Trung Quốc đang lựa chọn vứt bỏ chủ nghĩa xã hội, để nương tựa vào Mỹ
Kể từ sau chuyến gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Donald Trump thì chính sách của ông Tập đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng dần cứng rắn hơn. Triều Tiên đã lên tiếng, cho rằng Trung Quốc đang từ bỏ chủ nghĩa xã hội để nương tựa vào Mỹ.
Ngày 30/04, VOA tiếng Trung đưa tin nói rằng, hành động phóng tên lửa đạn đạo ngày 29/4 của Triều Tiên, khiến cho “đám phán 6 bên” càng trở nên không có hy vọng. Trước đó, sau khi ông Tập Cận Bình trở về từ thăm Mỹ, đặc phái viên Trung Quốc chuyên về vấn đề Triều Tiên, ông Võ Đại Vĩ phải hủy bỏ chuyến thăm Triều Tiên do bị Bình Nhưỡng từ chối. Thay vào đó ông Võ Đại Vĩ đã đến thăm Nhật Bản, tại đây ông đã đã khẳng định quan điểm rất rõ ràng của Trung Quốc rằng “phải tìm cách thông qua các biện pháp hòa bình và đối thoại đề giải quyết vấn đề Triều Tiên”.
Sau khi mối quan hệ Trung-Triều chuyển biến xấu, Trung Quốc bắt đầu thực hiện trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên, bằng việc cấm không nhập than đá của Triều Tiên. Hiện tại các nhà lãnh đạo Triều Tiên nhận định rằng, Mỹ và Trung Quốc đang bắt tay nhau gia tăng áp lực đề ngăn cản kế hoạch thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên.
Bình Nhưỡng cũng công khai chỉ trích Trung Quốc, đồng thời nói rằng việc Trung Quốc dùng các biện pháp gây áp lực kinh tế để ngăn cản Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân là “thực sự quá ngây thơ”.
Triều Tiên còn phát ngôn, nếu Trung Quốc đánh giá sai về ý chí của Triều Tiên, thuận theo chiều gió, cố tình trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên, thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Triều Tiên, và hãy chuẩn bị tư tưởng đón nhận hậu quả.
Theo bộ ngoại giao Trung Quốc thì Đảng Lao động Triều Tiên đã bắt đầu tuyên truyền trong nội bộ của mình rằng: “Mối quan hệ Trung – Triều đã rạn nứt, Trung Quốc đang lựa chọn vứt bỏ xã hội chủ nghĩa, để nương tựa vào Mỹ, Triều Tiên phải kìm hãm các biện pháp phản động của Trung Quốc”.
Về phía Trung Quốc, lập trường hiện tại của họ rất rõ ràng rằng, việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tổn hại đến lợi ích của họ. Ngày 22/4, kênh phát ngôn Trung ương Trung Quốc đưa tin răng, tình hình tại bán đảo Triều Tiên vẫn chưa dịu xuống, rất có thể Triều Tiên sẽ tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6. Bắc Kinh phản đối không có tác dụng, phải làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục triển khai chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thì việc Trung Quốc áp dụng trừng phạt kinh tế với Triều Tiên là điều nhất định phải làm.
Ngày 29/4, sau khi Triều Tiên lại một lần nữa phóng tên lửa đạn đạo, tờ “Nhân dân Nhật báo” đăng bài viết: “Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc”, chiến lược song phương tin tưởng lẫn nhau đã tan vỡ, đối thoại giữa hai nước bị gián đoạn.
Bài viết còn nói: “Nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đẩy mâu thuẫn Trung – Triều lên cao một cách mất lý trí, thì Trung Quốc hoàn toàn có đủ năng lực để kiểm soát tình hình, bảo đảm an toàn quốc gia cho Trung Quốc”. Điều này cho thấy lập trường hiện tại của Trung Quốc đối với việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là vô cùng cứng rắn.
Nguyên nhân gây ra mẫu thuẫn hiện tại của Trung – Triều
Chính quyền gia tộc họ Kim của Triều Tiên trong suốt 10 năm trở lại đây vẫn dựa vào sự dìu dắt và thao túng của phe Giang Trạch Dân trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính vì vậy Triều Tiên mới có đủ tiềm lực kinh tế và kỹ thuật để triển khai chương trình hạt nhân của mình. Mối quan hệ mật thiết giữa các quan chức cấp cao của phe Giang và Triều Tiên liên tục được truyền thông tiết lộ.
Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đã tiến hành chiến dịch “đả hổ” thanh trừ người của phe cánh Giang Trạch Dân. Đồng thời đối với Triều Tiên thì ông Tập áp dụng sách lược “phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên”, điều này hoàn toàn trái ngược với với phe Giang trước đó. Từ năm 2012, cùng với quá trình thanh trừ nội bộ trong ĐCSTQ thì ông Tập đã từng bước tạo khoảng cách với Triều Tiên.
Từ 2016, khi chiến dịch đả hổ của ông Tập bước sang giai đoạn chiếm ưu thế thì chính sách của ông Tập đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng dần cứng rắn hơn. Chính vì vậy mà gần đây Triều Tiên coi Trung Quốc như là “kẻ phản bội”, từ chối gặp đặc phái viên Trung Quốc, thậm chí hù dọa rằng sẽ trừng phạt Trung Quốc.
Hiện tại trước lập trường theo đuổi vũ khí hạt bằng mọi giá của Triều Tiên, ông Tập Cận Bình đã đáp trả bằng cách hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc để áp dụng các biện pháp ngăn cản.
Lê Hiếu biên dịch