Tôi muốn hét lên với tất cả: “Nhanh lên, hãy chấm dứt cuộc đàn áp; ngăn chặn điều này vì chính bạn”
Sau tất cả những tra tấn và bạo hành phải chịu đựng vì từ chối từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), Sunny Quách chưa một lần dao động tín tâm của mình, cô tin vào Đại Pháp, cô tin vào vẻ đẹp của “Chân – Thiện – Nhẫn”.
Hai năm trước, Sunny Quách, một bà nội trợ 47 tuổi người Trung Quốc, đã 1 mình tìm đến Mỹ bắt đầu 1 cuộc sống mới, một vùng đất tự do tín ngưỡng và không bị đàn áp. Cô đã nhiều lần bỏ trốn khỏi sự giam giữ và tra tấn của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ép buộc cô từ bỏ đức tin của mình. Sau tất cả, Quách chưa bao giờ dao động tín tâm của mình đối với Pháp Luân Công – một môn tu luyện Phật gia thượng thừa.
“Đối với phần còn lại của thế giới, người ta biết những gì bạn tin là quyền cá nhân của bạn. Tuy nhiên, đối với ĐCSTQ thì không phải vậy. Họ muốn người Trung Quốc tin họ, không tin vào Thần”, Quách nói.
“Tôi tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi nghĩ rằng đó là mỹ từ dành cho tất cả những ai đang sống trên thế giới này. Tôi muốn trở thành người tốt”.
Khi Quách nghĩ về hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị giam giữ trong các nhà tù, và bị tra tấn bằng nhiều hình thức khác nhau và thậm chí trở thành nạn nhân cho nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, cô ấy nghĩ: “Tôi không thể ngồi ở nhà; tôi không thể ở đây chỉ để tận hưởng tự do. Tôi muốn hét lên với tất cả mọi người: ‘Nhanh lên, hãy chấm dứt cuộc đàn áp; ngăn chặn điều này vì chính bạn”.
Quách bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chỉ đạo tu luyện của Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp, từ năm 2009. “Cuốn sách dạy bạn làm thế nào để trở thành 1 người tốt”, cô nói.
Pháp Luân Công gồm 5 bài công pháp trong đó 4 bài động công và 1 bài tĩnh công. Tuy nhiên, yêu cầu chính của môn pháp là đề cao tâm tính trong cuộc sống thường ngày chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Năm 2011, cảnh sát Bắc Kinh đã bắt giam Quách bất hợp pháp vì cô không chịu từ bỏ niềm tin của mình đối với Pháp Luân Công. Chính vì vậy, cô đã bị đối xử tàn bạo tại một trại tạm giam và sau đó là 18 tháng bị bức hại tại trại lao động nữ Bắc Kinh.
Ngay cả khi hết thời hạn tù giam, cô vẫn tiếp tục bị chịu nhận sự đàn áp. Phòng 610, 1 tổ chức với nhiệm vụ trừ bỏ Pháp Luân Công, lại bắt cô 1 lần nữa.
Cô phải chịu đựng thêm 1 tháng tra tấn tinh thần trong 1 trung tâm tẩy não. Ngay khi được thả vào ngày 11/7/2013. Quách và chồng đã chuyển đi nơi khác, nhằm tạo khoảng cách giữa họ và chính quyền.
“Tôi chuyển nhà, nhưng họ vẫn tìm ra tôi”, Quách nói. Sau đó, hàng xóm mới của cô đã tố cáo cô và chồng với cảnh sát, khiến “cuộc sống của cô vô cùng khốn khó”. Ở khắp mọi nơi, họ cảm thấy “đâu đâu cũng có ánh mắt theo dõi”.
Tháng 5/2014, Quách đến Hoa Kỳ, và chồng cô cũng qua đây 1 năm sau đó.
Lý do tra tấn
Sunny Quách đã tái hiện lại 1 phương pháp tra tấn áp dụng trên cơ thể cô khi bị giam giữ tại trại lao động. “Nó rất đau đớn. Nó làm bạn có cảm giác 1 giây dài bằng cả 1 năm”, cô tường thuật lại hình thức tra tấn không được di chuyển khi ngồi trên ghế dành cho trẻ em trong vòng 18 giờ ngoài mấy phút đi ăn và tắm.
Mục đích tra tấn vô nhân đạo của những kẻ bắt cóc cô rất rõ ràng, họ muốn cưỡng bức áp chế các học viên Pháp Luân Công cho đến khi họ không thể chịu đựng được và từ bỏ đức tin của minh. “Họ muốn tôi từ bỏ đức tin của mình. Tôi tin vào Chân – Thiện – Nhẫn”, Quách nói. Họ cũng thuyết phục gia đình cô để gây áp lực với cô, khuyên cô từ bỏ Pháp Luân Công.
Họ tra tấn cô. Trong trại cưỡng bức lao động, cô bị ép ngồi tại một vị trí cố định trong tư thế 2 bàn tay đặt trên đầu gối, 2 chân khép lại trên 1 chiếc ghế ngồi trẻ em, mắt hướng về phía trước cho đến hết ngày. Thời gian dài nhất là liên tục trong 18-19 tiếng (trừ một vài phút để đi ăn và đi vệ sinh). Cô không được phép nhắm mắt hay di chuyển đầu hoặc cơ thể của mình.
“Nó rất đau đớn. Nó khiến bạn có cảm giác 1 giây dài bằng cả 1 năm”, cô ấy nói.
“Nếu tôi không tuân theo những gì họ nói. Họ sẽ lăng mạ tôi”.
Trong suốt thời gian này, cô luôn bị giám sát bởi cảnh sát hoặc các tù nhân khác. Đầu tiên, là 1 kẻ nghiện cờ bạc ngồi cạnh cô cùng một gái mại dâm ở phía bên kia.
“Nếu tôi cử động, họ sẽ hét vào mặt tôi, và nếu tái diễn, họ sẽ đi báo cáo với cảnh sát”, Quách nói. Sau đó cảnh sát tới và hét lên, dọa rằng sẽ tra tấn cô nhiều hơn nữa.
Cô bị đối xử khác với những người còn lại trong trại. Họ khắt khe và hà khắc hơn đối với cô. Ví dụ, một tù nhân bình thường sẽ đi ngủ vào lúc 22h trong khi Quách không được phép ngủ cho đến nửa đêm và sau đó bị bắt thức dậy từ lúc 4h30 sáng, sớm hơn vài giờ so với người khác.
Người Mỹ thiếu hiểu biết về cuộc bức hại
Sau khi đến Mỹ, Quách dành toàn bộ thời gian để chia sẻ câu chuyện cuộc đời mình với mọi người, bởi cô nhận thấy nhiều người chưa ý thức được tính nghiêm trọng về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. “Người Hoa Kỳ không biết đến cuộc bức hại đang diễn ra tại Trung Quốc, ngay cả khi cuộc bức hại này đã diễn ra 17 năm”, cô ấy nói.
“Ngay cả khi vấn đề thu hoạch nội tạng sống đã xảy ra 1 thời gian dài như vậy mà vẫn có nhiều người chưa biết”.
Quách cảm thấy sứ mệnh của mình là nói với tất cả mọi người trong xã hội tự do này về cuộc đàn áp vì điều đó có ý nghĩa sâu sắc hơn. “Nó liên quan đến tất cả mọi người, mọi cuộc đời trong thế giới này”, cô nói.
“Ngược đãi một nhóm người tin vào Chân – Thiện – Nhẫn rất rất là tàn ác. Nếu chúng ta không vạch trần tà ác…rất có thể điều đó sẽ diễn ra với tất cả mọi người”, cô nói.
Cưỡng bức mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm
Sự thật kinh hoàng vẫn đang diễn ra, chính phủ Mỹ đã mất cả thập kỷ vào cuộc, “những bản báo cáo đáng tin về hệ thống cưỡng bức thu hoạch mổ cướp nội tạng của những tù nhân lương tâm không tự nguyện, được chính quyền Trung Quốc phê chuẩn”. Ngày 13/6/2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 343, trong đó lên án vấn đề mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm, mà chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công, và nhóm các tôn giáo và dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.
Ngay sau khi Nghị quyết được thông qua, 1 bản cập nhật 2016 được phát hành trên các nghiên cứu về mổ cướp nội tạng đầu tiên được mô tả trong cuốn sách Thu hoạch đẫm máu (Kilgour và Matas) và Đại Thảm sát (Gutmann). Các nhà điều tra đã chỉ ra có tới hơn 1,5 triệu ca ghép từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu tại Trung Quốc. Họ ước tính có tới 60.000 đến 100.000 tù nhân lương tâm bị giết mỗi năm để đáp ứng cho ngành công nghiệp ghép tạng phát triển ở Trung Quốc.
500 bệnh viện Trung Quốc đang tham gia vào việc mổ cướp các cơ quan nội tạng để đáp ứng nhu cầu cho người nước ngoài cần ghép.
Quách kiên định với đức tin của mình ngay cả khi bị tra tấn khắc nghiệt trong hơn 20 tháng, và chồng cô đã không bỏ rơi cô dưới những áp lực từ chính quyền, gia đình và hàng xóm.
“Trên thực tế, cuộc đàn áp không chỉ…đối với riêng mình tôi, mà cả những người xung quanh tôi”, Quách nói. Chồng, mẹ, chị gái và các thành viên khác trong gia đình. “Họ đã trải qua 1 thời gian thực sự khó khăn khi tôi bị giam giữ và đàn áp”.
Chồng của cô thậm chí không thể tâm sự với các đồng nghiệp hoặc bạn bè về tình cảnh của anh hay vợ anh khi cô đang bị giam giữ trong trại cưỡng bức lao động. Cảnh sát và người thân đã gây rất nhiều áp lực đối với anh, hy vọng anh khuyên bảo vợ mình từ bỏ tu luyện.
“Ngay cả những cảnh sát trong trại cưỡng bức lao động, họ nói với tôi, nếu tôi không từ bỏ, họ sẽ khiến chồng tôi ly hôn với tôi”.
Trong thời gian bị giam giữ tại trại cưỡng bức lao động, cứ mỗi tháng 1 lần chồng Quách lại đến thăm cô, nhưng sau này 2 người chỉ còn được nói chuyện với nhau qua phòng cách âm bằng kính. “Chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với nhau qua điện thoại và nhìn vào nhau”, cô nói.
“Đó là thời điểm thực sự, thực sự khó khăn cho cả 2 chúng tôi…Tôi đau đớn vì bị giam giữ và anh ấy thì thống khổ với thế giới tự do bên ngoài. Tôi không thể nói rằng đó là thế giới tự do, nó giống 1 nhà tù lớn thì đúng hơn, 1 trung tâm tâm giam giữ lớn”.
Chỉ đức tin mới ban cho cô sức mạnh và lòng can đảm để chịu đựng những cuộc hành xác tại Trung Quốc. Và sức mạnh ấy lại bên cô lần nữa khi cách đây một tháng, chồng cô suy sụp và đột quỵ ở tuổi 45.
Trong cơn bão tố cùng với sự ra đi của người chồng, Quách vẫn tiếp tục sứ mệnh cuộc đời mình. Ngày 22/10/2016, cô đã tham dự 1 cuộc diễu hành và mít tinh quy mô lớn tại San Francisco cùng 5.000 học viên Pháp Luân Công đến từ khắp nơi trên thế giới, nhằm giúp mọi người nâng cao nhận thức về mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp tại Trung Quốc và chứng minh vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Theo Epoch Times