Triển lãm nghệ thuật dành cho người phạm tội đã thay đổi cuộc đời của một thanh niên ngổ ngáo

11/10/18, 07:33 Cuộc sống

“Tôi là đứa trẻ từng vướng phải chút rắc rối, nhưng bạn biết không? Đã từng có lúc, ai đó đến nắm lấy tay tôi và nói, theo chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn (thành công)”.

Judge Gubbay và Daniel Aguilar tại bữa ăn tối gây quỹ ở New York. (Ảnh từ Courtesy of Young New Yorkers)

Bạn có thể tưởng tượng ra thanh niên “trẻ trâu” dính đến pháp luật có thể tạo ảnh nghệ thuật và mở triển lãm không? Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, tiếp xúc với nghệ thuật đã giúp thay đổi cuộc sống của hàng loạt thanh thiếu niên súyt phải ngồi tù.

Daniel Aguilar là thiếu niên một thời ngổ ngáo. Cậu bị bắt vì một tội nhỏ và phải đối mặt với cảnh vướng tiền án trước 18 tuổi. Song, một bước ngoặt trong đời đã mở ra giúp cậu có thể vươn lên từ sai lầm, đó là lúc cậu được trao cho cơ hội thứ hai: Tham gia chương trình nghệ thuật phục hồi.

Năm 2012, tòa án phán quyết cậu bé 16 tuổi đến từ đảo Staten ở New York phải tham dự chương trình do Young New Yorkers tổ chức ở quận Brooklyn thay vì bị giam giữ. Cậu trai non nớt chỉ muốn bước tiếp trên đường đời càng nhanh càng tốt. Và cậu biết nếu cậu làm theo những gì tòa bảo thì tội trạng có thể được bác bỏ và khép lại.

Trước khi cậu tham gia chương trình 8 tuần này, cậu không hề biết đời mình sẽ thay đổi ra sao.

Aguilar 23 tuổi của ngày hôm nay đã nói với tờ Humanity: “Tôi là đứa trẻ từng vướng phải chút rắc rối, nhưng bạn biết không? Đã từng có lúc, ai đó đến nắm lấy tay tôi và nói, theo chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn (thành công)”.

Ngày đầu tiên bước vào văn phòng, cậu thấy bồn chồn lắm, nhưng cảm giác đó nhanh chóng tan biến. Cậu biết gia đình cảm thấy thất vọng và lo lắng nhiều hơn cho tương lại của đứa con trai không biết sống như cậu. Vì vậy, cậu đã quyết tâm chứng minh rằng mình không phải kẻ thất bại.

Auilar nói: “Những nghi ngại duy nhất trong tôi [khi tham gia vào chương trình] chỉ là muốn biết rằng cha mẹ, bạn bè và xã hội liệu có còn nhìn nhận tôi như trước kia không. Đúng là việc bị bắt và bị đưa đi cải tạo sẽ để lại một vết nhơ”.

“Tôi chỉ muốn hoàn thành chương trình để chứng minh cho mọi người biết [mặc dù] tôi đã làm những điều không hay, nhưng đó không phải là con người tôi”.

Cơ hội thứ hai

Daniel Aguilar trong lớp học của chương trình đầu tiên ở Young New Yorkers. (Ảnh từ Young New Yorkers).

Trước khi đến với Young New Yorkers, Aguilar chưa từng được chương trình nào giống như vậy hỗ trợ.

Aguilar chia sẽ: “Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên có người can thiệp vào cuộc sống của tôi và nói rằng bạn tốt hơn nhiều so với những lỗi lầm mà bạn đã gây ra, và chúng tôi nhìn nhận bạn ở khía cạnh tương lai và những gì bạn có thể đóng góp cho xã hội cũng như cuộc sống của bạn, chứ không phải ở những gì đã xảy ra trong quá khứ”.

Mỗi tuần ba tiếng đồng hồ, các lớp học khuyến khích Aguilar xem lại các lựa chọn của cậu, và nhìn nhận lại cậu đã bị các bạn đồng trang lứa và bối cảnh xã hội ảnh hưởng như thế nào. Cậu đã tự nhìn lại hành động của mình cùng các hậu quả, cách đưa ra quyết định để tiến về phía trước.

Rachel Barnard, người sáng lập và giám đốc điều hành của Young New Yorkers, nói với Humanity: “Daniel là cậu thanh niên phi thường”.

Cô nói: “Tôi cho rằng một trong những điều lớn lao nhất em ấy nhận ra là chúng tôi có một chương trình giảng dạy dựa trên sở trường của các em, và vì vậy em đã có thể thoải mái trò chuyện về những gì mà em lựa chọn mà không nghĩ đến các hình phạt hay xem mình là người xấu. Những điều này ở đây lại có thể là tất cả những điểm mạnh của bạn, và chúng tôi có thể làm được gì để giúp cuộc đời bạn không bị gán mác bởi những quyết định đó”.

Daniel Aguilar phát biểu tại bữa ăn tối gây quỹ của Young New Yorkers năm 2013. (Ảnh từ Young New Yorkers)

Khi cậu dán các bức ảnh của mình vào tấm ảnh ghép cùng một con sư tử – cậu đã chọn sư tử để tượng trưng cho sức mạnh, sự bền bỉ và khả năng phục hồi – thì cũng là lúc cậu nhận ra điểm đặc sắc của mình.

Chuyến đi từ Đảo Staten đến Brooklyn— sau này đã được một nhóm làm phim quay lại — đã có thể làm thay đổi sâu sắc lối tư duy của cậu.

Cậu cho biết: “Tôi chưa bao giờ đến trung tâm quận Brooklyn. [Hiện tại] Tôi đã ở trong bối cảnh hoàn toàn khác, vì vậy trí óc của tôi được mở mang và quan điểm của tôi về cuộc sống của bản thân cũng đã thay đổi”.

Lớp học cũng mở một vài tiết học ngoại khóa giúp các học viên tìm hiểu thêm về nghệ thuật và cách diễn đạt những điều mình gửi gắm qua nghệ thuật để giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng của bản thân.

Aguilar nói: “Đó là điều tuyệt vời, điều mà trước kia tôi chưa từng trải qua”.

Nghệ thuật phục hồi

Điểm hay nhất trong chương trình là cuộc triển lãm nghệ thuật ở tòa án. Các công tố viên, luật sư bào chữa, và thẩm phán đã phán rằng mỗi người phạm tội phải tham dự triển lãm để xem các tác phẩm nghệ thuật, nhưng quan trọng hơn hết là để họ có thể trò chuyện với những người tham gia chương trình.

Mỗi người có thể nói ra chương trình đã giúp họ những gì.

Cuộc triển lãm được tổ chức nhằm khiến hệ thống tư pháp hình sự mang tính nhân văn hơn và cũng để những người tham gia làm quen với nhau và thiết lập những mối quan hệ ấm áp. Việc làm ấy đã có hiệu quả.

Aguilar nhớ lại, có một người tham gia đã định hướng dự án nghệ thuật theo chủ đề cộng đồng của mình là yêu cầu mọi người viết mục tiêu, nguyện vọng ra giấy, gấp thành máy bay, sau đó phóng lên không.

Anh chia sẻ: “Tôi nhớ tất cả chúng tôi đã đứng hết lên, khoảng 80 người, chỉ để ném một đống máy bay trên bầu trời, để cho tất cả chúng bay lên khắp phòng triển lãm. Nó tuyệt lắm kìa”.

Những khát khao vút bay đó như phép ẩn dụ về sự chuyển mình của Aguilar trong tám tuần.

Thẩm phán Calabrese và Daniel Aguilar tại triển lãm 2018. (Ảnh: Mansura Khanam)

Aguilar giải thích: “Nó làm cho tôi trở thành con người có ý thức và biết nhận thức hơn, và trở thành người biết cân nhắc đến hậu quả trước khi quyết định làm gì đó”.

“Ngày trước, hầu như lúc nào tôi cũng rất bốc đồng, chính vì vậy mà tôi có thể làm mọi chuyện không màng hậu quả”.

Sau đó, cậu được mời phát biểu tại sự kiện của Young New Yorkers. Các chuyên gia pháp lý và cố vấn đều tham dự, họ rất ấn tượng với thái độ của cậu và gia đình. Cậu biết mình đã có thể bước ra từ sai lầm.

Cậu bồi hồi chia sẽ: “Thật tuyệt vời khi tôi có được cảm giác vui sướng này”.

Hướng về mặt trời

Aguilar tiếp tục việc học và tốt nghiệp Đại học Tư pháp Hình sự John Jay, chuyên ngành tâm lý học pháp y, và bây giờ cậu đang giữ chức vị tương đương cố vấn tại Young New Yorkers với những mục tiêu cao đẹp.

Cậu nói: “Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ được như ngày hôm nay nếu không nhờ có họ”.

Anh biết rằng anh phải trả ơn bằng hành động thiết thực, giúp những bạn trẻ vị thành niên vượt qua những chương trình cải tạo.

Anh chia sẻ: “Tôi là người từng trải qua điều tương tự, người đã được trải qua chương trình đó, và tôi cũng là bằng chứng cho những tác động tích cực mà chương trình mang đến cho tôi và cuộc đời của tôi”.

XuanNhan, theo theepochtimes

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x