã ngựa” như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Lệnh Kế Hoạch, Lý Đông Sinh, Tô Tống; quan chức về hưu như Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Lý Lam Thanh, Lý Trường Xuân; còn có một số người hiện vẫn đang công tác như Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ đều là những người đã tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Sau sự kiện ông Vương Lập Quân chạy trốn đến Lãnh sự quán Mỹ và giao ra chứng cứ đảo chính của “tập đoàn” ông Giang Trạch Dân, từ đó chính quyền của ông Tập Cận Bình quyết định triển khai chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng, chính là dùng hình thức này để làm cho những người như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch lần lượt “ngã ngựa”.

Theo thống kế của The Epoch Times, tính đến nay đã có 31 “lão hổ” bị “ngã ngựa” tại các tỉnh thành ở Trung Quốc, trong số đó có 28 người từng tham gia bức hại Pháp Luân Công. Hơn 100 quan chức cấp cao trong chính phủ bị “ngã ngựa”, một nửa trong số đó bị Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công ra thông báo điều tra.

Bình luận viên thời sự chính trị Hạ Tiểu Cường từng có bài viết chỉ ra, Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ, án oan, án giả lớn nhất chính là vấn đề về Pháp Luân Công. Nếu ông Tập Cận Bình muốn đẩy mạnh cải cách tư pháp thì không thể bỏ qua vấn đề Pháp Luân Công đầy mẫn cảm này; nếu muốn Trung Quốc có một tương lai tốt đẹp, thì càng không thể nào trốn tránh vấn đề cần hay không cần giải thể sự chuyên chế của ĐCSTQ.

Ông La Vũ, con trai của đại tướng từng tham gia xây dựng chính quyền ĐSCTQ La Thụy Khanh, cũng từng lấy danh xưng anh em để nhắc nhở ông Tập Cận Bình, hiện nay muốn có được lòng dân, ắt phải giải quyết vấn đề về Pháp Luân Công và nhanh chóng kết thúc chế độ độc đảng chuyên chế.

Trang Minghui.org đưa tin, từ tháng 5/2015 đến 20/7/2017, đã có khoảng 209.908 người tập Pháp Luân Công và người thân của họ đã gửi đơn kiện, đơn tố cáo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công lên Cơ quan Kiểm sát tối cao. Cùng với đó, các nước và khu vực như châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Ukraina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan cũng đồng loạt hưởng ứng, trên toàn thế giới hình thành một làn sóng ủng hộ người dân Trung Quốc kiện ông Giang Trạch Dân.

Hiện giới quan sát đang rất chăm chú theo dõi cuộc bức hại này khi nào sẽ kết thúc và chính quyền Bắc Kinh sẽ xử lý “tập đoàn” ông Giang Trạch Dân và món nợ lịch sử này thế nào.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x