Toàn cảnh quá trình Tập Cận Bình thanh lọc hệ thống công an Trung Quốc
Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm chính quyền, chốn quan trường Trung Quốc đã có rất nhiều biến động, đặc biệt là hiện tượng ‘ngã ngựa hàng loạt’ của các quan chức cấp cao trong Ủy ban Chính trị – Pháp luật.
Hai quan to thuộc hệ thống Chính trị – Pháp luật (chính pháp) bị tử hình
Sáng ngày 11/11/2016, ông Chu Minh Quốc (Zhu Mingguo), từng giữ các chức vụ Giám đốc Công an Trùng Khánh, Chủ tịch Chính hiệp kiêm Phó Bí thư tỉnh ủy và Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Quảng Đông đã bị xử án tử hình, hoãn thi hành án 2 năm.
Cùng ngày, ông Triệu Lê Bình (Zhao Liping), từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Chính hiệp, Phó Chủ tịch Chính quyền, Giám đốc Công an Khu tự trị Nội Mông Cổ cũng bị xử án tử hình, là quan to đầu tiên kể từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị xử án tử hình mà không hoãn thời gian thi hành án.
Có bình luận cho rằng, sau khi ông Tập Cận Bình xác lập địa vị “hạt nhân” đã đẩy mạnh hơn công tác bố trí nhân sự. Việc khai sát giới hai cựu quan to trong hệ thống chính pháp là hành động thị uy đối với những quan chức khác, là tín hiệu sẽ đẩy mạnh hơn hoạt động thanh trừng trong hệ thống này.
Thay mới 24 Giám đốc Công an tỉnh
Theo thống kê từ 31 tỉnh, thành phố trực thuộc và khu tự trị trên toàn quốc, phát hiện rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền đã thay Giám đốc Công an của 24 tỉnh, trong đó 3 tỉnh đã thay mới 2 lần.
Trước 2013
Có 7 Giám đốc Công an thuộc các tỉnh Tân Cương, Trùng Khánh, Hải Nam, Sơn Tây, Nội Mông, Hồ Bắc, Thiểm Tây, là những người nhậm chức từ trước 2013 đến nay. Trong đó, Giám đốc Công an Khu tự trị Tân Cương là Chu Xương Kiệt (Zhu Changjie) nhậm chức vào tháng 9/2009, Cục trưởng Công an Trùng Khánh Hà Đĩnh (Heting) là người thay thế ông Vương Lập Quân, trước đó Hà Đĩnh là Giám đốc Công an tỉnh Thanh Đảo. 5 người còn lại được giao chức vào trước Đại hội 18 năm 2012.
Theo truyền thông ngoài Trung Quốc, vào thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào còn đương nhiệm, các vị trí trọng yếu trong hệ thống chính pháp đều nằm dưới sự kiểm soát của phe phái ông Giang Trạch Dân. Bộ máy lãnh đạo tối cao Trung Quốc vận hành theo chế độ Ủy viên Thường vụ, trong 9 Ủy viên thì mỗi người phụ trách một lĩnh vực, không can thiệp việc của nhau. Hệ thống chính pháp vào thời điểm đó là do ông Ủy viên Thường vụ Chu Vĩnh Khang phụ trách, mà ông này lại là thân tín của ông Giang Trạch Dân.
Đến Đại hội 18, Bí thư Quảng Tây Quách Thanh Côn (Guo Qingkun) nhậm chức Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Tương tự như ông Chu Vĩnh Khang, ông này chưa từng làm việc trong ngành công an, tiến thân từ doanh nghiệp nhà nước sau đó tham gia vào chính trị. Từ đó cho thấy thế lực phái Giang trong hệ thống chính pháp khi đó rất mạnh, cũng có nghĩa là cả 7 Giám đốc Công an kể trên đều là quan chức thuộc phe cánh ông Giang Trạch Dân.
Năm 2013
Năm 2013, chức vụ Giám đốc Công an tại các tỉnh Thượng Hải, Giang Tô, Liêu Ninh, Quảng Đông, Phúc Kiến, Tây Tạng, An Huy, Hồ Bắc, Giang Tây, Cam Túc có nhiều biến động. Khi đó ông Tập Cận Bình đang loại bỏ hệ thống trại cưỡng bức lao động, phải mất gần một năm kế hoạch mới được thực hiện. Trong thời gian này, quyền lực của ông Tập chưa ổn định, việc điều động nhân sự trong hệ thống công an vẫn nằm trong ảnh hưởng của phái Giang.
Năm 2014
Năm 2014 Thiên Tân xảy ra nhiều biến động. Vụ án chém người ở ga xe lửa Côn Minh cùng một loạt vụ nổ khủng bố sau đó gây chấn động Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình phải điều động lực lượng cảnh sát đặc biệt mang theo súng đi tuần, bầu không khí xã hội căng thẳng.
Cũng trong năm này, ông Tập đã xử lý các “hổ to” như Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch, tâm điểm cuộc đấu Giang – Tập cũng lan sang Hồng Kông. Thế lực phái Giang can dự vào việc cải cách chính trị Hồng Kông dẫn đến phong trào ô dù phản kháng của người dân, chút nữa là xảy ra “phiên bản Thiên An Môn đẫm máu Hồng Kông”.
Ông Triệu Phi (Zhaofei), trước khi nhậm chức Cục trưởng Công an Thiên Tân đã có thời gian dài làm công an địa phương ở Hồ Bắc. Sau trở thành Cảnh sát trưởng ở một địa phương gần 3 năm. Tháng 1/2005, ông này được thăng chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc, sau thời gian hơn 6 năm giữ chức lại nhậm chức Phó Bí thư Ban Chính pháp Vũ Hán, Bí thư Đảng ủy và Cục trưởng Cục Công an thành phố Vũ Hán.
Theo trang tin Minh Huệ, Vũ Hán là một trong những địa bàn bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Ban “tẩy não” Vũ Hán là nơi khủng khiếp nhất đối với Pháp Luân Công, rất nhiều người tập Pháp Luân Công kiên trì với niềm tin của mình đã bị chuyển đến Vũ Hán để chuyển hóa.
Tháng 7/2014, sau khi ông Triệu Phi nhậm chức Phó Bí thư Ban Chính pháp, Bí thư Đảng ủy Công an, Cục trưởng Công an thành phố Thiên Tân, đã đẩy mạnh bức hại Pháp Luân Công. Tháng 5/2015, sau làn sóng kiện ông Giang Trạch Dân diễn ra trên toàn quốc, chính quyền Thiên Tân đã tăng cường bắt bớ đàn áp những người tập Pháp Luân Công tham gia kiện Giang.
Năm 2015
Năm 2015, thay mới 7 Giám đốc Công an thuộc các tỉnh Vân Nam, Bắc Kinh, Tứ Xuyên, Hà Nam, Hồ Nam, Cát Lâm, Quảng Tây. Năm này cũng là thời điểm căng thẳng nhất trong cuộc đấu giữa hai phe Tập – Giang:
- Tháng 5, ông Tập Cận Bình thực hiện chính sách “Có án phải lập, có tố phải nhận”;
- Tháng 6, ông Chu Vĩnh Khang bị xử tù vô thời hạn;
- Tháng 7, xảy ra thảm họa chứng khoán nghiêm trọng do phái Giang gây ra; từ ngày 9/7, Bộ Công an Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh đàn áp bắt bớ giới luật sư nhân quyền để gây phiền phức cho ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ vào Tháng 9; cùng thời gian, ông Bí thư tỉnh Hà Bắc là Chu Bản Thuận bị bắt, ông Quách Bá Hùng bị khai trừ khỏi Đảng và bị điều tra;
- Tháng 8, xảy ra vụ nổ kho hóa chất đặc biệt nghiêm trọng ở Thiên Tân, bị tình nghi liên quan đến chuyện ám sát ông Tập Cận Bình trước đó. Có thể nói, giai đoạn này ông Tập Cận Bình đối diện với thách thức chưa từng có.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bản lý lịch của 7 vị trí Giám đốc Công an mới lên thay có thể thấy rõ ông Tập Cận Bình đã có ảnh hưởng đối với tình hình nhân sự hệ thống chính pháp.
Năm 2016
Năm 2016, thay đổi Giám đốc Công an tại 6 tỉnh: Chiết Giang, Thanh Hải, Ninh Hạ, Hắc Long Giang, Quý Châu, Sơn Đông.
Năm 2016 này, ông Tập Cận Bình thực hiện cải cách quân đội và chỉnh đốn hệ thống công an, chính pháp. Ngày 1/3, Bộ Công an đưa ra Luật Truy cứu trọn đời đối với cán bộ xử án oan; Tháng 7, Tổ Tuần tra Trung ương tuần tra Bộ Công an, Bộ Công an Trung Quốc tổ chức Khóa bồi dưỡng Chấp pháp trên toàn quốc. Tháng 10, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 khóa 18, ông Tập Cận Bình xác lập vị trí hạt nhân.
Giám đốc Công an tỉnh Chiết Giang là Từ Gia Ái (Xu Jiaai) cũng xuất thân làm quan trong ngành kỹ thuật, chưa từng công tác trong ngành công an trước khi làm Giám đốc Công an. Trước khi nhậm chức ở Chiết Giang Tháng 11/2010 có khoảng thời gian 7 năm làm việc ở Bộ Thương mại, lên đến chức Vụ trưởng Vụ Tài vụ của Bộ Thương mại. Ngoài ra, ông Từ Gia Ái cũng từng có thời gian hơn 5 năm làm Bí thư thành phố Kim Hoa. Tháng 1/2016 được đề bạt làm Giám đốc Công an tỉnh.
Ông Hứa Nhĩ Phong (Xu Erfeng) Giám đốc Công an Khu tự trị Ninh Hạ cũng chưa từng công tác trong ngành công an trước khi lên chức Sở trưởng, trước khi nhậm chức Chủ nhiệm Ban Chỉ đạo Xây dựng tổ chức Ban Chính pháp Trung ương vào Tháng 10/2010 thì có thời gian dài làm quan ở Cam Túc, lên đến chức Thị trưởng thành phố Định Tây. Ông Hứa Nhĩ Phong sau khi làm việc hơn 5 năm ở Ban Chính pháp Trung ương, đến Tháng 1/2016 được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Khu tự trị Ninh Hạ.
Ông Quách Thụy Dân (Guo Ruimin) trước khi làm Giám đốc Công an tỉnh Quý Châu thường xuyên làm việc tại Hà Nam, Tháng 4/2012 trở thành Bí thư thành phố Tín Dương, Tháng 5/2016 trở thành Bí thư thành phố Bình Đỉnh Sơn, chưa đầy một tháng sau được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Quý Châu. Lý lịch quá khứ chưa từng làm việc trong ngành công an.
Ông Giám đốc Công an tỉnh Sơn Đông Tôn Lập Thành (Sun Licheng) từng làm việc tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, lên đến chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Giám sát Kỷ luật, Tháng 12/2007 nhậm chức Phó Bí thư Ban Kỷ luật Bộ Công an, đến Tháng 3/2013 “nhảy dù” làm Giám đốc Công an tỉnh Quý Châu, Tháng 6/2016 lại nhậm chức Giám đốc Công an tỉnh Sơn Đông.
Cả 4 người nêu trên thì có 3 người chưa từng làm việc trong ngành công an, người còn lại tuy có làm việc trong ngành nhưng chỉ làm công tác kiểm tra kỷ luật.
Quá nửa số Giám đốc Công an tỉnh đang lâm nguy
Suốt 4 năm ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, trong tổng số 31 Giám đốc Công an thì đã thay người mới tại 24 tỉnh, trong đó Hà Nam và Ninh Hạ thay mới hai lần. Qua lý lịch những quan chức bị thay thế, truyền thông ngoài Trung Quốc nhận định hầu hết đều là quan chức thuộc phái Giang. Việc ông Tập Cận Bình đẩy mạnh thanh trừng hệ thống quan chức ngành công an và chính pháp thì tỷ lệ quan chức phái Giang bị xử lý cũng đã tăng vọt.
Qua lai lịch 7 vị Giám đốc Công an cầm quyền từ trước Đại hội 18 đến nay cho thấy, có 6 người làm việc thời gian dài trong ngành công an, toàn bộ quá trình lên chức của những người này nằm trong khoảng thời gian mà ngành công an và chính pháp nằm trong kiểm soát của phái Giang.
Ông Mã Minh (Maming), Giám đốc Công an Nội Mông Cổ, có thời gian dài làm công tác văn hóa ở tỉnh Cát Lâm, không thuộc hệ thống công an. Tháng 5/2011 ông này được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Cát Lâm. Trước Đại hội 18, vào Tháng 6/2012 lại được bổ nhiệm Phó Bí thư Ban Chính pháp Nội Mông Cổ, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Công an.
Ông Tằng Hân (Cengxin), Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc, có thời gian dài công tác tại Cục 12 Bộ Công an, trở thành Cục trưởng Cục 12 vào Tháng 9/2011. Cục 12 là Cục Trinh sát kỹ thuật, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các bộ phận khác trong ngành như định vị, nghe trộm, theo dõi. Người tiền nhiệm của ông Tằng Hân là ông Trương Kiến (Zhangjian) từng vì nghe được cuộc trao đổi giữa ông chủ ngành than ở Sơn Tây và con của một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị nên bị họa vào thân, bị xử tội tham ô. Trước đó đã có thông tin chỉ ra, ông Chu Vĩnh Khang và Lệnh Kế Hoạch cũng từng nghe trộm đối với các ông Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình.
Tháng 9/2012 ông Tằng Hân được chuyển làm Giám đốc Công an tỉnh Hồ Bắc. Khi đó Bí thư tỉnh Hồ Bắc là ông Lý Hồng Trung (Li Hongzhong), được cho là quan chức phái Giang.
Trong số quan chức trở thành Giám đốc Công an năm 2013 đáng chú ý là Giám đốc Công an tỉnh Giang Tô, ông Vương Lập Khoa (Wang Like).
Trước đó, ông Vương Lập Khoa có thời gian dài công tác trong ngành công an ở Liêu Ninh, tháng 6/2002 nhậm chức Phó Cục trưởng Công an thành phố Miên Châu tỉnh Liêu Ninh, cấp trên chính là ông Vương Lập Quân; Tháng 12/2006 nhậm chức Cục trưởng Cục Công an Hồ Lô Đảo – Liêu Ninh; Tháng 8/2009 trở thành Phó Giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, Ủy viên Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Công an thành phố Đại Liên.
Theo trang Minh Huệ của Pháp Luân Công, Liêu Ninh nằm trong số địa phương bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất, trọng điểm chính là Miên Châu, Hồ Lô Đảo và Đại Liên.
Cả 5 người lên thay chức Giám đốc Công an vào năm 2013 gồm: ở Liêu Ninh là Vương Đại Vĩ (Wang Dawei), Quảng Đông là Lý Xuân Sinh (Li Chunsheng), Tây Tạng là Lưu Giang (Liujiang), Hà Bắc là Đổng Sinh (Dong Sheng), Giang Tây là Trịnh Vi Văn (ZhengWeiwen), đều từng làm quan địa phương rồi được chuyển vào hệ thống công an, tương tự như trường hợp ông Chu Vĩnh Khang. Truyền thông ngoài Trung Quốc phân tích cho rằng đa số những quan chức này đều thuộc phái Giang.
Giới quan sát cũng chỉ ra, trong số 31 Giám đốc Công an hiện nay thì có ít nhất 18 người đang là đối tượng bị xử lý, đang có nguy cơ cao bị thanh trừng, còn 8 người chưa xác định rõ thuộc phe nào.
Có nhận định, từ nay đến trước Đại hội 19 sang năm là thời gian tập trung cho nhiệm kỳ mới nên sẽ có rất nhiều biến động trong quan trường Trung Quốc, việc khai sát giới đối với hệ thống công an và chính pháp chỉ là chuyện thời gian. Những đối tượng đứng trước nguy cơ cao bị xử lý chủ yếu đã tích cực tham gia bức hại Pháp Luân Công, cũng có nghĩa là thuộc phái Giang.
Tiêu biểu như ông Chu Minh Quốc vừa bị xử án tử hình: Trong vụ án người phụ nữ tập Pháp Luân Công tên Ngụy Tinh Diệm (Wei Xingyan) bị cưỡng hiếp vào Tháng 6/2013, khi đó ông Chu Minh Quốc làm Bí thư Ban Chính pháp và Cục trưởng Công an Trùng Khánh, nhưng ông này không chỉ che giấu sự thật mà còn bắt giam phi lý hơn 10 người đã dò la thông tin về vụ án. Năm 2004 , ông Chu Minh Quốc đã bị Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công đưa vào danh sách đối tượng điều tra.
Ngày 16/4/2016, ông Trương Việt, Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hà Bắc bị “ngã ngựa”. Một năm trước khi ông Trương Việt bị xử lý thì ông này mở đợt càn quét bắt bớ, khám nhà, sách nhiễu cuộc sống của hơn 1000 người tập Pháp Luân Công thuộc tỉnh Hà Bắc đã tham gia kiện ông Giang Trạch Dân, có 3 học viên bị bức hại thiệt mạng, 4 học viên bị giam giữ phi pháp.
Tháng 4/2016, ông Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Liêu Ninh là Tô Hồng Chương (Su Hongzhang) bị xử lý; Tháng 10, Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Vân Nam Mạnh Tô Thiết (Meng Sutie) bị điều tra; Tháng 11, ông Ngô Thiên Quân (Wu Tianjun), Bí thư Ban Chính pháp tỉnh Hà Nam bị điều tra. Những người này đều nằm trong danh sách truy cứu của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công.
Theo trithucvn.net