Tinh hoa văn hóa

17/08/12, 20:18 Chưa phân loại

Pháp Luân Công khơi dậy những giá trị trong quá khứ của Trung Quốc, qua đó mở ra cơ hội mới cho ai muốn trở thành người ‘Trung Quốc’ [thực sự] trong thế kỷ 21.

Nếu hỏi một người Mỹ nghĩ đến điều gì khi được hỏi về “văn hóa Trung Quốc,” bạn sẽ nhận được một loạt câu trả lời.

Kung-fu Panda. Trà.
Thư pháp. Vạn Lý Trường Thành.
Khổng Tử. Mộc Lan
.

Tuy nhiên, điều còn thiếu trong những câu trả lời, có thể xác minh được, chính là hiện thân bi tráng và đáng chú ý nhất còn tồn tại của văn hóa Trung Quốc ngày nay: Pháp Luân Công.

Người phương Tây ít nghe nói đến môn tập này hoặc không biết rõ nội dung của nó.

Còn ít người hơn nữa biết về những nét quyến rũ của Trung Quốc cổ xưa mà Pháp Luân Công mang lại, hay bi kịch về dòng chảy văn hóa, hay sự hỗn độn của Trung Quốc đương thời.

Tuy nhiên trong sự phổ biến ngày một lớn dần của Pháp Luân Công, xuất hiện một hy vọng hồi sinh nền văn hóa, hy vọng về một kiểu người ‘Trung Quốc’ mới trong thế kỷ 21 – giữ truyền thống cổ xưa nhưng vẫn hoàn toàn tiến bộ.

Nguồn gốc

Tuy đến năm 1992, Pháp Luân Công mới được công chúng biết đến, nhưng nó đã có nguồn gốc từ rất xa xưa.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của Pháp Luân Công – những bài công pháp – có nguồn gốc từ những thế kỷ đầu tiên theo ghi chép của lịch sử Trung Quốc.

Những bài tập thiền rất quen thuộc – về hình thức, nếu không muốn nói là về chi tiết – đối với cư dân Trung Quốc thời kỳ đồ đồng. Ít nhất là từ thời Khổng Tử và triều đại nhà Chu, sử sách Trung Quốc kể lại về những nhân vật đã tu luyện đắc Đạo, sau hàng chục năm thiền định, thân thể đã biến thành vật chất bất hoại.

Trong khi đó, những nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công về Chân, Thiện, Nhẫn, luôn được nhắc đến trong ghi chép của những nhà hiền triết và giới tri thức Trung Quốc suốt từ những thế kỷ đầu.

Cách tu luyện bản thân của nó có nhiều điểm giống với những điều thuyết giảng trong Đạo giáo và Phật giáo Trung Quốc, và nó cũng hướng tới một thế giới khác – mong muốn sống hài hòa với vũ trụ thông qua giữ gìn đạo đức, chuyển hóa thân thể, và đào sâu tìm hiểu về tinh thần. Nói tóm lại, Pháp Luân Công hoàn toàn là văn hóa Trung Quốc.

Đồng cảm

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Pháp Luân Công lỗi thời trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Ngược lại, nó rất phù hợp.

Chủ nghĩa tiêu dùng từ lâu đã thế chỗ những tư tưởng của Nho giáo về cuộc sống giản dị và nhẫn nại. Đối với số đông, hy vọng về sự nghiệp sáng lạn có sức quyến rũ mạnh hơn sự giác ngộ cao quý.

Tuy vậy, Pháp Luân Công vẫn chứng tỏ sự phổ biến đáng kinh ngạc đối với người dân Trung Quốc hiện đại, được minh chứng bằng sự phát triển bùng nổ của nó trong những năm 90 ở Trung Quốc: chỉ trong bảy năm, đã có 100 triệu người theo tập.

Pháp Luân Công có gì đó khiến người dân ở khắp mọi nơi, thuộc mọi tầng lớp, tìm được sự đồng cảm. Thông thường nhóm tập ngoài công viên buổi sáng (Pháp Luân Công thường được tập ở ngoài trời) ở Trung Quốc có từ sinh viên, giảng viên đại học, cho đến người giúp việc, nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, và người cao tuổi.

Nó không chỉ là một môn tập thông thường, mà còn truyền cảm hứng cho người ta. Người tập tự tổ chức những buổi gặp gỡ ở công viên hay ở nhà, và trở thành một cộng đồng tự phát, không gò bó.

Điều này không chỉ đúng ở Trung Quốc, mà còn trên khắp thế giới và đối với người Trung Quốc ở khắp mọi nơi.

Hồi sinh

Sâu thẳm trong tâm hồn người Trung Quốc, Pháp Luân Công rất quen thuộc. Nó thực sự [mang màu sắc] Trung Quốc, trong bối cảnh hầu hết những thứ khác ở đất nước này đều không còn như vậy.

Đặc biệt là học thuyết của ĐCS.

Pháp Luân Công đã mang đến một cách sống khác cho người Trung Quốc. Một cách sống lấy gốc rễ từ những giá trị cao quý nhất từ thời xưa – ví dụ như Chân, Thiện, Nhẫn – và được củng cố bởi những trí tuệ được tích lũy qua hàng thế kỷ.

Còn những bài tập thân thể mang đến cho con người hiện đại một giải pháp hiệu quả chống lại stress và ảnh hưởng xấu của cuộc sống có quá nhiều thứ độc hại xung quanh.
Nhưng quan trọng nhất, nó đã khiến cho những giá trị, và cách sống này có sức thuyết phục hơn – không hề gây trở ngại gì đối với quan niệm và cách sống hiện đại, điều này có thể thấy được qua sự phát triển mạnh mẽ của Pháp Luân Công.

Để làm được điều này, Pháp Luân Công đã thay đổi hoàn toàn quan niệm thế nào là sống như một người “Trung Quốc” [thật sự] trong thiên niên kỷ mới này, mở ra cách để sống luôn nhìn về phía trước nhưng vẫn có gốc rễ ở sức mạnh của văn hóa truyền thống.

Nói ngắn gọn, Pháp Luân Công, đã làm hồi sinh một nền văn hóa – lấy lại những gì chế độ Cộng sản đã tìm cách tiêu hủy. Đây là một cơ hội tốt không nên bỏ lỡ.

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x