Trung Quốc thử nghiệm tàu điện không người lái lẫn đường ray đầu tiên trên thế giới
Mới đây, đoàn tàu điện không người lái đầu tiên trên thế giới đã được chạy thử tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đặc biệt, đoàn tàu không dùng đường ray mà sử dụng cảm biến đo khoảng cách, chạy trên đường ray ảo.
Giới thiệu lần đâu tiên vào tháng 6 năm nay, mẫu tàu điện không người lái này được giới truyền thông Trung Quốc gọi là “Xe bus đường sắt thông minh đầu tiên trên thế giới”.
Được chế tạo ra bởi Công ty Vận tải Đường sắt Trung Quốc (CRRC), thiết kế của loại tàu điện này là sự kết hợp giữa hình dáng và kích thước của xe bus và tàu điện ngầm phổ thông.
Điểm đặc biệt của loại tàu điện này ở chỗ, nó không dùng đường ray thông thường mà sử dụng cảm biến để đo khoảng cách trên mặt đường, chạy trên đường ray ảo (đường đứt quãng màu trắng).
Đoàn tàu có tổng chiều dài 30m, gồm 3 toa, năng lực vận chuyển tối đa 307 hành khách. Tốc độ tối đa 70km/h. Sau khi sạc đầy có thể đi được quãng đường 40km.
CRRC cho biết, dọc theo thân các toa xe có gắn cảm biến, giúp đoàn tàu không người lái này chạy theo đúng lộ trình của đường ray ảo, tránh được các chướng ngại vật.
Từ năm 2013, CRRC đã phát triển loại tàu điện này như một giải pháp để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại những đô thị lớn ở Trung Quốc. Nó được coi như sự thay thế hoàn hảo cho xe bus, rẻ và thân thiện môi trường hơn tàu điện ngầm.
Chi phí thi công 1km đường ray ảo tiêu tốn khoảng 2 triệu USD, trong khi đó 1km tàu điện ngầm mất tới 102 triệu USD.
Tàu điện không người lái sẽ chính thức hoạt động vào năm 2018, sau khi đường ray ảo dài 6,5km hoàn thành ở thành phố Hồ Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Dù trông không “ngầu” như xe bus dạng chân nhưng các nhà chức trách tại Trung Quốc hy vọng mô hình này sẽ cứu vãn tình hình ách tắc ở trung tâm các thành phố lớn.
Theo genk.