Trung Quốc bí mật vũ khí hóa virus corona, lên kế hoạch “san bằng nước Mỹ”?
Phương Tây vẫn chưa nắm bắt được động cơ thật sự trong việc Trung Quốc luôn sẵn sàng tham gia vào các phòng thí nghiệm vi sinh học P4, nơi nghiên cứu các virus gây chết người hàng đầu thế giới. Giờ đây đại dịch corona mới đã xảy ra ở Vũ Hán, ngay bên ngoài phòng thí nghiệm virus học cơ bản P4 của Trung Quốc.
Trung Quốc đã lên kế hoạch vũ khí sinh học từ lâu?
(video có thuyết minh)
Trong một bài phát biểu tối mật dành cho các cán bộ nòng cốt cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần hai thập kỷ trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Trì Hạo Điền đã giảng giải một kế hoạch dài hạn để đảm bảo sự phục hưng của Trung Quốc. Ông nói có 3 vấn đề quan trọng cần phải nắm bắt. Đầu tiên là vấn đề về không gian sống – Trung Quốc đang bị quá tải dân số nghiêm trọng và môi trường ngày càng xấu đi.
Do đó theo tướng Trì, vấn đề thứ hai là ĐCSTQ phải dạy cho công dân Trung Quốc đi “ra ngoài,” có nghĩa là đi chinh phục những vùng đất mới, để biến nó thành thuộc địa và có thể xây dựng một Trung Quốc thứ hai tại nơi đó. Rồi phát sinh tiếp vấn đề quan trọng thứ ba: “vấn đề về người Mỹ”:
Tướng Trì cảnh báo: “Điều này có vẻ hơi sốc, nhưng lý lẽ thực sự rất đơn giản. Trung Quốc xung đột cơ bản về lợi ích với chiến lược của phương Tây. Vì vậy, Mỹ sẽ không bao giờ cho phép Trung Quốc chiếm đoạt các nước khác để xây dựng một Trung Quốc thứ hai. Nước Mỹ sẽ chống lại kế hoạch của Trung Quốc.
Tướng Trì giải thích vấn đề như sau: “Liệu Mỹ có để yên cho chúng ta ra ngoài giành lấy không gian sống mới không? Đầu tiên, nếu Mỹ kiên quyết ngăn chặn, chúng ta sẽ khó có thể làm bất cứ điều gì to tát với Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ hoặc thậm chí Nhật Bản, [vì vậy] chúng ta phải làm cách nào để chiếm thêm không gian sống đây? Rất bình thường! Chỉ các quốc gia như Mỹ, Canada và Úc mới có vùng đất rộng lớn để đáp ứng nhu cầu thực dân đại chúng của chúng ta.”
“Chúng ta không ngu ngốc đến mức muốn cùng ôm nhau chết với Mỹ bằng cách dùng vũ khí hạt nhân. Chỉ có cách sử dụng loại vũ khí không thể phá hủy và có thể giết chết nhiều người, chúng ta mới có lực lượng đấu lại nước Mỹ”. Ông nói thêm: “Tất nhiên, chúng ta đã không lãng phí thời gian, trong những năm qua chúng ta đã nắm bắt cơ hội để làm chủ vũ khí loại này”. Câu trả lời được tìm thấy trong vũ khí sinh học.
Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc coi vũ khí sinh học là vũ khí quan trọng nhất để hoàn thành mục tiêu “san bằng nước Mỹ” của họ.
Ông Trì ca ngợi Đặng Tiểu Bình với việc đề cao vũ khí sinh học lên trên tất cả các hệ thống vũ khí khác trong kho vũ khí của Trung Quốc: “Khi đồng chí Tiểu Bình vẫn còn ở với chúng ta, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định đúng đắn khi không phát triển các nhóm tàu sân bay. Thay vào đó, chúng ta tập trung vào phát triển vũ khí gây chết người có thể loại bỏ đông đảo dân số của quốc gia thù địch.”
Điều này có vẻ khó tin, nhưng tướng Trì tự xem mình là một người cộng sản “nhân đạo,” và thừa nhận những cảm xúc cá nhân lẫn lộn về vấn đề này: “Đôi khi tôi nghĩ rằng thật tàn nhẫn khi Trung Quốc và Mỹ trở thành kẻ thù…”. Sau mọi chuyện, Mỹ đã giúp Trung Quốc trong Thế chiến thứ II. Người dân Trung Quốc vẫn nhớ rằng Mỹ đã chống lại đế quốc Nhật. Nhưng bây giờ nó không còn quan trọng nữa.”
Ông tiếp tục: “Về lâu dài, quan hệ của Trung Quốc và Mỹ sẽ là một cuộc đấu tranh sinh tử. Chúng ta không được quên rằng lịch sử nền văn minh Trung Quốc nhiều lần đã dạy chúng ta rằng một núi không thể có hai hổ sống chung. Chúng ta phải chấp nhận viễn cảnh bi thảm này”.
Theo tướng Trì, vấn đề dân số quá đông của Trung Quốc và suy thoái môi trường cuối cùng sẽ dẫn đến sụp đổ xã hội và nội chiến. Ông ước tính rằng “hơn 800 triệu người Trung Quốc” sẽ chết trong một cuộc sụp đổ như vậy. Do đó, ĐCSTQ không có chính sách thay thế. Hoặc là dọn sạch nước Mỹ thành công bằng các cuộc tấn công sinh học, hoặc Trung Quốc phải chịu thảm họa quốc gia.
Tướng Trì đưa ra lập luận theo sau:
“Chúng ta phải chuẩn bị 2 kịch bản. Nếu vũ khí sinh học của chúng ta thành công trong cuộc tấn công bất ngờ, người dân Trung Quốc sẽ có thể giữ tổn thất ở mức tối thiểu trong cuộc chiến chống lại Mỹ. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công thất bại và kích hoạt sự trả đũa hạt nhân từ Mỹ, Trung Quốc có lẽ sẽ phải chịu một thảm họa với hơn một nửa dân số sẽ thiệt mạng. Đó là lý do tại sao chúng ta cần sẵn sàng với các hệ thống phòng không cho các thành phố lớn và vừa của chúng ta.”
Trong bài phát biểu, tướng Trì cung cấp cho chúng ta chìa khóa để hiểu chiến lược phát triển của Trung Quốc. Theo ông, “sự phát triển kinh tế của Trung Quốc tất cả là để chuẩn bị cho nhu cầu chiến tranh!” Phát triển kinh tế của Trung Quốc không phải để cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc trong ngắn hạn. Cũng không phải để xây dựng một xã hội tư bản định hướng tiêu dùng.
Tướng Trì công khai rằng “chúng ta vẫn nhấn mạnh lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, nhưng trên thực tế, phát triển kinh tế cho chủ trương chiến tranh mới là trọng tâm của nó!”
Vũ khí hóa Virus
Không lâu sau phát biểu của mình, Tướng Trì Hạo Điền đã từ chức Bộ trưởng Quốc phòng năm 2003, cùng năm với dịch SARS xảy ra tại Trung Quốc. Đây cũng là (trùng hợp) cùng năm Bắc Kinh quyết định xây dựng phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán P4. Nhìn vào bài phát biểu của tướng Trì, liệu có phải dịch bệnh virus corona mới ở Vũ Hán là một tai nạn rủi ro do vũ khí hóa virus tại phòng thí nghiệm vi sinh học P4 của thành phố?
Có 3 điểm dữ liệu đáng để xem xét cho luận điểm trên. Đầu tiên, vào năm 2008, theo tờ Sydney Morning Herald, quan chức an ninh hàng đầu của Đài Loan đã nói với các nhà lập pháp rằng “Đài Loan có thông tin tình báo về sự liên kết giữa virus SARS với nghiên cứu được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của Trung Quốc”.
Với ảnh hướng kinh tế của Trung Quốc và sự xâm nhập chính trị của các phương tiện truyền thông tiếng Trung, không có gì ngạc nhiên khi Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Đài Loan Thái Triêu Minh buộc phải rút lại tuyên bố của mình, mặc dù tuyên bố của ông không có sơ hở nào .
Điểm dữ liệu đáng xem xét thứ hai là: Tạp chí Virology Journal có một bài viết của Tiến sĩ Gulfaraz Khan, được xuất bản vào ngày 28/2/2013, nói về việc phát hiện ra một chủng virus corona mới ở Ả Rập Saudi vào tháng 6/2012.
Loại virus này rất giống corona và chỉ có một đặc tính khác biệt duy nhất: Khi lần đầu tiên được phát hiện, nó không thể dễ dàng truyền từ người sang người. Tuy nhiên, có một thứ gì đó bên trong loại virus này đã bị thay đổi kể từ thời điểm đó. Do đó, phiên bản virus corona chủng loại mới ở Vũ Hán được dán nhãn là 2019-nCoV thay vì chỉ đơn giản là NCoV. Bởi vì bản thân NCov không phải là virus truyền nhiễm, trong khi 2019-nCoV đang lây lan nhanh chóng khắp Trung Quốc.
Vậy điều gì đã thay đổi khả năng lây truyền của nó trong khoảng thời gian 2012-2020? Là do đột biến ngẫu nhiên hay được vũ khí hóa? Câu hỏi này hiện đã được các nhà khoa học Ấn Độ trả lời, họ đã phát hiện virus corona đã được ai đó thêm vào gen của virus HIV. Bằng chứng là các phương pháp điều trị HIV đã phát huy tác dụng khi được sử dụng cho các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV. Theo Bộ Y tế Thái Lan, nữ bệnh nhân người Trung Quốc đã âm tính với virus corona sau khi được điều trị bằng phác đồ thuốc chống virus cúm và HIV, Bangkok Post đưa tin vào tối 2/2.
Nếu dịch bệnh viêm phổi chết người hiện tại xảy ra ở bất kỳ thành phố nào khác ngoài Vũ Hán, thì việc tin vào một sự đột biến ngẫu nhiên cũng là chuyện khả dĩ. Nhưng Vũ Hán là nơi đầu tiên Trung Quốc thí nghiệm vũ khí hóa sinh học. Liệu đây có đơn giản chỉ là một sự trùng hợp?
Liên quan đến việc virus corona lan rộng ở Trung Quốc, ông Michael Pillsbury, một chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc cho biết, mặc dù vẫn chưa chứng minh việc virus có phải xuất phát từ phòng thí nghiệm P4 hay không, nhưng nghi vấn này không nên bị bỏ qua và cần tiến hành điều tra.
“Các nhà khoa học hàng đầu đang dần có chung nhận thức rằng ít nhất coronavirus mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay là sản phẩm đến từ một phòng thí nghiệm, chứ không phải là sản phẩm của một quá trình xảy ra tự nhiên nào đó. Ngày càng có nhiều quan điểm đồng ý rằng Coronavirus này là một loại virus nhân tạo liên quan tới các chương trình và năng lực vũ khí sinh học của Trung Quốc”.
“Thế giới nên nghiêm túc xem xét, cân nhắc khả năng này, và nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách và mối quan hệ của chúng ta với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, ông Fisher nói.
Tác giả: J.R. Nyquist
Tiểu phúc (Theo HAF)
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của BBT Tinh Hoa.net)