Trung Quốc: Những ngôi làng cổ đẹp nhất hiện nay

30/08/14, 12:14 Tin Tổng Hợp

Sự kỳ ảo của những ngôi làng, lòng hiếu khách của người dân địa phương làm tăng thêm mê lực cho các du khách. Những màu sắc sống động, những thiết kế phức tạp, trang trí không cầu kỳ, nhưng rất hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh. Đến với những ngôi làng này, du khách sẽ quên đi những mệt mỏi, phiền muộn, lo toan trong cuộc sống  hối hả của nền kinh tế thị trường, du khách sẽ được đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên yên bình, hít thở bầu không khí trong lành, và thưởng thức những bản sắc văn hóa truyền thống dân gian của người dân địa phương.

Làng Hồng ở tỉnh An Huy

HongVillage1

Làng Hồng được xây dựng và phát triển trong thời nhà Minh và nhà Thanh, là một địa phương tuyệt đẹp được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh tươi và những dòng suối trong suốt uốn lượn từ đầu đến cuối làng. Với diện tích 30ha, làng Hồng nổi tiếng về hệ thống cung cấp nước của nó. Nhìn từ trên cao ngôi làng trông giống một con trâu nước đang yên giấc. Dòng nước chảy từ những con mương quanh co đến từng hộ gia đình, và đổ về một cái hồ nhỏ ở đầu làng. Môi trường trong lành và cảnh vật xung quanh tuyệt mỹ khiến con người có cảm giác thư thái, thanh tỉnh, và tạo nên một bức tranh yên bình của cuộc sống thôn dã đặc thù ở niềm Nam Trung Quốc.

 HongVillage2

Ngôi làng có 140 ngôi nhà cổ, đặc biệt là một số nhà thờ tổ tiên lộng lẫy, thu hút hàng trăm du khách đến tham quan mỗi ngày. Bên trong những ngôi nhà cổ, bạn có thể chiêm ngưỡng kỷ thuật chạm khắc gỗ tinh xảo ở trên các dầm và cột. Sự bảo quản tốt các ngôi nhà cổ và sự hòa hợp với cảnh vật tuyệt đẹp xung quanh, làng Hồng tạo nên sự khác biệt so với các ngôi làng khác, để lại ấn tượng sâu sắc cho du khách sau chuyến viếng thăm. Ngôi làng đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2000.

Những ngôi nhà Tây Tạng ở Jiaju Zangzhai, Tứ Xuyên

TibetanVillage1

Ngôi làng có khoảng 160 hộ gia đình họ Zang, nằm ở phía Bắc tỉnh Tứ Xuyên.  Những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách Jiarong truyền thống, khung viền được sơn màu vàng, đen và trắng cùng với những tháp bằng đá trắng ở bốn góc của mái nhà đại diện cho bốn hướng chủ yếu. Những ngôi nhà được thiết kế để phù hợp với hình đồi núi và văn hóa Tây Tạng. Mái  nhà được làm bằng để phục vụ cho việc cầu nguyện hoặc phơi khô ngũ cốc thu hoạch được. Tầng trệt dành cho chăn nuôi, nhà ở và một nhà nguyện nhỏ ở tầng trên.

TibetanVillage2

Sự kỳ ảo của ngôi làng và lòng hiếu khách của người dân địa phương làm tăng thêm mê lực cho các du khách. Những màu sắc sống động, những thiết kế phức tạp, trang trí không cầu kỳ, nhưng rất hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh.

Nhà khách đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của du khách, trong phòng bày trí một băng ghế rắn chắc và một bữa ăn tối thịnh soạn. Những người dân địa phương rất tự hào về văn hóa của họ và thường làm vui lòng du khách với điệu nhảy Guozhuang truyền thống.

Làng Aletaituwa ở Tân Cương

AletaituwaVillage1

Làng Aletaituwa có khoảng 80 hộ gia đình họ Tuwqa, nằm trong khu vực Kanas, Tân Cương.  Kanas theo tiếng Mông cổ có nghĩa là “giàu và đẹp, kỳ lạ và bí ẩn”. Họ tín ngưỡng Phật và giữ gìn tốt những tín ngưỡng truyền thống của bộ lạc. Những lễ hội tín ngưỡng truyền thống luôn vui vẻ và nhộn nhịp, cảnh quan tuyệt đẹp cám dỗ mọi du khách tới để cảm nhận bản sắc thiên nhiên. Ngoài bản sắc Tuva Mongol cổ, các du khách cũng có thể trải nghiệm cuộc sống và phong tục địa phương với những gia đình Kazakh mến khách ở đồng cỏ Hemu.

AletaituwaVillage2

Nếu bạn muốn ở lại qua đêm quanh hồ Kanas, bạn có thể sống cùng với những gia đình địa phương hoặc ở trong các lều trại. Bạn cũng có thể ở lại Kanas Shanzhuang, nơi đó bạn sẽ được thỏa mãn nhu cầu bởi sự đa dạng về phục vụ và các tiện nghi.

Chúng tôi khuyên bạn nên ở lại với những gia đình địa phương ở làng Hemu nếu bạn muốn trải nghiệm hương vị của “những ngày xưa”.

Làng Guoliang ở núi TaiHang, Hà Nam

GuoliangVillage1

Làng Guoliang nằm ở núi Taihang của tỉnh Hà Nam, được dựng lập vào cuối triều Tây Hán. Nó được đặt tên là làng Guoliang để vinh danh người lãnh đạo nông dân Guoliang. Ngôi làng là thế giới của đá: nhà đá, tường đá, bảng đá, ghế đá và giường đá. Vào mùa thua, sự phối hợp giữa những gam màu vàng, cam, đỏ, nâu và nâu đỏ hòa quyện vào nhau không chỉ trên những vách đá bao quanh khu vực, mà còn trên những cây óc chó, cây hồng vàng, và tất cả mọi thứ khác cũng tuân theo sự phối hợp đó, tạo nên một khung cảnh triệu màu sắc.

GuoliangVillage2

Ngôi làng này nổi tiếng với đường hầm Guoliang. Trước năm 1972, ngồi làng nằm tách biệt với thế giới bên ngoài. Cách duy nhất để liên hệ với thế giới bên ngoài là xây dựng một đường hầm xuyên qua núi đá. Sau đó dân làng đã quyết định đào đường hầm xuyên qua vách đá. Dưới sự dân dắt của trưởng làng Shen Mingxin, các thôn dân đã bán dê và thảo mộc để mua búa và những công cụ bằng thép. Mười ba người dân khỏe mạnh bắt đầu công việc. Họ mất 5 năm để hoàn thành một đường hầm dài 1.200m, cao khoảng 5m và rộng 4m. Một số dân làng đã hy sinh mạng sống của mình cho đường hầm. Ngày 01 tháng 5 năm 1977, đường hầm được khai thông.

 GuoliangVillage3

Tường của đường hầm không bằng phẳng và có hơn 30 “cửa sổ” với kích thước và hình dạng khác nhau. Một số cửa sổ hình tròn, một số hình vuông, khoảng cách giữa các cửa sổ khoảng vài chục mét. Thật kinh hãi khi nhìn xuống phía dưới từ những cửa sổ, nơi có những vách đá thẳng đứng, hình dáng kỳ lạ ở phía trên và phía dưới là một cái hô sâu thăm thẳm như không có đáy.

Thành phố đá Bảo Sơn ở Vân Nam, Trung Quốc

BaoshanStoneCity1

Thành phố đá Bảo sơn đã tồn tại hàng ngàn năm nay. Thời xa xưa người Naxi đã xây dựng thành phố trên một núi đá khổng lồ. Họ đã phát triển từ một nhóm người du mục, di cư từ phía Tây Nam Trung Quốc tới bờ sông Jinshajiang đã tồn tại khoảng một ngàn năm. Ngày nay, hơn 100 gia đình sống ở đây. Họ vẫn giữ được những truyền thống cổ xưa và một cuộc sống yên bình, tự do trên núi đá khổng lồ này.

BaoshanStoneCity2

BaoshanStoneCity3

Người dân ở đây sử dụng đá để xây dựng tất cả mọi thứ bao gồm nhà, bàn ghế, bảng, giường, gối, thùng nước, bể chứa, và không gian nhà bếp. Tất cả những đồ dùng bằng đá được đánh bóng trơn nhẵn. Họ đã giữ gìn lối sống của người Naxi trong nhiều thế kỷ. Điều tuyệt vời nhất về ngôi làng là hệ thống cống nước và sự tưới tiêu độc lập. Mỗi gia đình có hệ thống riêng cho đồng ruộng của mình mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến người khác.

Làng Dam (còn có tên là Bamei) ở Vân Nam

DamVillage1

Nằm ở biên giới tỉnh Vân Nam và khu tự trị Zhuang Quảng Tây, Quảng Nam là một khu vực núi đá vôi điển hình. Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Đào Uyên Minh, sống trong triều Đông Tấn (317-420), đã từng miêu tả nó là Thung lũng Đào Hoa tách biệt với sự hối hả và nhộn nhịp của thế giới tầm thường. Người dân ở đây sống tách biệt trong yên bình, thư thái. Sự miêu tả của Đào Uyên Minh trở thành sự thực khi làng Bamei được phát hiện.

DamVillage2

Không xe hơi, điện sáng, điện thoại và tivi, người dân địa phương vẫn còn sống một cuộc sống nguyên thủy, cuộc sống tự cung tự cấp bằng đánh cá, trồng trọt và săn bắn. Họ trồng ngô, mía, hoa quả nhiệt đới ở chân núi, và trồng lúa gần bờ sông.

DamVillage3

Dân làng Dam vẫn giữ gìn và bảo tồn được nét văn hóa và các phong tục truyền thống Zhuang. Hầu hết dân làng sống trong những ngôi nhà truyền thống Malan, một loại lầu Điêu Kiều. Họ cũng giữ gìn rất tốt nét đặc trưng của các lễ hội truyền thống của con người nơi đây. Tất cả các lễ hội, như lễ hội Devil, Soul Ox và lễ hội Ca hát được tổ chức rất long trọng. Trong những lễ hội quan trọng, người dân hát những bài hát dân gian, đó là cách họ giao lưu và thể hiện cảm xúc với những người khác.

Vào mùa hè các già làng sẽ tổ chức một lễ tưởng nhớ “thần sông” với hy vọng một mùa màng bội thu. Trong thời gian nghỉ mùa, dân làng sẽ tổ chức những sự kiện giải trí khác nhau như đua gà trống choai.

Làng Zili ở Khai Bình, Quảng Đông

ZiliVillage1

Làng Zili nằm ở Tăng Khẩu, thành phố Khai Bình. Nó từ lâu đã là quê hương của những người nhập cư, nhiều người trong số họ đã đem những ý tưởng và phong cách kiến trúc của phương Tây về cho Khai Bình. Diaolous (những ngôi nhà như lâu đài lớn) chủ yếu sử dụng hình thức trang trí và phong cách kiến trúc của La Mã, Hồi giáo, Ba rốc và Rococo. Chúng chủ yếu được làm bằng bê tông cốt thép, những thứ rất hiếm ở châu Á trong những năm 1920 đến 1930. Nhìn bên ngoài, các tòa nhà có nét đặc trưng của phương Tây, nhưng bên trọng thì mọi thứ, từ các họa tiết cho đến đồ dùng, đều theo phong cách truyền thống của Trung Quốc.

ZiliVillage2

Làng Zili bao gồm ba làng nhỏ được xây dựng giữa những năm 1821 và 1920. Có một cụm chín ngôi nhà kiểu Diaolou và một nhóm 6 ngôi biệt thự phong cách phương Tây cùng với mỗi ngôi nhà là một câu chuyện đặc biệt. Những ngôi nhà riêng biệt được xây dựng bằng gạch màu xanh và mái ngói giữa cánh đồng lúa. Hầu hết các ngôi nhà đều có cách bố trí gọi là “ba gian/hai cửa”. Các Diaolou được xây dựng cùng thời gian vào những năm 1920, và trong những hoàn cảnh tương tự nhau. Chủ sơ hữu của những tòa lâu đài này là những người di cưu giàu có từ Malaya, Chicago và những nơi khác. Họ đã quyết định trở về cội nguồn của họ, và để lại những tòa lâu đài, nó trở thành điểm thu hút các du khách đến tham quan ngôi làng.

Dịch và đăng bởi Nguyên [email protected]

Nguồn: http://en.kanzhongguo.com

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x