TQ ép các thương hiệu may mặc toàn cầu phải kín đáo về cưỡng bức lao động ở Tân Cương

26/03/21, 14:41 Trung Quốc

Chính quyền Đảng cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn nhận được đơn hàng từ các thương hiệu quần áo và giày dép nước ngoài, giữa bối cảnh toàn cầu phản ứng trước cuộc diệt chủng vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ, và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương. Họ không hề xuống nước trước sự lên án ngày càng tăng của quốc tế về việc vi phạm nhân quyền, ngược lại, Bắc Kinh còn đang thúc ép các công ty đảo ngược lập trường của họ đối với Tân Cương bằng chiêu bài tẩy chay.

TQ ép các thương hiệu may mặc toàn cầu phải kín đáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương
Mọi người đi ngang qua một cửa hàng của hãng thời trang Thụy Điển H&M ở Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 3 năm 2021. (Ảnh: Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Trung Quốc đã ‘đào mộ’ những tuyên bố trong quá khứ của các công ty này về việc phản đối việc cưỡng bức lao động tại Tân Cương, một số đã [tuyên bố] từ hai năm trước. Các doanh nghiệp này đã tránh xa việc hợp tác với nguồn cung ứng nguyên liệu từ khu vực Tây Bắc Trung Quốc để tránh khả năng [vô tình] lạm dụng lao động cưỡng bức. Có vẻ như ĐCSTQ dự định sẽ kích động lòng yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc [trong quần chúng] nhằm khuyến khích một cuộc tẩy chay trên toàn quốc.

Sự phẫn nộ từ Bắc Kinh bắt đầu từ nhiều ngày trước, sau khi Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu và cả Anh ban hành các biện pháp trừng phạt chung đối với các quan chức Trung Quốc, vì vai trò của họ trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương.

Hiện tại, khoảng một chục thương hiệu đang phải hứng chịu sự trả đũa của Bắc Kinh bao gồm: Nike, H&M, Tommy Hilfiger, Converse, Puma và Calvin Klein. Những nhãn hiệu này đã mất hợp đồng đại sứ thương hiệu với người nổi tiếng Trung Quốc, đồng thời phải đối mặt với việc bị chỉ trích và bôi xấu trên mạng Internet Trung Quốc. Hành động này được xem như dấu chấm hết cho mối quan hệ khăng khít giữa các tập đoàn thời trang lớn của Mỹ với ĐCSTQ.

Các trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Taobao, Pinduoduo và JingDong Mall thuộc sở hữu của Alibaba đã loại bỏ các sản phẩm của H&M. Bên cạnh đó, một số người có ảnh hưởng trên Internet Trung Quốc lại tỏ ra háo hức ủng hộ các thương hiệu nội địa. Một bài đăng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc đã liệt kê hơn 30 thương hiệu nước ngoài mà họ đề nghị tẩy chay.

Gao Feng, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết: “Bông trắng không tì vết từ Tân Cương không thể bị bôi nhọ bởi bất kỳ thế lực nào”.

Hua Chunying, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bác bỏ cáo buộc cưỡng bức lao động là một “tin đồn ác ý” và bảo các công ty “xem xét lại liệu họ nên đứng về phía nào”.

Bà nói trong cuộc họp báo cùng ngày: “Bất cứ ai xúc phạm người dân Trung Quốc nên chuẩn bị trả giá. Người Trung Quốc sẽ không cho phép người nước ngoài thu lợi ở Trung Quốc mà đồng thời lại bôi nhọ Trung Quốc”.

Chính quyền Trump chỉ ra rằng “nạn diệt chủng”“tội ác chống lại loài người” đang xảy ra ở Tân Cương. Tại đây, hơn 1 triệu người Hồi giáo đang bị  giam giữ, cùng với việc triệt sản, lao động cưỡng bức và tra tấn. Vào tháng 12/2020, Mỹ đã cấm nhập khẩu bông và cà chua từ khu vực này, với lý do sử dụng lao động cưỡng bức. Tân Cương hiện đang cung cấp khoảng 20% ​​lượng bông trên thế giới.

Trước đó, ĐCSTQ đã nhấn mạnh Tân Cương là một trong những vấn đề nhạy cảm không nên động đến. Theo đó, nó đã trả đũa bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức và học giả châu Âu. Tuy nhiên, hành động này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước phương Tây.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ viết điều này:‘ Hãy đoàn kết với Nike!’”, Reinhard Bütikofer, một nhà lập pháp người Đức và thành viên Nghị viện Châu Âu, người bị đưa vào danh sách trừng phạt của Trung Quốc, đã viết trong một bài đăng trên Twitter ngày 24/3.

Làn sóng tẩy chay vẫn nhắm vào các công ty phương Tây đang tìm cách khai thác thị trường Trung Quốc, nơi chính trị và chủ nghĩa tiêu dùng ngày càng trở nên gắn bó với nhau. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc trước đây đã từng gây áp lực với các công ty nước ngoài, vì công nhận Đài Loan là một quốc gia tự trị và ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông.

Trong một bài báo ngày 24/3, Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV tuyên bố rằng, H&M đã thực hiện một “tính toán sai lầm”“bước đi sai lầm”, và “chắc chắn sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm của mình”.

Bức ảnh được chụp vào ngày 14 tháng 10 năm 2018 này cho thấy một người nông dân đang hái bông trên cánh đồng ở Hami thuộc vùng Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc. (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)

Trước áp lực, công ty mẹ Inditex của Zara đã lặng lẽ xóa một tuyên bố “các chính sách không khoan nhượng đối với lao động cưỡng bức”. Tuyên bố này được đưa ra lần cuối chỉ một ngày trước đó vào ngày 24/3, nói rằng “Inditex không có quan hệ thương mại với bất kỳ nhà máy nào ở Tân Cương” do “lạm dụng lao động và xã hội” mà họ cho là “rất đáng lo ngại”.

Nhà bán lẻ Nhật Bản Muji, có khoảng 18% doanh thu từ thị trường Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu, hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc, rằng họ “không phản đối sản phẩm bông từ Tân Cương”“đã sử dụng bông Tân Cương” cho các sản phẩm của mình.

Nike, Adidas và H&M đều là thành viên của Better Cotton Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy sản xuất bông bền vững. Tháng 10/2020, nhóm này đã rút khỏi Tân Cương, với lý do “ngày càng có nhiều rủi ro về lao động cưỡng bức ở cấp trang trại, góp phần tạo ra một môi trường hoạt động không thể kiểm soát được”.

Tuyên bố đó đã biến mất khỏi trang web của tổ chức phi lợi nhuận này kể từ ngày 25/3.

Khi được hỏi về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, Tổng thống Joe Biden tái khẳng định cam kết tiếp tục lên tiếng về các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

“Người Mỹ coi trọng khái niệm tự do, người Mỹ coi trọng nhân quyền”, ông nói với các phóng viên trong cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nhậm chức. “Chúng tôi được thành lập trên nguyên tắc đó”.


“Chừng nào bạn và đất nước của bạn vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn, chúng tôi sẽ tiếp tục không ngừng kêu gọi sự chú ý của thế giới và làm rõ ràng, làm rõ những gì đang xảy ra”, ông nói, nhớ lại cuộc điện đàm đầu tiên của ông với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình kể từ khi trở thành Tổng thống.

Khánh Nghi

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x