Trải nghiệm cận tử của những người sống sót sau động đất tại Đường Sơn
Những người thoát chết sau trận động đất kinh hoàng ở Đường Sơn năm 1976 đã trải qua những trải nghiệm cận tử khó quên. Họ kể rằng, trong tình trạng nguy hiểm như vậy, họ không bị hoảng hốt, ngược lại còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng chạy qua rất nhanh trong tâm trí họ.
Ngày 28/7/1976, trận động đất kinh hoàng tại Đường Sơn đã khiến hơn 240 nghìn người chết và 160 nghìn người bị thương nặng. Những nhà nghiên cứu y khoa tại Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra với những người sống sót, phần đông họ bị chôn vùi dưới đá gạch của các tòa nhà bị sập.
Theo những tài liệu ghi chép của họ, hơn phân nửa những người sống sót nói lại rằng trong thời gian họ bị nguy hiểm, thì không những họ không sợ, mà trái lại đầu óc họ rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái.
Trong tình trạng nguy hiểm như vậy, họ không bị hoảng hốt, có người còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng chạy qua rất nhanh trong tâm trí họ. Nhiều tư tưởng khác nhau xuất hiện. Lúc bấy giờ, những điều đã xảy ra trong đời sống trước đây của họ tiếp tục chớp nhoáng như chớp bóng và các hình ảnh phần nhiều là vui vẻ. Ví dụ như những ký ức hạnh phúc trong thời thơ ấu, lễ cưới, và những thành công và thắng lợi trong công việc. Hiện tượng này được gọi là ‘nhớ lại cuộc đời’ hoặc ‘hồi ức toàn ảnh’.
Điều ngạc nhiên hơn nữa là gần một nửa người trong số họ có cảm giác và hiểu biết rằng ý thức của họ hoặc là linh hồn của họ đã rời cơ thể của mình. Có người cho đó như là ‘linh hồn thoát xác’. Họ nhấn mạnh là họ đã cảm giác thấy công năng của mình nằm ở nơi không gian khác bên ngoài cơ thể của họ, và cũng không ở bên trong đầu óc của họ. Họ nghĩ rằng cơ thể da thịt của họ không có những năng lực đó.
Một phần ba người có cái cảm giác lạ thường là đang ở bên trong một cái ống hoặc là đi xuyên qua một đường hầm. Đôi lúc, nó đi đôi với những tiếng động lớn và có cảm giác bị kéo và ép lại. Họ gọi nó là ‘kinh nghiệm đường hầm’. Có người có cảm giác đi đến cuối đường hầm; họ nhìn thấy ánh sáng và cảm giác là ‘ánh sáng không lâu sẽ đến’.
Gần một phần tư những người được nghiện cứu có đó trải nghiệm gặp được những người không có cơ thể (incorporeal beings), hoặc là ma (ghosts). Phần đông những con người không có chất liệu đó (unsubstantial beings) là những thân nhân đã quá cố của họ. Dường như họ đều cùng đi đến một thế giới khác và tiếp tục sống nơi đó. Hoặc là, họ nhìn thấy những bạn bè còn sống, hoặc cả những người lạ mặt. Giống như một sự họp mặt vậy. Những gương mặt ‘giống ma’ đó thường được diễn tả như bao trùm trong một thứ hình thức ‘ánh sáng’. Có người nhìn thấy họ như là đã được ‘thay hình’ theo những quan niệm trong tôn giáo.
Từ những người sống sót sau trận động đất tại Đường Sơn, các nhà nghiên cứu đã thực hiện được trên 81 cuộc phỏng vấn hữu ích. Họ xếp những trải nghiệm này thành 40 loại: sự nhớ lại cuộc đời, sự tách rời ý thức và cơ thể, cảm giác không còn sức nặng, cảm giác xa lạ với chính cơ thể của họ, cảm giác khác thường, cảm giác rời đi khỏi thế giới (này), cảm giác cơ thể mình được hợp nhất với vũ trụ, cảm giác sự vô tồn của thời gian, và nhiều thứ nữa… Phần đông những người đó có trải nghiệm qua hai hoặc ba cảm giác đồng thời.
Dù cuộc nghiên cứu những người sống sót sau trận động đất ở Đường Sơn đưa ra chỉ có 81 trường hợp, nhưng các dữ kiện thu thập được lại là nhiều nhất đối với tất cả những cuộc nghiên cứu trải nghiệm cận tử trên thế giới.
Sau khi họ ‘trở về từ cõi chết’, phần đông những người này còn nhớ rõ ràng những trải nghiệm cận tử của họ, kể cả đến 10 hoặc 20 năm sau. Những kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung Quốc giống nhau một cách lạ thường với những cuộc nghiên cứu của những học giả khác trên các quốc gia khác trên thế giới.
(Theo Tài liệu: «Y học đại chúng>>> số 5 (1993), trang 34-35, Nhà in Khoa học và Kỹ thuật Thượng Hải)
Theo Minhhue.net