Trẻ em dùng iPad, smartphone: Đâu là điểm dừng?

07/06/15, 06:15 Tin Tổng Hợp

Cuối tháng 5 vừa qua, Chính phủ Indonesia vừa soạn thảo quy định cấm trẻ em sử dụng điện thoại di động vì những lo ngại các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng xấu tới thiếu nhi. Quy định mạnh tay này của Chính phủ Indonesia đã dấy lên những tranh luận trong dư luận Việt Nam trong tuần qua về văn hóa sử dụng các thiết bị điện tử.

Sở dĩ quy định của “xứ vạn đảo” được chú ý đặc biệt như vậy bởi nó ra đời đúng thời điểm trẻ em Việt Nam bắt đầu kỳ nghỉ Hè, trong những ngày nóng kỷ lục.

Nên chăng “giữ chân” trẻ ở nhà bằng các thiết bị điện tử? Hay “cấm tiệt” chúng sử dụng các thiết bị máy tính bảng, smartphone để đảm bảo sự phát triển tự nhiên? Hay cho các em dùng có kiểm soát để các em bắt kịp xu thế công nghệ?

Thể thao & Văn hóa Cuối tuần có cuộc trao đổi với các chuyên gia khoa học, giáo dục, truyền thông để giải đáp thắc mắc chung này của dư luận.

GS Văn Như Cương: Đừng coi máy tính bảng là “bảo mẫu”!

Bên cạnh sự hấp dẫn tự thân của máy tính bảng hoặc smartphone, việc trẻ em dưới 11 tuổi sử dụng tràn lan thiết bị này còn đến từ cách nghĩ đơn giản của phụ huynh. Rõ ràng, thay vì mất quá nhiều thời gian để trông nom, chơi đùa hoặc dỗ dành các em, việc đưa cho trẻ một chiếc máy tính bảng để các em tự “giữ trật tự”, tự giải trí là lựa chọn dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều.

Tại một vài gia đình, tôi đã từng chứng kiến cảnh cả 3 người (bố, mẹ, con) ngồi ở 3 góc, cùng chúi vào những chiếc máy tính bảng hoặc smartphone trên tay mình. Khi có khách đến chơi, trẻ em trong nhà cũng chỉ ậm ừ rồi lại dán mắt vào màn hình máy tính bảng. Nếu trong số khách có cả những em nhỏ, đến lượt vị khách tí hon này cũng nhấp nhổm, chỉ muốn được người lớn nhường cho máy tính bảng, thay vì chơi đùa, trò chuyện với em bé chủ nhà.

Về mặt sinh học hay tâm lý học, tôi cho đó là một câu chuyện không bình thường trong xã hội hiện đại. Giao tiếp, trao đổi với cộng đồng là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của cá nhân. Đặc biệt, điều này lại càng trở nên quan trọng với trẻ em ở độ tuổi đang hình thành nhân cách.

Hiện đại đến mấy, máy tính bảng hay smartphone cũng không thể thay thế cho những cảm nhận của các em về mối quan hệ gia đình, cộng đồng, hay về cuộc sống thật ngoài đời.

Ngoài ra, một cách tự nhiên, trẻ em dưới 11 tuổi dễ bị hấp dẫn bởi việc xem phim hoặc chơi điện tử trên máy tính bảng và smartphone, chứ ít khi tự giác sử dụng các thiết bị thông minh này để bổ sung, tìm kiếm kiến thức cho mình.

Có nên cấm trẻ sử dụng iPhone, iPad?” là câu hỏi nhức nhối ở nhiều quốc gia

Và, tôi khẳng định: việc xem phim hoặc chơi điện tử khiến trí óc các em phải làm việc với cường độ cao hơn và dần tạo cảm giác mệt mỏi uể oải, chứ khó lòng tạo nên sự thư giãn đầu óc sau những phút học tập.

Xã hội hiện đại mang đến những tiện ích đặc biệt từ máy tính bảng hay smartphone, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách đố về việc sử dụng các thiết bị này một cách khoa học và hợp lý. Những câu chuyện về nạn “nghiện game”, về sự chìm đắm trong thế giới ảo của trẻ em là minh chứng việc người dùng không đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân trước sự cám dỗ của công nghệ. Và ở độ tuổi dưới 11, trẻ em rất khó tự mình vượt qua những cám dỗ ấy.

Nếu chưa vào cấp 2, tôi phản đối việc để trẻ em tiếp xúc quá nhiều với máy tính bảng hoặc smartphone. Các bậc phụ huynh hãy hiểu rằng với con cái, sự gần gũi của cha mẹ, cũng như việc giáo huấn về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em là những thứ mà không thiết bị nào có thể làm thay được.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền: Không nên “giữ chân” trẻ bằng máy tính bảng, smartphone!

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho rằng: “Ở góc độ chuyên môn, chúng tôi luôn tư vấn các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ nhìn gần. Trong khi đó, smartphone, máy tính bảng thường phải nhìn rất gần. Bên cạnh đó, việc đọc sách, xem ti-vi quá nhiều hay những việc đòi hỏi khoảng cách nhìn gần, chúng tôi luôn khuyên nên hạn chế. Đặc biệt, với các cháu nhỏ tuổi, đã bị cận thị thì cần tránh tiếp xúc với những thiết bị này vì độ cận của các cháu sẽ tăng rất nhanh.

Mùa Hè, trời nắng nóng, các bậc phụ huynh thường chọn các thiết bị điện tử để “giữ chân” con trẻ trong nhà. Theo tôi, đây không phải là phương án hay. Bởi, chúng ta có nhiều trò chơi trong nhà, bổ ích cho trẻ. Ví dụ, các trò chơi dân gian như: bắn bi, chơi chuyền, ô ăn quan hay các trò chơi trí tuệ như chơi cờ, rubic… Những trò chơi này vừa không hại mắt, vừa phát triển các kỹ năng vận động, kỹ năng tư duy cho trẻ.

Ở khía cạnh khác, việc cấm hoàn toàn trẻ tiếp cận công nghệ chưa hẳn đã hay. Đành rằng những thiết bị này không tốt cho mắt nhưng nếu cho trẻ sử dụng với thời lượng vừa phải, nó cũng tạo cho trẻ sự hoạt bát cần có ở thời buổi công nghệ. Bởi, các thiết bị máy tính bảng, điện thoại thông minh có nhiều tiện ích trong việc học tập, tra cứu và tiếp cận thông tin.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phải kiểm soát chặt các ứng dụng trong thiết bị cũng như các website trẻ có thể truy cập. Bên cạnh việc theo sát các hoạt động trên thiết bị của trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần tạo dựng ý thức sử dụng thiết bị điện tử cho các cháu. Vì khi có “đề kháng” cao, các cháu sẽ chủ động chọn lựa thông tin, ứng dụng bổ ích, và tránh những nguồn độc hại. Và đây là phương pháp lâu bền, rốt ráo nhất để con em tránh “nghiện game”, “nghiện net” sau này.

Nhà báo Ngô Bá Lục (VnMedia) : Máy tính bảng, smartphone có lợi cho trẻ nếu biết cách sử dụng

Tôi quan niệm, thời bây giờ cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử thông minh là hoàn toàn bình thường. Nếu biết cách sử dụng, sẽ khỏi lo trẻ bị “nghiện”, thậm chí còn giúp chúng học hỏi rất tốt.

Thời gian đầu khi con trai tôi sử dụng máy tính bảng, smartphone, cháu rất thích thú. Nhưng sau khi nhận thấy con có dấu hiệu “nghiện” và giao tiếp với bên ngoài hơi chậm, vợ chồng tôi đã quyết định điều chỉnh. Chúng tôi giao hẹn cho cháu chơi 1 tiếng trước bữa ăn, với điều kiện cháu sẽ ăn hết phần cơm.

Trong máy tôi chỉ cài đặt một 1 đến 2 game, cài mã khóa Facebook, Safari…

Nhiều gia đình cứ vứt máy tính bảng cho con chơi để bố mẹ làm việc, đến khi con bắt đầu phụ thuộc vào máy tính bảng thì lại lo lắng không biết làm thế nào. Thực ra “cai nghiện” smartphone cho trẻ không hề khó như nhiều người nghĩ. Ở gia đình tôi bây giờ, dù chúng tôi có để điện thoại ở bàn, bọn trẻ không bao giờ tự tiện mở, vì mình đã có giao hẹn với con, và không phải cấm đoán chúng hoàn toàn.

Các thiết bị thông minh có rất nhiều ứng dụng giúp bọn trẻ học tập và đặc biệt là tạo kỹ năng tư duy. Tôi cài các ứng dụng về ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc… Các phần mềm này đều có hình ảnh và âm thanh rất sống động, giúp các cháu học hỏi rất nhanh. Con trai lớn của tôi biết được chữ, số, màu sắc là nhờ iPad. Còn cậu con trai nhỏ thì rất thích vào YouTube tìm các clip ABC Songs… Khi chúng sử dụng thành thạo và cũng đã quen với các ứng dụng dần dần chúng không còn bám lấy các thiết bị này nữa.

Hai con trai của tôi bây giờ thích chơi đùa trong nhà với nhau hơn. Buổi tối nếu không phải đi làm tôi đều cho hai đứa đi chơi, cuối tuần mẹ cháu sẽ đưa hai đứa đi công viên.

Ngọc Diệp – Sơn Tùng – Mỹ Mỹ (ghi)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Theo Báo TTVH

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x