Triều Tiên “cô độc” lấy tiền từ đâu để nuôi tham vọng hạt nhân?

24/04/17, 11:37 Trung Quốc

Triều Tiên bí ẩn, một quốc gia nghèo nàn, với điều kiện sống của “Thế giới thứ ba”, nhưng duy trì quân đội 1 triệu người với tham vọng hạt nhân to lớn. Vài ngày trước, Bình Nhưỡng tổ chức một đại lễ diễu binh hoành tráng, nhắn nhủ rằng “họ lúc nào cũng sẵn sàng nổ súng”.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đến thăm các phi công của Quân đội Nhân dân Triều Tiên trên đỉnh núi Paektu . (Ảnh: REUTERS)

Trong nhiều năm qua, Mỹ và các đồng minh đã nỗ lực tìm cách bóp nghẹt các nguồn thu nhập của chính phủ Triều Tiên cũng như cắt đứt nước này khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu. Song dường như tất cả những nỗ lực này đã giúp Triều Tiên phát triển khả năng luồn lách các lệnh trừng phạt quốc tế.

“Chúng ta kê quá nhiều toa thuốc trừng phạt chế độ Triều Tiên đến mức nước này đã trở thành siêu vi khuẩn kháng mọi loại thuốc”, John Park, Giám đốc Nhóm công tác Triều Tiên ở Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc trường Đại học Harvard, Mỹ, nhận định.

Hoạt động bất hợp pháp

Ông Bruce Klingner, một chuyên viên cao cấp của Quỹ Di sản (Heritage Foundation), cho biết rằng dòng tiền của Triều Tiên rất đa dạng: “Triều Tiên thu được lợi nhuận ở cả nền kinh tế công khai và bí mật”.

Ông Klingner nói: “Nền kinh tế công khai của Triều Tiên chủ yếu là bán các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khía cạnh kinh tế bí mật khó ước tính doanh thu hơn, đến từ bán vũ khí; làm giả các tờ tiền 100 USD…; sản xuất và buôn lậu ma túy, thuốc lá và dược phẩm, bao gồm cả Viagra; lừa đảo bảo hiểm, rửa tiền và tội phạm mạng”.

Theo ông Klingner, danh sách nguồn thu của các hoạt động đáng ngờ này mở rộng tới cả “ăn bớt tiền lương của công nhân Triều Tiên ở nước ngoài gửi về” và tiền của các nhà ngoại giao Triều Tiên “tham gia vào việc buôn bán trái phép động vật hoang dã, sừng tê giác và ngà voi”.

Một trong những cách thức mà Triều Tiên hay sử dụng là treo cờ của các nước khác trên những con tàu chở bộ phận tên lửa và thiết bị quân sự. Cách đây ít lâu, tàu Jie Shun vận chuyển thuốc nổ, treo cờ Campuchia, của Triều Tiên đã bị giữ lại ở Ai Cập.

Đối với những quốc gia nhỏ ở châu Á không đủ tiền mua vũ khí và trang thiết bị từ Trung Quốc cũng như không thể vượt qua được các quy định về vũ khí của Mỹ và châu Âu, Triều Tiên cung cấp cho họ các thiết bị giá rẻ và dễ tiếp cận.

Trung Quốc

Nói đến vấn đề tài chính của Triều Tiên, chắc chắn không thể không đề cập tới Trung Quốc – đồng minh và đối tác kinh tế quan trọng nhất của Bình Nhưỡng.

Ông Nicholas Eberstadt, Học giả Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ và chuyên gia về Triều Tiên giải thích rằng: “Nếu không có Trung Quốc, Triều Tiên sẽ rơi vào trạng thái sụp đổ”.

Trung Quốc là nước có vai trò rất lớn trong các hoạt động xuất nhập khẩu của Triều Tiên. Các hoạt động chính của Bình Nhưỡng có bao gồm phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt vì Bắc Kinh ủng hộ điều đó”, ông Eberstadt nói thêm.

Theo số liệu từ Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc, thương mại hai chiều Trung Quốc – Triều Tiên tăng đều trong những năm gần đây: trong năm 2014, thương mại giữa hai nước đã đạt 6,86 tỷ USD, tăng từ con số chỉ khoảng 500 triệu USD trong năm 2000.

Công nhân ngành than làm việc ở thị trấn Sinuiju, Triều Tiên sát với thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc. (Ảnh: AFP)

Hôm thứ Năm (13/4), Trung Quốc cho biết thương mại với Triều Tiên có kết quả cho thấy xu hướng mở rộng, mặc dù nước này đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và bị Trung Quốc dừng mua than – nguồn ngoại tệ lớn nhất của Bình Nhưỡng. Theo đó, thương mại của Trung Quốc với Triều Tiên đã tăng 37,4% trong quý I năm nay so với cùng kỳ 2016. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 54,5%, và nhập khẩu tăng 18,4%. (số liệu do Tổng cục Hải quan công bố tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh)

Trung Quốc mua quặng sắt, kẽm và các khoáng chất khác từ Triều Tiên, cũng như số lượng ngày càng tăng của hải sản và hàng may mặc sản xuất tại các nhà máy dệt may được trang bị tốt của Triều Tiên. Trung Quốc thông báo rằng nhập khẩu sắt từ Triều Tiên đã tăng 270% trong tháng 1 và tháng 2 so với cùng kỳ năm 2016.

Triều Tiên cũng chiếm gần một nửa viện trợ ra quốc tế của Trung Quốc. Năm 2010, trong số 64 triệu USD ngũ cốc nhập khẩu của nước láng giềng, Trung Quốc chiếm tới 94%.

Để thuận tiện cho hoạt động trao đổi hàng hóa, Trung Quốc còn xây một cây cầu bắc qua sông Yalu (tỉnh Đan Đông) trị giá 250 triệu USD để nối với một khu kinh tế đặc biệt ở Bắc Triều Tiên. Sự gần gũi về địa lý đã biến Đan Đông thành trung tâm thương mại lớn nhất giữa hai nước. Khi Triều Tiên chịu cấm vận về ngân hàng và thiếu ngoại tệ, họ đã gửi rất nhiều xe tải qua đây, mang theo khoáng sản để đổi lấy hàng hóa của Trung Quốc.

Xuất khẩu lao động

Công nhân Triều Tiên làm việc ở một xưởng sản xuất giày tại một ngôi làng ở rìa thành phố Đan Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Triều Tiên có tầng lớp thượng lưu sống ở thủ đô nhưng hầu hết người dân nước này đều nghèo khó và từng trải qua nạn đói trước đây. Triều Tiên cũng là một trong những nền kinh tế khép kín nhất trên thế giới nhưng chính quyền nước này vẫn tìm cách tận dụng lực lượng lao động để kiếm tiền, theo nhà báo Jethro Mullen của CNN.

Một trong những cách đó là gửi hàng nghìn người lao động Triều Tiên ra nước ngoài để làm việc trong các điều kiện khó khăn ở những nơi như Trung Quốc, Nga và Trung Đông, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2015. Người lao động Triều Tiên được cho là làm việc trong các ngành công nghiệp như khai khoáng, khai thác gỗ, dệt may và xây dựng.

Buôn bán vũ khí

Theo Anwita Basu, chuyên gia phân tích hàng đầu về Indonesia, Philippines và Triều Tiên tại tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) – cơ quan nghiên cứu và phân tích kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist, “nền kinh tế Triều Tiên về cơ bản vận hành dựa trên các thương vụ mua bán vũ khí”.

Bà Basu lấy dẫn chứng về các hợp đồng xuất khẩu vũ khí giữa Triều Tiên với các nước châu Phi để chứng minh cho nhận định của mình. Trong khi đó, một số nhà phân tích chính trị khác dự đoán rằng có sự liên kết giữa Triều Tiên và Iran trong các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Một bản báo cáo do Hội đồng chuyên gia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc công bố hồi tháng 2 cho thấy Triều Tiên được cho là “vẫn tiếp tục có các hoạt động buôn bán vũ khí và các trang thiết bị liên quan”, đồng thời đẩy mạnh khai thác các thị trường ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Cũng theo báo cáo trên, Triều Tiên bị nghi ngờ đang tham gia vào các dự án xây dựng các cơ sở an ninh, quân sự và chế tạo vũ khí tại châu Phi thông qua các công ty xây dựng của Bình Nhưỡng tại khu vực này.

Báo cáo cho biết ngày 11/8/2016, Ai Cập đã chặn một tàu của Triều Tiên khi tàu này đang trong hành trình đi từ Triều Tiên về phía kênh đào Suez, sau đó phát hiện 30.000 đạn tên lửa PG-7 cùng nhiều bộ phận vũ khí có liên quan được đặt trong các thùng gỗ và giấu bên dưới 2.300 tấn quặng sắt trên tàu.

Tấn công mạng

Năm 2016, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York công bố báo cáo cho biết Triều Tiên bị nghi ngờ đứng đằng sau vụ “trộm qua mạng” 81 triệu USD từ tài khoản của Ngân hàng Trung ương Bangladesh bằng công nghệ cao.

Thời báo Phố Wall dẫn một số nguồn thạo tin cho biết các công tố viên tin rằng một số cá nhân và tổ chức Trung Quốc đã đóng vai trò trung gian, giúp Triều Tiên thực hiện phi vụ này.

Theo NBC, một số công ty tài chính của Trung Quốc được cho là đã gián tiếp giúp Triều Tiên kiếm tiền bằng nhiều hình thức. Hồi tháng 2 vừa qua, 6 thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi thư tới Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, kêu gọi chính phủ ngăn cản việc các ngân hàng Triều Tiên tiếp cận với các ngân hàng Trung Quốc. Đây được cho một trong những biện pháp mà Mỹ có thể áp dụng để kiềm chế Triều Tiên về kinh tế.

*****

Nguồn tài chính đa dạng như vậy là thế mạnh để Triều Tiên đầu tư vào phát triển quân sự, đặc biệt là hạt nhân và tên lửa đạn đạo để bảo vệ dòng họ Kim. Tuy nhiên, đây cũng chính là gót Achile của Bình Nhưỡng mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh có thể nhắm vào. Thực tế, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng đã nhiều lần công khai yêu cầu Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để ép Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x