Trung Quốc bị lộ hồ sơ mật về kế hoạch hỗ trợ quân sự cho Triều Tiên
Ngày 2/1 vừa qua, một tài liệu mật của Trung Quốc được tiết lộ cho thấy, tháng Chín năm ngoái nhà cầm quyền Trung Quốc đã ra nghị quyết đẩy mạnh xây dựng lực lượng quân sự phòng thủ tại Bắc Triều Tiên, đồng thời cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật quân sự khác như tên lửa đạn đạo tầm ngắn…
Kế hoạch viện trợ quân sự Bắc Triều Tiên
Ngày 2/1, trang tin tức chính trị của phe bảo thủ ở Mỹ là Washington Free Beacon tiết lộ tài liệu mật của nhà cầm quyền Trung Quốc được ban hành sau vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên gần đây nhất, nội dung đề cập đến Trung Quốc cho phép Bắc Triều Tiên giữ lại kho vũ khí hạt nhân hiện nay. Đồng thời, vào giữa tháng Chín năm ngoái, vẫn có kế hoạch hỗ trợ tiếp tục Bắc Triều Tiên.
Hiện nay không rõ chính quyền Bắc Kinh có điều chỉnh chính sách so với nội dung tài liệu này hay không.
Ngọn đèn Tự do Washington cũng chỉ ra, tài liệu này nằm trong Hồ sơ số 94 do Văn phòng Trung ương Trung Quốc phát hành ngày 15/9/2017, nội dung tài liệu nhận định do vị trí chiến lược chính trị quan trọng không thể thay thế, Bắc Triều Tiên phải được bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ bằng mọi giá.
Bên cạnh đó, tài liệu cũng đề cập đến Bắc Triều Tiên không cần ngay lập tức từ bỏ vũ khí hạt nhân, chỉ cần hứa sẽ không tiếp tục thử hạt nhân, và ngay lập tức đưa vào hành động, phía Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động thương mại và viện trợ kinh tế và quân sự cho Bắc Triều Tiên.
Về phía quân đội, Trung Quốc sẽ cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn tiên tiến hơn và những kỹ thuật khoa học quân sự cao cấp khác cho Bắc Triều Tiên, bí mật giúp Bắc Triều Tiên duy trì ổn định.
Về mặt dân sinh, Trung Quốc cũng quyết định tăng cường hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên. Dữ liệu có liên quan cho thấy, các khoản viện trợ liên quan năm 2018 sẽ tăng 15% so với năm 2017, và trong 5 năm tới sẽ tăng không dưới 10% mỗi năm.
Về việc đình chỉ cung cấp tất cả các quy định về ngân hàng liên quan đến Bắc Triều Tiên, Trung Quốc sẽ chỉ được giới hạn trong các ngân hàng nhà nước và một số ngân hàng địa phương trực thuộc Trung ương.
Nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đồng ý đưa ra một đảm bảo mới rằng không để chính phủ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Đối với nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên cho Bắc Triều Tiên, Trung Quốc sẽ chỉ thực hiện mang tính “tượng trưng”.
Những nội dung này rõ ràng mâu thuẫn với những gì chính quyền Bắc Kinh tuyên bố muốn tìm kiếm một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân.
Chia rẽ chính trị Trung Quốc vì vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên?
Trong những năm gần đây, Bắc Triều Tiên không quan tâm đến các cảnh báo từ cộng đồng quốc tế, liên tục thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, đẩy bán đảo Triều Tiên chìm trong căng thẳng cao độ. Về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, dường như có hai quan điểm khác biệt trong giới chính trị Trung Quốc.
Tờ Thông tin Kyodo của Nhật Bản từng đưa tin ngày 01/12/2017, khi Chủ tịch đảng Công minh Nhật Bản Natsuo Yamaguchi hội đàm với Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương ở Bắc Kinh, khi đó ông Uông Dương nói thẳng rằng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.
Uông Dương cũng nhấn mạnh, Trung Quốc mạnh mẽ phản đối việc Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, vì không chỉ đe dọa an toàn của Nhật Bản mà cả Trung Quốc cũng vậy.
Trang mạng “Góc tù” (Dunjiaodu) của Trung Quốc từng có nhận định việc Bắc Triều Tiên sở hữu bom hydro và thực hiện các cuộc thử hạt nhân liên tục gây ba mối đe dọa lớn cho Trung Quốc: chiến tranh hạt nhân, rò rỉ hạt nhân và các dòng người tị nạn.
Do đó, Bắc Kinh đã bày tỏ quan điểm ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, thắt chặt quan hệ thương mại giữa hai nước một cách toàn diện để trừng phạt Bình Nhưỡng vì tình trạng khiêu khích kéo dài.
Nhưng mặt khác, những giao dịch buôn bán dầu lửa riêng tư giữa tàu Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trên vùng biển chung vẫn thường xuyên được nhắc đến.
Nhật báo Triều Tiên (Korea Daily) của Hàn Quốc tiết lộ, kể từ tháng Mười năm ngoái đến nay, vệ tinh của Mỹ đã theo dõi thấy ít nhất 30 lần tàu của Bắc Triều Tiên nhận dầu từ tàu của Trung Quốc trên vùng biển chung. Hiện tượng này đã xuất hiện từ tháng 9/2016 khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đẩy mạnh hạn chế các nước xuất khẩu dầu sang Bắc Triều Tiên.
Đáp lại, trong một chia sẻ trên Tweeter ngày 28/12 Tổng thống Mỹ Trump đã cho biết rằng ông “cảm thấy vô cùng thất vọng”. Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời “tình hình phản ánh không đúng sự thật.”
Nhà bình luận chính trị Chu Hiểu Huy (Zhou Xiaohui) từng có bài nhận định, vì Bắc Triều Tiên đã nhiều lần thử hạt nhân và phóng tên lửa, không nể mặt giới chức cấp cao Bắc Kinh. Do đó, ông tin rằng việc buôn lậu dầu trên biển có thể không phải là ý định của giới chức cao cấp của Bắc Kinh.
Bài viết chỉ ra, kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, các quan chức cấp cao (phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) như Chu Vĩnh Khang, Tăng Khánh Hồng, Lưu Vân Sơn thường xuyên bị thanh trừng, những người này có quan hệ thân thiết với gia tộc họ Kim tại Bắc Triều Tiên, khi họ đến thăm Bắc Triều Tiên cũng là đối tượng được chiêu đãi đặc biệt. Trong những năm ông Tập Cận Bình chống tham nhũng, phía sau những chuyện gây sự của Bắc Triều Tiên có hình bóng của phái Giang tại Trung Quốc.
James Palmer, phóng viên tạp chí Chính sách Đối ngoại của Mỹ trú tại Bắc Kinh cũng chỉ ra, hiện nay có chia rẽ lớn trong chính trị Trung Quốc liên quan đến vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một phe cho rằng Bắc Triều Tiên là một quốc gia lưu manh và đe dọa sự phát triển của Trung Quốc, phe bên kia nhấn mạnh vào “tình đoàn kết với Bắc Triều Tiên” và cho rằng Bắc Triều Tiên là đồng minh duy nhất của Trung Quốc.
Hiện nay, thế giới bên ngoài đang chú ý đến việc chính quyền đương nhiệm Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được vấn đề, đơn giản là không muốn từ bỏ quốc gia họ Kim hoặc chế độ độc tài.
Theo Trithucvn