Trung Quốc – Điệp viên, mỹ nhân kế và chiến tranh mạng chống lại Mỹ
Tiger Trap (2012) (Bẫy Cọp), cuốn sách của nhà văn tình báo David Wise, tiết lộ nhiều góc tối đáng sợ về hoạt động tình báo Trung Quốc tại Mỹ, chỉ ra hầu hết các nhân vật phản diện, vài người ngoài cuộc vô tội, và cả những anh hùng.
Nhà văn về hoạt động tình báo David Wise khẳng định Trung Quốc tiếp tục làm theo lời khuyên trong cuốn sách từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, “Nghệ thuật dụng binh” của quân sư Tôn Tử, người đã dạy rằng nhiệm vụ của tình báo giống như “một ngàn hạt cát”; đó có nghĩa là thu thập những mẩu tin nhỏ trong vô số các thông tin từ quần chúng rộng lớn, chính là đội quân tình báo đặt tại đó để chống lại kẻ thù.
Hơn nữa, Wise thừa nhận, Trung Quốc cộng sản trong thế kỷ 21, không giống như Liên Xô, không quan tâm đến an nguy của lính mới, người có động cơ trả thù hay những người thấp hèn, họ là người “tốt”, vì họ ngây thơ tin tưởng bản chất nhân đạo trong các hành động của họ. Vì vậy, điệp viên được chiêu mộ bởi trùm gián điệp Trung Quốc, là những người thực sự muốn giúp Trung Quốc giúp cải thiện công nghệ, hiện đại hóa, và đạt được bình đẳng với phương Tây.
Sự chiêu mộ này thường được dịch thành tính dân tộc, thế hệ người Hoa nhập cư đầu tiên có quan hệ gắn bó với văn hóa và gia đình ở Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ đền đáp lại họ bằng cách giúp những tình báo chìm này xúc tiến liên doanh thương mại hoặc kinh doanh tại Mỹ.
Vậy cho nên, các trùm gián điệp Trung Quốc không phải cung cấp tiền, và họ không chấp nhận các trường hợp đào ngũ – tức là, những tình nguyện viên có thể “làm mồi nhử” (điệp viên hai mang do kẻ thù gửi tới). Hầu hết các hoạt động tình báo được điều phối bởi Bộ An ninh Quốc gia (MSS) hoặc chi bộ tình báo quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Tuy nhiên sau đó, Wise liên kết một vài trường hợp tình báo để thử những giả định tương tự, giống như không phải là thông tin “hạt cát” mà là “cá lớn”, những gián điệp khét tiếng như vụ đánh cắp bí mật của Aldrich Ames và sự phản bội của Robert Hanssen. Ví dụ như trường hợp của “Cô hầu bàn”, bí danh của “đặc vụ ba mặt” người Mỹ gốc Hoa Katrina Leung.
Đây là một câu chuyện khó tin nhuốm đầy tình dục, tình báo và phản bội. Và nó không phải là một phân cảnh đẹp, được diễn trong bóng tối của sự xấu hổ, thiếu năng lực, và đầy sơ suất của FBI và hai “cựu chiến binh”, các chuyên gia phản gián Trung Quốc hàng đầu (CI), đặc vụ FBI James J. Smith và William B. Cleveland Jr.
Katrina Leung không chỉ làm gián điệp cho Trung Quốc trong 20 năm qua, mà còn là quản lý để gạ gẫm hai nhân viên FBI trong quá trình này. Họ lần lượt cộng tác một cách vô tình hoặc cố ý trong sự lừa dối và phản bội của cô. Hơn nữa, với vai trò của FBI, cơ quan phụ trách các gián điệp bị bắt, càng phải thận trọng hơn, sự phản bội phải bị vạch trần và phơi bày sớm hơn, hạn chế thiệt hại cho an ninh quốc gia.
Trên thực tế, vài ‘lá cờ đỏ’ đã được nuôi dưỡng trong những năm 1990, Katrina Leung quay lưng lại với Mỹ nhưng cô được hai người yêu đặc vụ FBI bảo vệ, vì vậy không màng tới cấp bậc chỉ huy, nhiều manh mối đã bị bỏ qua. Mặc dù tội lỗi rất rõ ràng, nhưng hoạt động phản gián của FBI chống lại “Cô hầu bàn” cũng không nghĩa lý gì. David Wise thật đáng vinh danh khi giúp đỡ các quốc gia đem trường hợp “gián điệp tình dục” khó tin này ra ánh sáng – với các tình tiết giật gân.
Sự phản bội, cũng như sự cẩu thả và thiếu năng lực của một số đặc vụ FBI trong trường hợp này và các vụ việc khác là rất đáng lo ngại. Nhưng sự kém cỏi không chỉ dừng lại ở FBI. Sự nhu nhược của Sở Tư pháp khi truy tố những điệp viên này, cũng giống như mớ bòng bong làm người ta điên tiết, nào là tấm lòng khoan dung rộng mở của thẩm phán chủ trì xét xử bị cáo. Nhiều người trong số các bị cáo nhận bản án cuối cùng cũng đơn giản như là hình phạt tát vào cổ tay họ!
Phần lớn các hoạt động tình báo đã và đang tiếp tục được tiến hành để lấy được những bí mật hạt nhân của Mỹ. Một điệp vụ FBI khác, có bí danh là “Kindred Spirit”, đã bảo đảm cho một điệp viên ở Los Alamos, người đã tiết lộ thiết kế bí mật về W-88, đầu đạn hạt nhân của tàu ngầm Trident trong những năm 1990.
Đầu đạn này vẫn là một trong những vũ khí hạt nhân mạnh nhất và tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Mỹ. Là một phần của lực lượng tấn công tàu ngầm, các đầu đạn hạt nhân là bộ ba chiêu thức trả đũa sống còn đối với khả năng bị tấn công đe dọa hạt nhân của Mỹ.
Trong vụ này, FBI đã điều tra Wen Ho Lee và vợ ông là Sylvia Lee nhưng các hoạt động đã bị bại lộ và chẳng đi tới đâu. Sau đó nó được mở rộng thành điệp vụ “Cây Thiên tuế” nhưng cuộc điều tra này cũng không dẫn đến vụ bắt giữ nào cả.
Vụ “Bẫy cọp” (lấy tiêu đề cho cuốn sách) là một hoạt động CI (phản gián) sơ suất khác của FBI, trong đó thủ phạm một lần nữa đã ra đi với bí mật hạt nhân. Một hoạt động thành công đã đưa ra kẻ phản bội CIA, Larry Wu-Tai Chin (Kim Vô Đãi), sau khi làm gián điệp cho Trung Quốc trong 30 năm, cuối cùng mắc sai lầm và bị bắt giữ. Ông bị truy tố và đã tự tử trong tù. Một số trường hợp khác cũng được mô tả với những mức độ thành công khác nhau.
Có lẽ rắc rối nhất của toàn bộ cuốn sách là chương về im lặng, cuộc chiến tranh tình báo mạng do Trung Quốc phát động chống lại Mỹ và phương Tây đang diễn ra. Cuộc chiến mới và âm thầm này chứng tỏ một lần nữa rằng tâm lý “kết thúc của lịch sử” chiếm ưu thế ngay lập tức sau khi sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô là nguy hiểm cho an ninh của chúng ta.
Lực lượng vô hình của Trung Quốc và cho đến ngày nay, gián điệp mạng bất khả chiến bại được mô tả rất chi tiết, tiết lộ thông tin mà ít người Mỹ có thể hiểu được. Wise làm sáng tỏ các mối đe dọa nghiêm trọng do các tin tặc gây ra, các mầm mống mới trong gián điệp mạng, mà người Trung Quốc đã tung ra để chống lại Mỹ, không chỉ đối với các cơ quan của Mỹ mà còn mục tiêu khác nhau từ Lầu Năm Góc cho đến cơ sở hạ tầng nhà nước dễ bị tấn công của các tiểu bang và thành phố, từ mạng máy tính đến nguồn năng lượng và nguồn cung cấp nước.
Năm 2006, Peter Yuan Li, một chuyên gia máy tính người Mỹ gốc Hoa tại Atlanta, Georgia, bị hành hung bởi một băng nhóm thanh niên châu Á và máy tính của ông bị đánh cắp. Li đã cố gắng phơi bày cuộc tấn công mạng của Trung Quốc tới các cơ quan Mỹ.
Trừ khi Mỹ và các đồng minh tăng cường biện pháp với các cuộc tấn công mạng âm thầm của Trung Quốc hiện nay, nếu không nó sẽ là một điềm báo báo hiệu tương lai đen tối cho sự tồn tại của tự do.
Sau khi đọc Bẫy Cọp, người ta không thể không tự hỏi làm thế nào Mỹ chiếm ưu thế so với Liên Xô trong thế kỷ 20 – và bây giờ, làm thế nào để nó tồn tại trước sự công kích dữ dội của một Trung Quốc truyền thống, cũng như các hoạt động tình báo mạng hay cuộc chiến tranh mạng có thể có trong tương lai? Cuộc chiến đó có lẽ chiến đấu với những tin tặc ngồi lặng lẽ ở thiết bị đầu cuối máy tính với thao tác xâm nhập và phá hủy dữ liệu, thậm chí tử vong và hủy diệt, đối với phương Tây trong thế kỷ 21!
Kiến thức là sức mạnh, và cuốn sách tuyệt vời này ít nhất cung cấp kiến thức giới thiệu một chủ đề mà người Mỹ cho đến nay vẫn luôn vui sướng trong vô minh. Cuốn sách này có lúc làm người đọc bực tức, nhưng phần lớn tình tiết rất ly kỳ, nhưng cuối cùng nó là một sự thức tỉnh kêu gọi chúng ta hành động. Tôi thành thật muốn giới thiệu nó.
Tác giả: Tiến sĩ Miguel Faria
Tân Dân, dịch từ Haciendapub