Trái Đất rỗng – Giả thuyết không ngừng thu hút sự quan tâm qua hàng thế kỉ
Bên cạnh đa số người tin rằng địa cầu chúng ta có một lõi rắn bên trong, tuy nhiên vẫn có người ủng hộ giả thuyết Trái Đất rỗng, nhưng mãi đến năm 1968 người ta vẫn không có được bất kỳ bằng chứng nào. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bằng chứng được tìm thấy, trong đó là một ảnh chụp từ vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất chụp được lỗ hỏng tại địa cực.
Vào đầu những năm 1970, ESSA, một dự án thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đã cho phép phương tiện truyền thông truy cập bức ảnh chụp Bắc Cực của vệ tinh ESSA-7 vào ngày 23/11/1968. Một trong những bức ảnh chụp cho thấy Bắc Cực được bao phủ trong những đám mây. Tấm khác cho thấy cũng tại vị trí đó khi không có mây xuất hiện một hố lớn ngay đúng vị trí cực Bắc. ESSA thừa biết hình ảnh này sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khắp thế giới. Những người nghi ngờ về sự bất thường ở cực Bắc, sẽ được tiếp thêm động lực cho việc nghiên cứu UFO (vật thể bay không xác định), hiện tượng được cho là có mối liên hệ sâu sắc với Bắc Cực và thuyết Trái Đất rỗng.
Từ lâu, nhà nghiên cứu UFO là Ray Palmer và những người khác tin rằng, Trái Đất thực chất là rỗng và UFO đến từ một nền văn minh cao cấp đang ẩn trong lòng đất bí hiểm này. Năm 1970, với những tấm ảnh hỗ trợ chứng minh sự tồn tại một hố khổng lồ ở Bắc Cực, Palmer cuối cùng cũng có thể kết luận rằng nền văn minh ngầm dưới đất là có tồn tại và có thể được tìm hiểu thông qua các hố ở cực Nam và Bắc.
Phó Đô đốc Hải quân Mỹ là Richard E.Byrd, một phi công ưu tú và là nhà thám hiểm địa cực, ông đã bay qua Bắc Cực vào ngày 9/5/1926, dẫn đầu nhiều đoàn thám hiểm đến Nam Cực, gồm cả chuyến bay qua Nam Cực vào ngày 29/11/1929. Giữa năm 1946 và 1947, ông và nhóm của mình đã tiến hành một hoạt động quy mô lớn được gọi là “High Jump”. Trong suốt thời gian đó, ông khám phá và lập bản đồ vùng lãnh thổ rộng 1.390.000 km của Nam Cực.
Cuộc thám hiểm nổi tiếng của Byrd lần đầu được đưa vào tranh luận trong thuyết Trái Đất rỗng, khi rất nhiều bài viết và sách như “Thế giới bên kia cực Trái Đất” của Amadeo Gianini đã tuyên bố rằng Byrd không bay trên vùng cực mà là bên trong miệng hố dẫn vào bên trong Trái Đất. Ray Palmer chủ yếu dựa trên cuốn sách của Giannini, ông đã giới thiệu lý thuyết của mình vào tháng 12/1959 trên tạp chí và nhận được phản hồi tích cực từ độc giả về học thuyết và quan niệm liên quan đến thuyết Trái Đất rỗng.
Theo Giannini và Palmer, Phó Đô đốc Byrd tuyên bố vào tháng 1/1947, trước khi mạo hiểm đi vào cuộc hành trình 2750 km qua Bắc Cực, “Tôi muốn thấy vùng đất bên kia địa cực, vùng đất bên kia địa cực là trung tâm trong cuốn sách Điều bí ẩn diệu kỳ (the Great Enigma)“
Theo Giannini và Palmer, trong khi Phó Đô đốc được cho là bay trên Bắc Cực vào năm 1947, Phó Đô đốc đã truyền tín hiệu radio nói rằng ông thấy ở dưới mình không phải là tuyết, mà là một vùng đất rộng lớn với núi, rừng, cây cối, hồ nước, sông và một loài động vật kỳ lạ giống như con voi mamut. Cũng trong tháng 1/1956, sau khi dẫn một đoàn thám hiểm đến châu Nam Cực, Admiral Byrd cũng nhấn mạnh rằng đoàn thám hiểm của ông đã khám phá 3700 km phía dưới Nam Cực, và trước khi chết, Byrd cũng nói rằng có tồn tại một vùng đất trên địa cực nơi mà “Một lục địa đẹp mê hoặc trên bầu trời, một bí ẩn mãi mãi của Trái Đất”.
Vùng đất này, theo rất nhiều lý thuyết khác, là vùng đất của thành phố Cầu vồng, quê nhà của một nền văn minh tiên tiến đã mất.
Theo Giannini và Palmer, những câu chuyện từ Admiral Byrd không gì khác hơn việc xác nhận điều mà họ luôn nghi ngờ: Trái Đất có vùng cực “kỳ lạ”, và Trái Đất về cơ bản giống như một cái bánh donut, nơi trung tâm là một lối rất dài dẫn vào bên trong Trái Đất, tạo thành một đường ống khổng lồ xuyên qua trục Trái Đất, từ cực này sang cực khác.
Vì những lý do địa lý, không thể nào bay 2750 dặm trên Bắc Cực hay 3700 dặm trên Nam Cực mà không thấy nước. Theo Palmer, Admiral Byrd phải bay vào các hố rất lớn tại các cực. Những nhà nghiên cứu cũng tin vào điều đó, nếu Byrd cứ tiếp tục tiến lên, nó sẽ đưa ông đến căn cứ bí mất của người ngoài hành tinh thuộc nền văn minh bí ẩn bên trong Trái Đất chúng ta.
Khả năng Trái Đất rỗng, có thể xâm nhập từ cực Bắc và cực Nam, tồn tại cùng những nền văn minh bí ẩn phát triển thịnh vượng bên trong đó, đã thúc đẩy trí tưởng tượng của con người trong hàng thế kỷ.
Điều này được đề cập đến trong rất nhiều nền văn minh cổ đại.
Trong thần thoại Hy Lạp, anh hùng thành Babylon là Gilgamesh thăm tổ tiên Utnapishtim ở trong lòng Trái Đất; Orpheus đã giải cứu vợ mình là Eurydice khỏi địa ngục dưới lòng đất; Pha-ra-ông của Ai Cập đã giao tiếp với thế giới ngầm dưới lòng đất, nơi có thể vào bằng cửa ngầm bí mật ở bên trong các Kim tự tháp; và các Phật tử tin rằng có hàng triệu người sống ở Agharta, một thiên đường nằm bên dưới mặt đất được cai quản bởi vị vua của thế giới.
Vì vậy, nếu đây không phải là những câu chuyện đi từ trí tưởng tượng phong phú của người xưa, người ta hoàn toàn có thể xem nó là bằng chứng củng cố giả thuyết Trái Đất rỗng.
Trước khi có những tiến bộ về khoa học công nghệ trong thế kỷ 20, người ta chỉ có thể đoán hành tinh Trái Đất trông như thế nào. Ngày nay, Trái Đất đã được chụp hình từ vũ trụ và được phân tích với những thiết bị công nghệ cao, đã cho phép các nhà nghiên cứu và khoa học gia biết về hành tinh của chúng ta theo một cách phức tạp hơn.
Leonard Euler, nhà toán học thiên tài của thế kỷ 18 đã kết luận, Trái Đất là rỗng, bên trong cũng có một mặt trời trung tâm và là nơi có người ở. Tiến sĩ Edmund Halley, người phát hiện ra sao chổi Halley và Royal, nhà thiên văn học người Anh tin rằng Trái Đất rỗng bên trong với ba “đáy”.
Đáng tiếc là không một lý thuyết nào ở trên được khoa học chứng minh, mặt khác những lý thuyết đã xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết hư cấu, nổi bật trong số đó là Những cuộc phưu lưu của Arthur Gordon Pym của nhà văn Edgar Allanm Poe (1833), trong đó người anh hùng và bạn đồng hành của mình đã có một cuộc chạm trán đáng sợ với người bên trong Trái Đất; và Hành trình đến tâm Trái Đất của Jules Verne (1864), trong đó một giáo viên thích mạo hiểm, cháu trai của anh ta và người hướng dẫn tìm cách đi vào lòng đất thông qua một núi lửa đã ngừng hoạt động, họ đã nhìn thấy bầu trời mới, biển khổng lồ và những bò sát cổ to lớn cư trú ở trong khu rừng bên trong Trái Đất.
Nhờ những cái tên khoa học viễn tưởng này mà sự quan tâm đến Thuyết Trái Đất rỗng vẫn còn, và nó giữ ngọn lửa đam mê để tìm hiểu về khả năng Trái Đất rỗng hay từng một lần rỗng và vô số những bí ẩn khác.
Và không hiếm lần người ta bắt gặp hình ảnh UFO đi vào miệng núi lửa, điều này cũng nhen nhóm hy vọng tìm vào bên trong Trái Đất qua đường núi lửa.
Khoa học phản bác thuyết Trái Đất rỗng
Trong khi những hình ảnh được ghi chép trong chuyến đi của Byrd bị gán là hiện “ảo ảnh” giống như ốc đảo người ta nhìn thấy trên sa mạc, và chỉ dùng để chỉ một hiện tượng thiên nhiên.
Thực tế hiện nay, các tính chất vật lý và cấu trúc bên trong của Trái Đất chỉ có thể được đo lường “chính xác” với các thiết bị địa chấn và các phép đo điện tử, từ kết quả đo được, người ta kết luận rằng Trái Đất gồm bốn lớp chính: lớp vỏ cứng, lớp manti nhớt, lõi và hạch nhân. Rồi cũng từ các kết quả đo lường này, người ta “dự đoán” thành phần bên trong. Theo đó, ở độ sâu khoảng 5.090 km là hạch nhân vững chắc vì sự đóng băng của sắt dưới áp lực phi thường. Và cũng như thuyết Trái Đất rỗng, đây cũng chỉ là một giả thuyết căn cứ trên các phép đo được mặc định là đúng, và đang dần được chấp nhận vì người ta chưa có được phép đo cụ thể hơn, cũng như phải trông chờ vào sự tiến bộ của khoa học tương lai.
Với lỗ lớn được nhìn thấy trong tấm ảnh chụp Bắc Cực, giải thích đơn giản đến buồn cười như sau:
Các hình ảnh là một bức tranh tổng hợp từ các ảnh chụp từ vệ tinh trong 24 giờ, cho thấy Trái Đất từ các góc độ khác nhau. Các hình ảnh đã được máy tính xử lý để tạo thành một cái nhìn toàn cảnh về Trái Đất như thể người quan sát đang đứng ở trên các cực. Trong 24 giờ, những điểm ở xích đạo nhận được ánh sáng mặt trời, trong khi các cực thì chìm trong bóng tối, do đó có một khu vực không có ánh sáng bên trong bức ảnh. Vì vậy, hình như không có lỗ hổng nào ở hai cực và Trái Đất không rỗng như một số người tin trong nhiều thế kỷ.
Vâng, khoa học là thế, họ luôn cố bác bỏ những điều họ không tin, và không thể đo lường cũng như kiểm chứng. Trong khi niềm tin luôn rộng lớn và bao la, và niềm tin chính là thứ giúp chúng ta tồn tại.