Tình cờ phát hiện hóa chất gây ung thư Glyphosate trong gạc vô trùng
Theo một nghiên cứu của Đại học La Plata Argentina thuộc Không gian Tương tác Xã hội – Môi trường (EMISA) thì 100% bông nguyên liệu, cũng như các bông gạc vô trùng, khăn lau, băng gạc và băng vệ sinh phụ nữ có chứa thuốc diệt cỏ glyphosate, hóa chất độc hại rất có khả năng gây ung thư.
Hóa chất glyphosate độc hại của Monsanto được sử dụng trong sản xuất bông đã được phát hiện và đăng tải trong nhiều bài báo về sức khoẻ. Hóa chất này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thuốc diệt cỏ và được sử dụng từ những năm 1970 trong nông nghiệp thông thường. WHO đã xếp glyphosate là hóa chất “rất có khả năng gây ung thư”.
Theo một nghiên cứu của Đại học La Plata Argentina thuộc Không gian Tương tác Xã hội – Môi trường (EMISA) thì 100% bông nguyên liệu, cũng như các bông gạc vô trùng chứa thuốc diệt cỏ glyphosate hoặc AMPA, là sản phẩm phân hủy của nó, đối với bệnh phẩm, khăn lau, băng gạc và băng vệ sinh phụ nữ cũng đã được phát hiện có chứa glyphosate và AMPA.
Lượng độc tố đáng kể trong các sản phẩm vệ sinh
“85% các mẫu đã được kiểm nghiệm cho kết quả dương tính với glyphosate và 62% với AMPA, là sản phẩm phân hủy của glyphosate trong môi trường; nhưng trong trường hợp của bông và bông gạc vô trùng, con số này là 100%”, Tiến sĩ Damian Marino của EMISA cho biết.
Ông còn nói: “Trong điều kiện cô đặc, chúng tôi thấy rằng trong nguyên liệu bông thì có nhiều AMPA hơn hẳn (39 ppb, trong khi chỉ có 13 ppb glyphosate), trong khi gạc cotton hoàn toàn không có AMPA nhưng lại chứa 17 ppb glyphosate”. (ppb = parts per trillion – một phần nghìn tỷ khối lượng)
“Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy một vấn đề rất nghiêm trọng khi ta sử dụng bông hoặc gạc để xử lý vết thương hoặc sử dụng cho mục đích vệ sinh cá nhân. Người ta nghĩ dùng nó vào mục đích tiệt trùng nhưng kết quả cho thấy ta đang tiếp xúc với các chất có khả năng gây ung thư”, chuyên gia đầu ngành, Tiến sĩ Medardo Avila Vazquez giải thích các sau khi kết quả được công bố tại Buenos Aires.
Tiến sĩ Avila Vazquez nói tiếp: “Hầu hết lượng bông sản xuất trong nước là loại cây biến đổi gen có khả năng kháng thuốc diệt cỏ glyphosate. Cây bông được phun thuốc khi các chồi được nở ra, glyphosate sau đó ngưng tụ lại và đi trực tiếp vào sản phẩm”.
Glyphosate được phát hiện một cách tình cờ trong bông gạc
Tiến sĩ Marino tiết lộ rằng cuộc điều tra này không phải là mục tiêu ban đầu của nhóm nghiên cứu của ông: “Chúng tôi muốn xác định độ phát tán của glyphosate trong các ứng dụng phun, nghĩa là, hóa chất phát tán bao xa tới các đối tượng khi nó được phun”.
Để hoàn tất cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp nghiên cứu gọi là “tương phản” sạch cho ứng dụng phun và quyết định sử dụng gạc vô trùng (dùng cho mục đích y tế) làm vật “sạch” cho thí nghiệm này. “Vì vậy, chúng tôi đã đi mua gạc vô trùng, đưa vào phân tích và rồi một bất ngờ lớn: Chúng tôi tìm thấy glyphosate! Suy nghĩ đầu tiên của chúng tôi là chúng tôi đã sai ở đâu đó, chúng tôi đã ném đi mọi thứ và mua gạc mới, lại phân tích một lần nữa và lại thấy kết quả như trước”.
Vào tháng 3/2015, Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC), một bộ phận của WHO, đã thay đổi sự phân loại của năm loại thuốc trừ sâu, trong đó bao gồm thuốc diệt cỏ glyphosate, từ “chất có thể gây ung thư” đến “chất rất có khả năng gây ung thư“.
Theo Vietdaikynguyen.com