Trung tâm dữ liệu ‘xanh’ tiết kiệm điện hơn 30% so với giải pháp cũ

11/08/15, 17:00 Tin Tổng Hợp

Các trung tâm dữ liệu vẫn bị coi là những “cỗ máy” ngốn điện năng khổng lồ, thải ra lượng lớn khí thải CO2 và công ty Schneider Electric đang tham vọng “xanh hóa” những trung tâm này.

Tại sự kiện “Ngày hội Giải pháp cho Việt Nam 2015” với chủ đề “Hạ tầng tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả trung tâm dữ liệu” diễn ra ở Hà Nội ngày 6/8, ông Ivan Habovcik, Tổng giám đốc công ty TNHH Schneider Electric IT Việt Nam, đã chia sẻ về thách thức và nhu cầu sử dụng Trung tâm dữ liệu “xanh” tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Ông Ivan Habovcik, Tổng giám đốc Schneider Electric IT Việt Nam.

Một trung tâm dữ liệu (TTDL) chuẩn trong tương lai có những đặc điểm chính nào?

Hiện trên toàn cầu có hơn 3 triệu TTDL với nhiều kích cỡ khác nhau với tổng lượng điện tiêu thụ toàn cầu ở mức khổng lồ. Một trong những điều kiện của một TTDL chuẩn cần đáp ứng là tính sẵn sàng và đáng tin cậy của hệ thống, cần hoạt động liên tục 24/7/365 mà không bị ngắt quãng. Ví dụ một TTDL đạt hiệu suất 99,9% nghĩa là trung bình một năm sẽ ngừng hoạt động 8 tiếng, còn mức 99,99% hay thậm chí 99,999% thì thời gian ngắt hoạt động chỉ ở mức 5 phút/năm. Vậy chuẩn mực của một TTDL là khả năng hoạt động liên tục và hạn chế càng nhiều sự cố ngắt, ngưng hoạt động càng tốt, đồng thời hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE) càng ngày phải càng được cải thiện.

Xu hướng mới của các TTDL chuẩn trong tương lai cũng bao gồm tự động hóa và khai thác công nghệ phần mềm trong việc vận hành các cỗ máy này, nhằm giảm chi phí nguồn nhân lực vốn cũng đang rất tốn kém.

– Trung tâm dữ liệu “xanh” mà Schneider Electric hay đề cập tới là gì và tại sao chúng lại quan trọng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam?

TTDL là những hệ thống tiêu tốn điện năng nhất, tổng lượng điện tiêu thụ trên toàn cầu ngang bằng với sản lượng điện của 30 nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn. Vì thế cần phải áp dụng ngay các giải pháp xanh hóa để giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời tiết kiệm đáng kể lượng điện và chi phí tiêu thụ, hướng đến sự phát triển xanh & bền vững trước hết cho chính doanh nghiệp và trên diện rộng hơn là cho Trái đất.

Tại Việt Nam từ giữa những năm 2000 đã thấy sự phát triển mạnh mẽ của TTDL do ảnh hưởng từ sự bùng nổ dịch vụ tài chính cũng như dịch vụ trực tuyến. Nhu cầu chững lại vài năm sau đó và tiếp tục gia tăng từ những năm 2010 đến nay do sự gia tăng các ứng dụng di động, điện toán đám mây… Ước tính, 4-5 năm tới số lượng thiết bị kết nối với mạng Internet trên toàn cầu sẽ đạt ngưỡng 50 tỷ, VN cũng theo xu hướng này với số lượng thiết bị di động và thông minh tăng mạnh hàng năm và tạo ra một nhu cầu khổng lồ về quản lý dữ liệu, thông tin. Do đó, việc triển khai các TTDL hiệu quả sẽ ngày càng tăng trong tương lai.

– Ông đánh giá thế nào về tính sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng các giải pháp TTDL “xanh”?

Chúng ta cũng đã biết đến khái niệm PUE (Power Usage Effectiveness) – chuẩn thang đo hiệu quả điện năng tiêu thụ, và con số này đang ở mức 2 – 2,5 và có xu hướng tăng lên. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp bắt đầu đưa ra mục tiêu giảm tỷ lệ PUE xuống dưới mức 1,5 tiết kiệm đáng kể lượng điện tiêu thụ. Vậy, các TTDL xanh cần đạt mức PUE càng thấp càng tốt. Mức PUE lý tưởng mà Việt Nam có thể đạt được theo tôi là 1,1 tương tự Na Uy, Ireland…

Tôi khá bất ngờ khi biết ngày càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam khi triển khai TTDL đề ra mục tiêu giảm mức PUE với những con số cụ thể. Đây là sự thay đổi khá lớn so với cách tiếp cận về vấn đề năng lượng của doanh nghiệp so với cách đây vài năm. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh doanh mà theo tôi còn là hình thức marketing hiệu quả cho hình ảnh doanh nghiệp khi có những hành động thiết thực vì một môi trường xanh.

Khách mời tìm hiểu giải pháp hạ tầng TTDL của Schneider Electric tại sự kiện.

– Giải pháp về hạ tầng trung tâm dữ liệu của Schneider Electric có gì nổi bật và cải tiến so với giải pháp của các hãng khác ở Việt Nam?

Tại Schneider Electric, chúng tôi tạo ra một hệ thống tích hợp toàn diện, gồm nhiều cấu phần khác nhau cần có của một TTDL. Hệ thống này được xây dựng theo chuẩn module nên hoàn toàn có thể điều chỉnh kích cỡ theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Trước kia chúng ta thường xây dựng TTDL khổng lồ ngay từ đầu và sử dụng cho đến khi các trung tâm này hết công suất, nghĩa là đầu tư lớn ngay từ đầu vào các kết cấu hạ tầng như hệ thống làm mát, máy lưu điện và gây lãng phí điện rất nhiều.

Ngày nay, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống TTDL vừa với nhu cầu ban đầu, và tiếp tục nâng cấp các module để tăng cường khả năng vận hành nếu cần. Hiện chúng tôi cũng có phần mềm DCIM (Phần mềm quản lý hạ tầng TTDL) cho phép điều khiến từ xa và liên tục đối với toàn bộ vận hành của TTDL dựa theo hoạt động kinh doanh.

Nhưng quan trọng hơn cả là tính linh hoạt của hệ thống, dễ dàng mở rộng, nâng cấp, điều chỉnh tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp theo thời gian. Tại Schneider Electric, chúng tôi có các giải pháp nổi bật giúp tăng cường việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tối ưu hóa vận hành TTDL, mới nhất là các giải pháp được giới thiệu tại sự kiện này, gồm hệ thống UPS ba pha Galaxy VM, phần mềm quản lý hạ tầng StruxureWare Data Center Operation v7.5 và công cụ tối ưu hóa hiệu quả làm mát TTDL Cooling Optimize.

Tôi tin rằng việc lựa chọn thông minh các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả và triển khai tốt giải pháp quản lý năng lượng tiên tiến có thể giúp tiết kiệm đến 30% chi phí vận hành các TTDL.

– Schneider Electric gặp khó khăn gì khi thuyết phục khách hàng ở Việt Nam sử dụng giải pháp của mình?

Trước kia, không ai nghĩ rằng các TTDL lại quan trọng đến vậy. Hệ thống quản lý dữ liệu khi ấy được lắp đặt mang tính đối phó và thiếu kế hoạch tổng thể ngay từ ban đầu. Hiện đây vẫn còn là cách nhìn của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, xem việc tích hợp TTDL là một hoạt động tách biệt thay vì phục vụ hoạt động tổng thể của toàn hệ thống, tổ chức. Hoặc mỗi dịch vụ lại sử dụng của một nhà cung cấp khác nhau (hệ thống làm mát, lưu điện, phần mềm…), nên thiếu cái nhìn tổng thể và sự quan tâm sâu sát. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về tương tích và quản lý giữa các cấu phần hỗ trợ, ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của toàn hệ thống. Đây cũng là những điều chúng tôi cần phải giúp khách hàng hiểu rõ trước khi thiết kế và xây dựng hoặc nâng cấp TTDL.

Một giải pháp tích hợp toàn diện có thể dễ dàng hiệu chỉnh cho các nhu cầu, sự cố hiện tại cũng như trong tương lai. Đây là điều giải pháp TTDL của Schneider Electric có thể mang lại vì chúng tôi không chỉ thiết kế, tư vấn, lắp đặt mà còn cung cấp các giải pháp hỗ trợ khác, điển hình như phần mềm DCIM cho phép khách hàng cập nhật, theo dõi thông tin trực tuyến liên tục để hạn chế xảy ra sai sót đến mức tối thiểu.

Ước tính, tổng lượng điện năng cần để duy trì sự hoạt động của Điện toán đám mây trên thế giới sẽ đạt 1963 tỷ kWh vào năm 2020, tăng gấp ba lần so với lượng tiêu thụ điện 632 tỷ kWh vào năm 2007. Nhưng tỷ lệ khai thác hiệu quả máy chủ trong nhiều trường hợp chỉ ở mức một con số, cho thấy một lượng lớn điện năng nêu trên đang bị lãng phí. Vấn đề quản lý năng lượng tại các TTDL đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ bởi nó giảm bớt các tác hại đến môi trường mà còn giúp đảm bảo giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt, với các Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO), TTDL ngày nay không được phép là những trung tâm ngốn chi phí mà chúng cần phải mang lại giá trị kinh doanh đích thực, đáp ứng những yêu cầu về an ninh dữ liệu cũng như quy định đặc thù của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo sự thân thiện với môi trường một cách bền vững.

Châu An

Theo Số Hóa

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x