Trần Tư Mẫn: “Tình duyên văn học” mà Tập Cận Bình đề cập đến không chỉ là sách…
Mấy năm gần đây, ông Tập Cận Bình trong các buổi tọa đàm văn nghệ, thường công khai đàm luận về những quyển sách mà ông đã từng đọc trước đây. Trên trang Weibo “tiểu đội học tập” đã đăng tải lại bài phát biểu này, với nhan đề “Tự thuật của Tập Cận Bình: tình duyên văn học của tôi”.
Ông Tập Cận Bình kể lại: “Những tác phẩm văn học kinh điển có thể tìm được khi đó tôi đều đã xem rồi”. “Khi đó” mà ông Tập nói đến, cũng chính là thời thanh thiếu niên của ông, được tiếp xúc và đọc một lượng lớn tác phẩm văn học, lúc đó chính là thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, cái thời mà học sinh, sinh viên không được phép đọc sách, mà chỉ có thể đọc báo chữ lớn.
Nhưng cho dù dưới tình cảnh như vậy, đứng trước nguy hiểm có thể bị đấu tố, bị bỏ tù, bị liệt vào thành phần phản cách mạng, ông vẫn nghĩ cách để tìm được những tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới mà khi đó bị liệt là “sách cấm”, “cỏ độc” này.
Những lời này của Tập Cận Bình giống như là ông đang kể về quá trình đọc sách thời còn trẻ của mình trước đây, cũng giống như đang truyền đạt một số lý niệm của cá nhân ông, như không sợ cường quyền, mạo hiểm phiêu lưu, chính là xem đọc giả có thể tiếp thu được bao nhiêu.
Bài viết này tuy là ông Tập tự thuật lại cái duyên văn học của mình, nhưng điểm chính được nói rõ chính là 4 chữ “tinh trung báo quốc” trong phần “Nhạc mẫu thích chữ” trong “Nhạc Phi truyện”. Rồi lại xem thử Tập sau khi đọc xong đã “làm thế nào?”
Cảm nhận sâu sắc nhân vật chính trong sách đã sống cuộc sống giống như tăng nhân tu khổ hạnh, ngủ trên giường đinh, bị đâm đến khắp người đầy máu, chỉ vì để rèn luyện ý chí của mình. Tập cũng đã học theo, ngủ trên giường lò không có lót ván để luyện nghị lực. Lần miêu tả này và tình cảnh thời đó, khiến cho người ta nghĩ ngay đến câu thành ngữ “nếm mật nằm gai”.
Câu thành ngữ “nếm mật nằm gai” hẳn mọi người đều đã biết, Việt Vương Câu Tiễn bị buộc phải đầu hàng, ngoài mặt đối với Ngô Vương Phù Sai là nghe theo và trung thành. Nhưng sau khi trở về nước, Câu Tiễn đã lấy “nếm mật nằm gai” để tôi luyện ý chí của mình, và áp dụng nhiều phương sách, cố gắng phát triển sản xuất. Câu Tiễn trải qua 10 năm tích tụ lực lượng, huấn luyện nhân dân, khiến cho nước Việt trở nên lớn mạnh. Cuối cùng đã báo thù rửa hận, đánh bại nước Ngô.
Sau khi Tập Cận Bình lên nhậm chức, trong các cuộc nói chuyện đều có trích dẫn kinh điển, bày tỏ sự coi trọng đối với văn hóa truyền thống, nhưng đây không chỉ là tình yêu truyền thống thông thường. Tập từng ở trong hội nghị cục chính trị, đã định nghĩa văn hóa truyền thống Trung Hoa là “cội nguồn sâu sắc, thực lực mềm mỏng nhất để nâng cao văn hóa quốc gia”, có thể thấy đối với Tập mà nói, văn hóa truyền thống Trung Hoa chính là đạo trị quốc.
Ví như năm 2015, khi Thượng Hải tiến hành đổi mới tài liệu giáo dục, lấy lý do giản lược, đã loại bỏ thơ từ cổ trong sách giáo khoa ngữ văn tiểu học lớp 1. Lúc đó, Tập Cận Bình đã lên tiếng chỉ trích đối với việc này, nói: “Bản thân tôi rất không đồng ý lược bỏ thi từ và tản văn kinh điển thời xưa trong sách giáo khoa, ‘bỏ đi văn hóa Trung Quốc’ là điều rất đáng buồn. Nên đem những kinh điển này ươm mầm trong đầu não của học sinh, trở thành nền tảng của văn hóa dân tộc Trung Hoa”.
Ngày 14/10, tài khoản Weibo “tiểu tổ học tập” đã đăng tải lại bài tự thuật duyên phận văn học của Tập, lấy hai năm tròn làm lý do. Điều khiến người ta không thể bỏ qua, bài viết được đăng tải chỉ cách ngày mở ra Hội nghị toàn thể trung ương 6 không đến mấy ngày. Chủ đề của hội nghị lần này là “đổi mới xây dựng đảng”.
Theo lời tự thuật của ông Tập, “Nhạc Phi truyện” là cuốn sách vỡ lòng mà ông đã đọc khi còn nhỏ, “tận trung báo quốc” xưa nay vẫn luôn là “mục tiêu mà ông theo đuổi cả đời”.
Quốc gia không phải là đảng, Trung Quốc không phải Trung Cộng. Tư tưởng truyền thống của Trung Quốc là thiên nhân hợp nhất, đạo pháp tự nhiên. Bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại là đấu với người, đấu với đất, đấu với trời, hủy hoại tự nhiên, phá hoại văn hóa truyền thống. Vậy thì ngụ ý thật sự của “tận trung báo quốc” hoặc “nếm mật nằm gai” là gì, điều này không cần phải nói thêm nữa.
Tác giả: Trần Tư Mẫn
Theo epochtimes.com